【trận đấu rayo vallecano】Tháng 3 cạn nguyên liệu, lo sản xuất công nghiệp “đóng băng”
Loạt dự án “khủng” hoạt động thúc đẩy sản xuất công nghiệp | |
Sản xuất công nghiệp tháng 11 tăng 5,4%, thấp nhất từ đầu năm | |
Sản xuất công nghiệp “thăng hoa", tự tin về đích |
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì cuộc họp |
Ảnh hưởng nhất là ngành điện, điện tử
Thông tin tại cuộc họp đánh giá tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) đến các ngành sản xuất của Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức chiều nay 26/2, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) Trương Thanh Hoài cho biết: Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc và các quốc gia khác đang chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh như Hàn Quốc, Nhật Bản để phục vụ sản xuất.
Trong đó, ngành điện, điện tử của Việt Nam là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Năm 2019, Việt Nam nhập khoảnh 40 tỷ USD các mặt hàng linh kiện điện tử từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, các doanh nghiệp điện tử chỉ còn đủ nguyên liệu phục vụ cho sàn xuất đến khoảng giữa hoặc cuối tháng 3/2020.
Tương tự, đa số các doanh nghiệp dệt may và da giày chỉ dự trữ nguyên phụ liệu đến đầu tháng 3/2020 hoặc đầu tháng 4/2020. Do đó, khả năng nhiều doanh nghiệp trong ngành phải tạm ngừng sản xuất là rất lớn.
Với ngành sản xuất lắp ráp ô tô câu chuyện cũng không khả quan hơn. Năm 2019, ngành này nhập khẩu gần 4 tỷ USD phụ tùng linh kiện, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc là 0,7 tỷ USD, Hàn Quốc là 1,14 tỷ USD... Dự kiến, đến cuối quý I/2020, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ việc thiếu hụt nguồn linh kiện phục vụ sản xuất.
"Trong trường hợp phải tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất do thiếu hụt nguồn nguyên phụ liệu và linh kiện đầu vào, các doanh nghiệp sẽ phải chịu rất nhiều chi phí phát sinh như chi phí vốn vay ngân hàng, duy tu bảo trì máy móc trong quá trình tạm ngưng sản xuất, chi phí trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động", ông Trương Thanh Hoài nhấn mạnh.
Lãnh đạo Cục Công nghiệp thông tin thêm: Cùng với việc thiếu nguyên liệu thì thị trường tiêu thụ cũng là vấn đề lo ngại của nhiều doanh nghiệp.
Trung Quốc cũng như một số quốc gia đang bùng phát dịch bệnh khác như Hàn Quốc, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ lớn đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, túi xách, máy vi tính... Vì vậy, ảnh hưởng của dịch bệnh cũng sẽ tác động đến kim ngạch xuất khẩu và thị trường tiêu thụ ngoài nước của các ngành hàng trên.
Không làm trầm trọng hóa tình hình
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất các hàng hoá trung gian cho các ngành công nghiệp thế giới, đồng thời là thị trường tiêu thụ lớn của rất nhiều ngành hàng đa quốc gia. Do đó, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc dự kiến sẽ tác động lớn đến các ngành sản xuất, vận tải, logistics, phân phối, dịch vụ trên toàn thế giới chứ không chỉ Việt Nam.
Tiếp theo, tình hình diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp bên ngoài Trung Quốc, dự kiến sẽ khiến kinh tế thế giới có thể bị ảnh hưởng nặng hơn như việc Hàn Quốc, Nhật Bản đã bùng phát dịch bệnh và châu Âu, châu Mỹ phát hiện một số trường hợp dương tính với virus trong thời gian gần đây.
“Diễn biến của dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, các thị trường quan trọng của Việt Nam đều đang chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh. Song tôi cho rằng không làm bi đát, trầm trọng hóa tình hình. Chúng ta cần đánh giá kỹ lưỡng tác động của dịch để có thể đưa ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả, khả thi. Một số ngành chủ lực hiện nay bị tác động ngay là dệt may, da giày, công nghiệp điện tử, công nghiệp chế biến chế tạo; thị trường trong nước cũng chịu tác động mạnh”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, nhiều ý kiến cho rằng trước mắt Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương liên quan làm việc với chính quyền các tỉnh, địa phương của Trung Quốc cũng như cấp Trung ương Trung Quốc trong việc xem xét áp dụng hợp lý các biện pháp kiểm soát biên giới có giới hạn trong việc phòng ngừa dịch bệnh để bảo đảm nguồn nguyên phụ liệu, linh phụ kiện đầu vào sản xuất cho các doanh nghiệp công nghiệp trong nước.
Cùng với đó, cần có các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các nguyên phụ liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp như dệt may, da giày (là các ngành phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu) tăng cường sản xuất để đáp ứng một phần nhu cầu nội địa...
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các chỉ tiêu tăng trưởng của công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tình hình khống chế dịch Covid-19. Cụ thể, trong trường hợp dịch bệnh kết thúc trong Quý I/2020, dự kiến giá trị gia tăng ngành công nghiệp Quý I/2020 chỉ tăng 5,18% so với cùng kỳ 2019 (Quý I/2019 và Quý I/2018 tăng lần lượt 9% và 10,45%); trong đó, ngành chế biến, chế tạo – là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngành công nghiệp chỉ tăng 6,28% trong Quý I. Trường hợp dịch bệnh kết thúc cuối Quý II/2020, dự kiến giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trong Quý II/2020 tăng 5,33% so với cùng kỳ 2019 (Quý I/2019 và Quý I/2018 tăng lần lượt là 9,24% và 8,34%); trong đó, ngành chế biến, chế tạo chỉ tăng 6,23% trong Quý II. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Đáp án môn Tiếng Anh mã đề 405 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Chủ tịch huyện ký quyết định cho cựu chủ tịch bị cách chức nghỉ hưu trước tuổi
- ·Đại tá Huỳnh Thới An làm Cục phó Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
- ·Thủ tướng cấp bằng Tổ quốc ghi công cho liệt sĩ, phi công Trần Ngọc Duy
- ·Bộ GTVT nói gì về việc sử dụng xe 3, 4 bánh chạy năng lượng điện
- ·Xe cứu hỏa không qua được hầm chui, cử tri kiến nghị Bộ GTVT có giải pháp
- ·7 ngày cảnh sát Việt Nam nỗ lực cứu nạn sau động đất lịch sử ở Thổ Nhĩ Kỳ
- ·Vụ tai nạn 8 người chết: Xe khách chạy quá tốc độ, chở vượt số người quy định
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi đoàn kết để chiến thắng đại dịch
- ·Hàng loạt cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, xe gặp sự cố là ùn tắc
- ·Bạo loạn Hà Tĩnh: Chính phủ và lực lượng công an không hề chậm chạp
- ·Quyền Chủ tịch nước truy tặng huân chương cho phi công Trần Ngọc Duy
- ·Vụ tai nạn 3 người chết, lái xe chở gạch đỗ bên đường có trách nhiệm liên đới?
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 3 lần mức kịch khung, vật ngã CSGT
- ·Hiệp định CPTPP: Hành trình đi tìm lợi ích riêng
- ·7 ngày cảnh sát Việt Nam nỗ lực cứu nạn sau động đất lịch sử ở Thổ Nhĩ Kỳ
- ·CSGT Đắk Nông phát nước uống, bánh mì cho người dân trở lại sau Tết
- ·Loạt lãnh đạo, nhân viên bị bắt, Trung tâm Đăng kiểm 47
- ·Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo làm rõ vụ chôn lấp trái phép chất thải tại Sóc Sơn
- ·Kiểm tra nồng độ cồn ở Hà Nội, dừng 400 xe mới phát hiện một người vi phạm