【kqbd áo】Thủ tướng: Không chấp nhận có tiền mà không tiêu được, cứ chịu nghèo mãi
Không "đá quả bóng" từ tỉnh lên Trung ương
Phát biểu mở đầu hội nghị,ủtướngKhôngchấpnhậncótiềnmàkhôngtiêuđượccứchịunghèomãkqbd áo Thủ tướng cho biết, đến nay, giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước đạt trên 60%, là mức cao nhất từ trước đến nay. Giải ngân ODA cũng có chuyển biến, nhưng tỉ lệ còn thấp.
Vì vậy, Thủ tướng đề nghị làm rõ nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng giải ngân vốn thấp như vậy, cơ quan nào gây khó khăn, phiền hà cho thủ tục ODA thì phải nói rõ...
Đồng thời nêu rõ giải pháp, thẩm quyền của người nào, cơ quan nào, ban quản lý nào thì phải tự giải quyết, “không đá quả bóng” từ tỉnh lên Trung ương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
“Phải xắn tay vào cuộc, phải quyết chí trong lãnh đạo, phấn đấu đến cuối năm đạt được tỉ lệ giải ngân cao hơn nữa. Địa phương nào không làm được thì báo cáo Thủ tướng điều chuyển vốn, cắt vốn, thậm chí sang năm 2021, 2022 không bố trí vốn nữa. Phải có chế tài mạnh mẽ”, Thủ tướng lưu ý.
Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài (ODA) đến ngày 31/10 đạt 18.089 tỷ đồng, bằng 30,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Mức giải ngân ODA đã tăng từ 21,26% trong 8 tháng lên 30,15% trong 10 tháng, cao hơn cùng kỳ năm 2019. Nếu tính theo số vốn kế hoạch năm 2020 đã điều chỉnh thì mức giải ngân này đạt trên 35%.
Theo Bộ trưởng KH-ĐT, do hầu hết hoạt động của các dự án ODA gắn với yếu tố nước ngoài nên tiến độ thực hiện chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 từ khâu nhập máy móc, thiết bị đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn, giám sát…
Ví dụ như dự án đường sắt đô thị TP.HCM tuyến Bến Thành - Suối Tiên có trên 100 chuyên gia nước ngoài không đến được Việt Nam theo đúng kế hoạch, việc nhập khẩu thiết bị cho dự án cũng bị ảnh hưởng.
Ông Dũng đề nghị hàng loạt vấn đề để tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn ODA nói riêng. Trong đó, Chính phủ cần ban hành chính sách đặc thù cho phép chuyên gia, tư vấn nhập cảnh với các điều kiện như áp dụng với các chuyên gia nhập cảnh ngắn hạn; có cơ chế tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu vật tư, trang thiết bị của các dự án sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi các nhà tài trợ nước ngoài.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan |
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, TP.HCM đang triển khai thực hiện 9 dự án ODA, 6 dự án nhóm A, 3 dự án nhóm B với tổng vốn 123.000 tỷ đồng và đã phân bổ vốn 100% dự toán.
Về giải ngân vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương, TP.HCM đã phân bổ chi tiết 5.044 tỷ đồng cho 6 dự án, đến 23/10 đã giải ngân 1.510 tỷ đồng, đạt 30% kế hoạch được giao. Dự kiến sẽ giải ngân trong năm nay là 2.058 tỷ đồng, 40,8% so kế hoạch.
Theo ông Hoan, tỉ lệ giải ngân vốn ODA thấp hơn so với vốn đầu tư công chung của thành phố. Lý do, kế hoạch vốn ODA cấp phát từ Trung ương cho 2 dự án metro chậm giải ngân vì vướng mắc về tỷ giá giữa đồng Yên với đồng Việt Nam.
TP đã báo cáo Thủ tướng việc này, sau khi có kết luận của Thủ tướng, Bộ KH-ĐT có hướng dẫn điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án bằng tiền Đồng để sát với tỷ giá hiện nay.
Ngoài ra còn vướng mắc về thủ tục, xử lý các tình huống trong đấu thầu do khác biệt giữa quy định của Việt Nam với nhà thầu nên ảnh hưởng đến tiến độ...
Phó Chủ tịch TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ KH-ĐT sớm xác định giá trị vốn ODA cấp phát từ Trung ương bằng tiền Đồng cho 2 dự án Metro. Nếu giải ngân được thì tỉ lệ giải ngân của TP đạt 80%, nếu không kịp trong năm nay thì được phép chuyển sang năm tiếp theo.
Ngoài TP.HCM, nhiều tỉnh thành khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Định... và nhiều bộ ngành cũng báo cáo rõ với Thủ tướng về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Chấm dứt tình trạng ghi danh mục không không có dự án
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, từ đây đến cuối năm nguồn vốn chưa giải ngân còn rất lớn. Vì vậy, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ở từng dự án để đạt con số cao nhất.
“Chỉ khi nào quyết tâm đưa ra mục tiêu cụ thể thì mới làm được. Bí thư, chủ tịch không đi kiểm tra đôn đốc thì làm sao có chuyển biến được”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng nhắc nhở tâm lý ngại giải ngân nhiều lần và yêu cầu: “Có khối lượng bao nhiêu, giải ngân bấy nhiêu, không để tình trạng “dồn cục” lại.
Hội nghị về giải ngân vốn đầu tư công vào sáng 29/10 |
“Các nhà đầu tư, nhà thầu phải đi đi lại lại khổ lắm, người ta phản ảnh với chúng tôi nhiều lắm”, Thủ tướng yêu cầu phải rà lại nguyên nhân giải ngân chậm và xem “các đồng chí đã vào cuộc quyết liệt chưa?".
Người đứng đầu Chính phủ thẳng thắn chỉ ra thực tế, vừa rồi đại hội các tỉnh thành nên nhiều người ì lại, sợ đụng chạm, đơn thư. Bây giờ Đại hội xong rồi thì phải làm quyết liệt hơn, các đồng chí phải thúc đẩy để làm.
“ODA là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Trong khi trần nợ công của chúng ta còn thấp, đất nước đang thiếu nguồn vốn phát triển rất nghiêm trọng, nguồn lực ODA là trách nhiệm các bộ ngành trong việc tìm nguồn để phát triển đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ ngành tiếp tục hoàn chỉnh khung pháp lý, làm rõ lộ trình cách làm ODA thuận lợi, bài bản, thống nhất hơn. Từ đó có kế hoạch ODA trung hạn 5 năm.
"Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch tỉnh thực hiện quyết liệt, động bộ, chấm dứt tình trạng ghi danh mục không không có dự án”, Thủ tướng lưu ý, các bộ ngành, địa phương phải coi đây là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm trong năm 2020 để nâng cao tinh thần, thái độ, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ.
“Đặc biệt là cán bộ ở vị trí thực thi chính sách, chấm dứt tình trạng trì trệ, sợ trách nhiệm tâm lý nhiệm kỳ, quan liêu nhũng nhiễu”, Thủ tướng yêu cầu phải cách chức, xử lý những cán bộ chây ì.
Cuối cùng, người đứng đầu Chính phủ chốt lại: "Không chấp nhận tình trạng có vốn, có tiền mà không tiêu được, không phát triển được, cứ chịu nghèo mãi. Đó là nghịch lý, là sự yếu kém trong quản lý, phải kiên quyết thay đổi”.
Kết quả giải ngân vốn ngân sách nhà nước năm 2020: Giải ngân hơn 321.500 tỷ đạt 68,3% kế hoạch. Có 13 bộ ngành và 21 địa phương giải ngân trên 70%; 14 bộ ngành và 6 địa phương giải ngân dưới 45%, trong đó 8 bộ ngành và 1 địa phương giải ngân dưới 20%. Dự án cao tốc Bắc - Nam và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ cơ bản đáp ứng tiến độ. Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành lũy kế giải ngân đến nay đạt 20,4% kế hoạch, ở mức rất thấp, khả năng hoàn thành rất khó khăn. |
Thu Hằng
Thủ tướng mời 45 ủy viên T.Ư tìm "thuốc" trị bệnh ì ạch giải ngân vốn đầu tư công
Sáng nay (16/7), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp thường trực Chính phủ với các địa phương về đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2020.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- ·Long An: Giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 62%
- ·Xây dựng cơ chế, chính sách nâng cao chế độ đãi ngộ với đội ngũ y tế
- ·Khai mạc Hội thi tìm hiểu Chương trình 50 của Tỉnh ủy
- ·Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
- ·Sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đạt nhiều kết quả quan trọng
- ·Tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác thiên tai
- ·Đại hội XI Công đoàn tỉnh thành công tốt đẹp
- ·Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- ·200 đại biểu dự Hội nghị tuyên truyền các quy định của pháp luật lao động
- ·Chuyên Gia AI
- ·Phát huy vai trò nòng cốt của đảng viên
- ·Đồng chí Nguyễn Thanh Nhàn chúc tết Hội đồng hương Kiên Giang tại TP. Hồ Chí Minh
- ·Tòa án nhân dân tỉnh Trao các quyết định cán bộ
- ·Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- ·Tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế số
- ·Từ ngày 21
- ·Trao quà, hỗ trợ sinh kế trị giá 100 triệu đồng cho ngư dân nghèo, khó khăn
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Đại hội Đại biểu Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2022