【lịch sử đối đầu giữa】Có nên bi quan khi thí sinh “sợ” thi tốt nghiệp Sử ?
Người học Toán đi viết…Sử
GS.TSKH Vũ Minh Giang từng là Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội. Ông nguyên là học sinh chuyên Toán của trường Thái Phiên,sợlịch sử đối đầu giữa Hải Phòng. Sau khi học ĐH ngành Toán, ông lại được phân công dạy môn…Lịch sử.
Nhưng cũng như những người thầy giỏi Toán của mình, GS Vũ Minh Giang vẫn chấp hành sự phân công của tổ chức và tìm được niềm đam mê ở môn khoa học xã hội này.
Có ít thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp lịch sử, có nên bi quan ?
Nên ngày nay, người ta mới thấy một nhà khoa học thành công, có nhiều ý kiến đánh giá sắc sảo về các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
Cũng như GS Vũ Minh Giang, nhiều người học các ngành kỹ thuật, tự nhiên, luật, kinh tế…cũng không phải là những người “vùi đầu” vào các cuốn sách giáo khoa lịch sử thời phổ thông. Nhưng sau này, do yêu thích và muốn tìm hiểu về dân tộc, họ lại tìm hiểu các nguồn thông tin khác và biết đến nhiều chi tiết hơn về các giai đoạn xa xưa của đất nước.
Chương trình “Giai điệu tự hào” của VTV cũng cho người ta một góc nhìn về vị trí thiêng liêng của lịch sử trong tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi một năm tháng qua đi, lịch sử lại được thêm những góc nhìn mới. Thế nên, sẽ không quá vô lý khi ai đó đánh giá: học lịch sử là học cả đời và không thể gượng ép.
Nếu tất cả bị ép thi Sử…
Giả sử “kịch bản” của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được thay đổi. Đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt tất cả thi sinh phải thi môn xã hội này.
Rồi thi xong sẽ sao? Sẽ có bao nhiêu thứ đọng lại trong đầu các cô cậu còn trẻ, khi bị bắt học thuộc lòng ngày tháng, số quân giặc mà ta giết chết, số lính Mỹ tham gia trận đánh…
Khi cách dạy và cách ra đề thi còn xơ cứng thì khó khơi dậy được tình yêu chân thành của người học. Lúc đó, lịch sử trở thành môn đáng ghét hơn là đáng yêu.
Phải thay đổi cách viết sử, dạy sử và thi sử. Phải khiến học sinh học môn đó cảm thấy nhẹ nhàng, tự nhiên…
Nhưng đương nhiên, vì nhiều lý do, có những vấn đề trình bày trong môn Sử cần phải tuân theo những quy định, định hướng…phù hợp với xã hội ta. Bởi thế, yêu cầu có những cuốn sách giáo khoa mà ai cũng thích không hề đơn giản.
Thế nên, nếu ngay mai các em học sinh hầu hết “nói không” với môn Sử, hãy đừng coi đó là thảm họa. Mà hãy lấy đó làm lời nhắc nhở, để công cuộc cải cách lần này cần chạm đến những nguyên lý gốc gác của Giáo dục, để hướng đến học tập suốt đời, dạy cho con người biết cách tìm kiếm và sẻ chia thông tin…
Hoàng Lan
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thị trường máy lọc nước ion kiềm: Loạn quảng cáo, mù mờ chất lượng?
- ·KDL Quốc tế Đồi Rồng nỗ lực bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững
- ·Mẹo đi xe đạp điện đúng cách trong những ngày mưa
- ·Lợi ích tuyệt vời mà xe máy điện mang lại cho người dùng
- ·Tạm giữ nhiệt kế điện tử do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ
- ·Vietnam Airlines phát động chiến dịch 'Bay nhẹ tới Côn Đảo'
- ·Chủ tịch Hiệp hội Cảng biển ASEAN: Cảng không xanh hóa
- ·Trường công đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn xanh quốc tế, xây hết 100 tỷ đồng
- ·Phát hiện benzen trong 78 sản phẩm kem chống nắng
- ·Việt Nam và Nhật Bản thúc đẩy triển khai Cơ chế tín chỉ chung JCM
- ·Phát hiện 5000 sản phẩm giả mạo thương hiệu “Nhựa Tiền Phong”
- ·Tesla hé lộ công nghệ sạc ô tô điện không dây
- ·Tác động của bao bì nhựa đến môi trường
- ·Một đơn vị xử lý rác ở Phú Thọ xả khí thải gấp 23 lần mức cho phép
- ·'Thủ phạm' khiến ô tô dễ cháy vào mùa hè ít tài xế biết
- ·KDL Quốc tế Đồi Rồng nỗ lực bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững
- ·Ströman Việt Nam lọt Top 20 thương hiệu xanh thân thiện với môi trường 2024
- ·Ngành thủy sản và chăn nuôi ‘căng mình’ với kinh tế xanh
- ·Phát hiện nhiều mảnh kim loại trong sản phẩm, Burger Pacific Salmon bị thu hồi
- ·Xe hybrid phát thải gấp 5 lần xe điện