【bxh bđ tbn】Đề xuất áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024
Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội tạo dựng phong cách hội nhập chuyên nghiệp Xây dựng giải pháp ưu đãi mới trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Đề xuất và khuyến nghị cải cách chính sách |
Tiếp tục Phiên họp thứ 26,Đềxuấtápdụngthuếtốithiểutoàncầutừngàbxh bđ tbn sáng 28/9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc |
Thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình của Chính phủ nêu rõ sự cần thiết ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Theo đó, ngày 9/7/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã thống nhất về nguyên tắc giải pháp hai trụ cột nhằm giải quyết các thách thức về thuế phát sinh trong quá trình số hóa nền kinh tế, bao gồm: Trụ cột thứ nhất, phân bổ thuế đối với hoạt động kinh doanh dựa trên kỹ thuật số. Trụ cột thứ hai, đặt ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia.
Ngày 16/12/2022, Diễn đàn hợp tác toàn cầu về BEPS đã công bố có 138 nước đồng thuận đối với nội dung về Khung giải pháp hai trụ cột nêu trên. Việt Nam là thành viên thứ 100 của BEPS và không có ý kiến bảo lưu về nội dung này, nên là một trong những nước đồng thuận.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, thuế tối thiểu toàn cầu có bản chất là thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung và các nước cần quy định trong hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp.
Việc áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới, cụ thể như: Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung; Tăng cường hội nhập quốc tế; Giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận.
Dự án Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu gồm 9 Điều. "Dự thảo Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024 cho đến ngày Nghị quyết này được thay thế bởi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) có hiệu lực thi hành"- Bộ trưởng nêu.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, các quy định về việc áp dụng Thuế Tối thiểu toàn cầu gọi tắt là quy định GloBE được OECD đề xuất và bắt đầu áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024. Hiện nhiều nước đã nội luật hoá các quy định này để áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh |
Nếu Việt Nam không nội luật hoá các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu, thì các nước xuất khẩu vốn đầu tư sẽ được thu khoản thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung (cho đủ mức 15%) đối với các công ty đa quốc gia có dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang được hưởng mức thuế suất thực tế dưới 15%.
Vì vậy, để bảo đảm giữ quyền đánh thuế của Việt Nam, Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách nhất trí cần ban hành văn bản pháp lý để tạo cơ sở cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuộc diện điều chỉnh của GloBE có thể kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung và yên tâm về môi trường pháp lý tại Việt Nam.
Trong bối cảnh Chính phủ chưa triển khai kế hoạch sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để quy định vào Luật các nội dung liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách nhất trí cần tạm thời ban hành Nghị quyết (thí điểm) của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu của OECD trước khi tiến hành sửa Luật.
Đồng thời, đề nghị Chính phủ báo cáo rõ kế hoạch, thời gian sửa đổi, bổ sung Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp và dự kiến về thời gian hiệu lực thi hành để bảo đảm các nội dung về thuế phải được quy định một cách thống nhất trong Luật.
Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ về mục tiêu, quan điểm xây dựng Nghị quyết trong việc bảo đảm quyền đánh thuế của Việt Nam phù hợp với thông lệ và xu thế thuế quốc tế đang được các nước triển khai và đáp ứng yêu cầu của một số tập đoàn đầu tư nước ngoài lớn đang hoạt động và muốn được kê khai nộp thuế tối thiểu toàn cầu bổ sung tại Việt Nam, áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024.
Đối với quan điểm đề nghị tiếp tục duy trì các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, Thường trực Uỷ ban Tài chính ngân sách cho rằng, việc ban hành Nghị quyết mới chỉ đáp ứng được yêu cầu đặt ra trước mắt, mang tính “tạm thời” (để có cơ chế áp dụng ngay với kỳ tính thuế 2024), khi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn chưa được sửa đổi một cách tổng thể.
"Hệ thống ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ không còn phát huy tác dụng và phù hợp với bối cảnh thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu"- ông Lê Quang Mạnh cho hay
Vì vậy, khi tiến hành sửa đổi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, đồng thời với việc luật hoá các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu quy định trong Nghị quyết này thì hệ thống chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành cần phải được đánh giá và hoàn thiện lại một cách tổng thể, phù hợp với bối cảnh và tình hình mới, áp dụng thống nhất với các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, các nhà đầu tư hiện tại cũng như các nhà đầu tư trong tương lai.
(责任编辑:World Cup)
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 6/2018
- ·Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi: Nhà đầu tư lo ngại bị tước quyền điều hành nhà trường
- ·Cục Hàng không cảnh báo một loạt hãng bay không tuân thủ đúng giờ bay
- ·Vạch trần thủ đoạn lừa trúng thưởng điện thoại iPhone trên mạng
- ·Cho con theo định cư có cần chồng cũ đồng ý?
- ·Bài cuối: Cần sự chung tay và chế tài đủ mạnh
- ·Nỗi lòng người đi bộ
- ·Tản mạn triết lý hoa sen
- ·Ngôi nhà tình thương cho những số phận bất hạnh ở Hà Nội
- ·TPHCM không sử dụng tiền mặt thanh toán học phí, viện phí, tiền điện…
- ·Nhờ có bạn đọc báo VietNamNet, em Ngô Thanh Vân có thêm cơ hội chữa bệnh
- ·Đại học Tài chính Marketing hỗ trợ 100% học phí nếu sinh viên có cha, mẹ mất vì Covid
- ·Triển khai Nghị quyết 02/NQ
- ·Dự báo lạm phát năm 2022 từ 2
- ·Mặt nạ rơi
- ·Cần Thơ: Hết tháng 6/2022, địa phương, đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp sẽ bị kiểm điểm
- ·Một số vấn đề địa phương cần lưu ý khi giao dự toán chi đầu tư phát triển
- ·KBNN TP. Hồ Chí Minh: Lan tỏa các phong trào thi đua yêu nước
- ·Lấy vợ mới vẫn qua lại với vợ cũ có phải là ngoại tình?
- ·Trung Quốc là đối tác nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam