【kết quả bundesliga mới nhất】Đã hoàn thiện Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi thực hiện CPTPP
Phát triển dịch vụ phụ trợ bảo hiểm Việt Nam phù hợp với các Hiệp định chung | |
Bộ Tài chính có kế hoạch riêng để triển khai CPTPP | |
Nội luật hóa các cam kết về xuất xứ trong CPTPP vào Thông tư sửa Thông tư 38 | |
Ban hành 5 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thực hiện FTAs |
65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Ảnh: ST. |
Xóa bỏ gần 100% số dòng thuế NK
Theo ông Vũ Nhữ Thăng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính, dự thảo Nghị định đã được tiếp thu, hoàn thiện để trình Chính phủ sau khi lấy ý kiến rộng rãi. Qua lấy ý kiến, có 45 ý kiến nhất trí hoàn toàn, 13 ý kiến được Bộ Tài chính tiếp thu và 10 ý kiến giải trình.
Về cam kết thuế XK trong CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế XK đối với phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế XK, cơ bản theo lộ trình từ 5 - 15 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Một số nhóm mặt hàng quan trọng như than đá, dầu mỏ và một số loại quặng, khoáng sản (khoảng 70 mặt hàng) được tiếp tục duy trì thuế XK.
Về cam kết thuế NK, Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế. Theo đó: 65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực; 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại cam kết xóa bỏ thuế NK đối với lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.
Để triển khai thực hiện cam kết về thuế XK, thuế NK của Việt Nam theo Hiệp định CPTPP, Bộ Tài chính xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định về biểu thuế XK, biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo từng giai đoạn, trước mắt là cho giai đoạn từ ngày 14/1/2019 đến hết ngày 31/12/2022.
Thêm mặt hàng là vi phạm cam kết
Trong bản giải trình, tiếp thu, Bộ Tài chính đã tiếp thu các ý kiến liên quan đến hoàn chỉnh thể thức văn bản; bổ sung, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu và rà soát các mức thuế suất thuế NK theo đúng lộ trình đã cam kết của Việt Nam tại Hiệp định.
Với đề xuất liên quan đến việc bổ sung một số mặt hàng khoáng sản vào Biểu thuế XK với mức thuế suất ưu đãi là 2% và điều chỉnh thuế XK một số mặt hàng vàng trang sức, mỹ nghệ xuống 0%..., Bộ Tài chính cho hay, quy định tại Hiệp định CPTPP, Việt Nam không được áp dụng thuế XK đối với mặt hàng không có trong biểu cam kết về thuế XK. Các mặt hàng khoáng sản (oxit nhôm và hydroxit nhôm thuộc nhóm 2818) không nằm trong biểu cam kết về thuế XK của Việt Nam, việc đưa thêm mặt hàng vào Biểu thuế XK ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP là vi phạm cam kết. Đối với mặt hàng vàng, các mặt hàng trong Biểu thuế XK ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP được thực hiện theo đúng cam kết trong Hiệp định, trong đó, mặt hàng vàng trang sức, mỹ nghệ thuộc nhóm 71113.19 có thuế suất cam kết là 2%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp XK các mặt hàng trên vẫn được áp dụng mức thuế suất theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP là 0% và không phải bổ sung hồ sơ theo quy định của Nghị định ban hành Biểu thuế thực hiện CPTPP.
Với các quy định chung về các Biểu thuế, có ý kiến đề nghị nên cho phép áp dụng chung Biểu thuế cho tất cả các nước thành viên CPTPP. Đối với 6 nước Hiệp định đã có hiệu lực thì Nghị định sẽ quy định để đảm bảo hiệu lực với nhóm nước đó từ ngày 14/1/2019. Đối với 4 nước còn lại, Nghị định có hiệu lực tại thời điểm Hiệp định có hiệu lực đối với nước đó, đồng thời đề nghị giao Bộ Tài chính thông báo việc áp dụng Nghị định này đối với hàng hóa NK từ các nước mà Hiệp định mới có hiệu lực. Về đề xuất này, Bộ Tài chính cho rằng, quy định như trên là không phù hợp bởi vì khi Hiệp định có hiệu lực với một nước thành viên, theo quy định tại phụ lục 2D của Hiệp định CPTPP, Việt Nam và nước thành viên đó sẽ phải trao đổi về lộ trình cắt giảm thuế quan mà hai nước sẽ áp dụng cho nhau.
Về đề xuất, giao Bộ Tài chính thông báo việc áp dụng Nghị định này đối với nước thành viên mới phê chuẩn sẽ không đáp ứng được yêu cầu thực thi của Nghị định, do Nghị định phải sửa đổi nội dung để phù hợp với kết quả thống nhất giữa hai bên về lộ trình cắt giảm thuế quan. Theo Bộ Tài chính, dự thảo Nghị định hiện hành đã có các quy định rõ ràng để cơ quan Hải quan và doanh nghiệp tra cứu thuế suất, lộ trình áp dụng cho từng nhóm nước. Trong trường hợp Nghị định không đưa ra quy định cụ thể và sau đó giao Bộ Tài chính thông báo việc áp dụng Nghị định sẽ gây khó khăn và dễ nhầm lẫn cho cơ quan Hải quan và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mở bán The Global City, liên hệ tư vấn, xem nhà mẫu năm 2023
- ·Bắt đối tượng mạo danh lãnh đạo Bộ Công an, Bí thư Thành ủy để lừa đảo
- ·Động lực nào cho tăng trưởng GDP?
- ·Luật riêng cho nợ xấu: Gỡ được nút thắt?
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội
- ·Hàng điện gia dụng Thái Lan "soán ngôi" hàng Trung Quốc tại Việt Nam
- ·Phấn đấu giảm lãi suất cho vay, kiên định mục tiêu tăng trưởng
- ·Các sai lầm khi chế biến đồ ăn với tỏi
- ·Hà Nội sẵn sàng phương án, lộ trình chuyển đổi số
- ·Xử lý nhiều trường hợp đăng tải, chia sẻ video, clip, ảnh bạo lực
- ·Triển lãm 'Vinfast
- ·Giảm vận tải đường bộ, tăng đường sắt, đường thủy
- ·Algeria áp dụng chế độ giấy phép nhập khẩu
- ·Khẩn trương điều tra đối tượng đốn hạ nhiều cây rừng tự nhiên ở Đakrông
- ·Sửa đổi quy định về kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học
- ·Cậu bé 6 tuổi trong cơ thể ông cụ 90 tuổi vì Covid
- ·Phát triển công nghiệp ô tô
- ·Cậy tửu lượng vô đối, phó giám đốc tương lai bị đột quỵ
- ·Vinamilk tiếp tục chương trình hỗ trợ kinh phí mổ tim cho trẻ em nghèo trong năm 2021
- ·Phát hiện, tạm giữ hơn 9.000 bao thuốc lá nhập lậu vận chuyển trong xe tải