【kq.nét】Điểm mới trong Luật Đường bộ vừa được Quốc hội thông qua
Cụ thể tại Điều 50,ĐiểmmớitrongLuậtĐườngbộvừađượcQuốchộithôkq.nét luật quy định: Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên đường cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác, bao gồm:
Đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công;
Đường cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước.
Về việc quản lý, sử dụng các nguồn thu từ phí sử dụng đường cao tốc được quy định:
Cơ quan quản lý đường bộ tổ chức khai thác tài sản nộp số phí thu được vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
Tổ chức nhận nhượng quyền thu phí, nhượng quyền kinh doanh - quản lý nộp số tiền nhận nhượng quyền vào ngân sách nhà nước; số tiền phí thu được trong thời gian thực hiện hợp đồng chuyển nhượng không phải nộp ngân sách nhà nước, trừ phần doanh thu phải chia sẻ cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, tại Khoản 3, Điều 50 cũng nhấn mạnh, Chính phủ quy định về điều kiện, thời điểm thực hiện việc thu phí sử dụng đường cao tốc.
Chia sẻ thêm về nội dung này, ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, để luật nhanh chóng đi vào cuộc sống, Cục đang xây dựng các nghị định, thông tư hướng dẫn, tránh khoảng trống pháp lý khi luật có hiệu lực.
Đối với quy định thu phí các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư, ông Thái cho biết, tại Nghị quyết 52 của Quốc hội năm 2017 đã có chủ trương cho phép thu phí các tuyến đường cao tốc được đầu tư bằng ngân sách Nhà nước.
Triển khai chủ trương này, tại dự thảo Luật Đường bộ quy định rõ, Chính phủ quyết định thời điểm và các tuyến cao tốc đủ điều kiện thu phí.
Theo ông Thái, quan điểm nhất quán của Bộ GTVT là những tuyến cao tốc nào có chất lượng dịch vụ tương ứng với mức thu thì mới triển khai thu phí.
“Nhà nước thu phí đường cao tốc không phải vì lợi nhuận. Việc thu phí là để có nguồn vốn phục vụ cho công tác bảo trì và đầu tư phát triển các tuyến cao tốc mới”, ông Thái nhấn mạnh.
Về cách thức triển khai, ông Thái cho biết, tới đây, hệ thống giao thông thông minh (ITS), trong đó có hệ thống thu phí tự động không dừng sẽ được đầu tư đồng bộ với quá trình xây dựng đường cao tốc. Vì vậy, trên cơ sở hạ tầng hiện nay không phải đầu tư trạm thu phí.
“Vấn đề đặt ra là lựa chọn giữa 2 hình thức thu phí. Hình thức thứ nhất là cơ quan quản lý tài sản là Cục Đường bộ Việt Nam tự tổ chức thu. Khi đó, Cục sẽ đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ thu phí trên nền tảng hệ thống thu phí tự động không dừng.
Phương án này có nhược điểm là hình thức thu phí "nhặt dần", sau khi trừ đi chi phí tổ chức thu thì nộp ngân sách Nhà nước. Tiền này chưa chắc đã quay lại phục vụ cho con đường đó”, ông Thái thông tin.
Hình thức thứ 2 là đấu thầu quản lý đường cao tốc theo hình thức hợp đồng kinh doanh - quản lý (O&M). Nhà đầu tư sẽ đứng ra thu phí và quản lý bảo trì tuyến đường. Nhà nước bán quyền thu phí tuyến cao tốc trong thời gian nhất định, thu ngay được một khoản tiền.
Ở phương án này, theo ông Thái, có nhiều ưu điểm nhưng đối với những tuyến cao tốc có lưu lượng thấp thì có thể không hấp dẫn nhà đầu tư.
Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam khẳng định, trong mọi trường hợp Cục đều có phương án. Nếu không có nhà đầu tư tham gia, Nhà nước sẽ đứng ra thực hiện trên tinh thần cung cấp sản phẩm dịch vụ công, đảm bảo tính liên tục cho người sử dụng.
Về mức phí, ông Thái cho hay, Cục đang nghiên cứu các kịch bản, tính toán. Các bước đi sẽ được tiến hành thận trọng, tránh tác động quá lớn đến chỉ số CPI và chi phí logistics.
Đồng tình với quan điểm này, tài xế Nguyễn Văn Mạnh (Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng việc thu phí đường cao tốc là cần thiết. Bởi hiện nay, các tuyến cao tốc đều là đường mới, cũng có quốc lộ, tỉnh lộ song song, người dân, doanh nghiệp có thể lựa chọn tuyến không thu phí để di chuyển. Ai muốn đi nhanh hơn, hay chọn đường đẹp hơn thì chọn cao tốc.
Chi phí để bảo trì đường cao tốc rất lớn, nếu không thu phí sẽ như cao tốc TP.HCM - Trung Lương, xe đi vào quá nhiều làm đường xuống cấp nhanh, làm giảm hiệu quả đầu tư. Hơn nữa, thu phí để tạo nguồn đầu tư mở rộng, sửa chữa các tuyến đường khác.
Tuy nhiên, tài xế này cũng kiến nghị cơ quan chức năng cân nhắc đưa ra mức thu phí vừa phải đối với những đoạn đường cao tốc do Nhà nước đầu tư tránh tăng thêm gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp.
(责任编辑:La liga)
- ·Xe đầu kéo lao xuống vực ở cao tốc La Sơn
- ·Khắc phục 3.008 ha lúa hè thu bị sâu bệnh gây hại
- ·Tăng lần thứ 4 liên tiếp, giá xăng RON95
- ·Linh hoạt, chủ động từ nguồn lực của địa phương để phát triển
- ·Vạch trần chân tướng của người tự xưng ‘Đại đức Thích Tâm Phúc’ vừa bị bắt
- ·Tập trung giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm
- ·Chỉ số sản xuất công nghiệp bốn tháng đầu năm 2024 tăng 6%
- ·Phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn trên địa bàn tỉnh
- ·Indonesia và Malaysia giải cứu hơn 1.400 người di cư lênh đênh trên biển
- ·Kết quả Giải cầu lông Bạc Liêu mở rộng lần 1
- ·Không có hiện tượng chặt cà phê trồng mắc ca hàng loạt
- ·Giải pháp nâng chuyển hàng nặng trong và ngoài nhà kho
- ·Phát động ngày môi trường thế giới 5/6: Hướng tới tiêu dùng bền vững
- ·Xuân trên những cù lao xanh
- ·Tai nạn giao thông thảm khốc ở Đắk Lắk, tài xế kẹt dính trong cabin
- ·Đảng bộ khối doanh nghiệp: Tuyên dương 17 tập thể, 51 cá nhân điển hình học và làm theo gương Bác
- ·Hơn 2.100 ý tưởng sáng tạo tranh tài tại cuộc thi “Tiếng nói Xanh” mùa 2
- ·An Nông chung sức cùng nhà nông thị xã Chơn Thành
- ·Thủ tướng Nga: Nga đang gặp nhiều thách thức chưa từng có
- ·Ngày 14/7, hơn 7.800 thí sinh thi tuyển sinh lớp 10