【trận tối qua】Nước Anh cần một cuộc trưng cầu thứ hai về Brexit?
Tuần trước, bà May đã phải hủy cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện cho đề xuất Brexit của mình, thừa nhận rằng nhiều khả năng đề xuất đó sẽ bị bác bỏ. Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair khi đó thừa nhận quyết tâm của bà May để đạt được “cái gật đầu” của Hạ viện, song cho rằng nỗ lực này là vô nghĩa. Ông lập luận rằng sau quá trình đàm phán kéo dài 30 tháng trời và Chính phủ rơi vào “hỗn loạn”, cách “hợp lý” là trao tiếng nói cuối cùng cho người dân nếu mọi lựa chọn khác đều không đạt được. Thế nhưng, nữ Thủ tướng lại đi ngược lại mong muốn này của Blair. Bà khẳng định: “Hãy đừng phá vỡ niềm tin với người dân khi cố tìm cách tiến thành cuộc trưng cầu dân ý lần hai”. Bà May cho rằng trưng cầu nữa sẽ gây chia rẽ đất nước vào thời điểm mọi người cần đoàn kết.
Thủ tướng May đã vượt qua hai cơn sóng gió thời gian qua khi có được một cuộc thương lượng với EU về đề xuất “chốt chặn” và vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm về vai trò lãnh đạo của mình. Đề xuất “chốt chặn” nhằm cản trở một đường biên giới cứng giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland trong trường hợp không đạt thỏa thuận Brexit nào. Đây cũng là vấn đề tranh cãi khiến bà phải hủy kế hoạch đưa dự thảo này ra bỏ phiếu ở Hạ viện. Tuy nhiên, sau cuộc thương lượng, EU tuyên bố “không thể tái đàm phán” về thỏa thuận Brexit này mặc dù cho biết có thể đưa ra những văn bản phụ để giải thích thêm về đề xuất “chốt chặn”.
Bình luận về việc bà May “sống sót” sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, Washington Post cho rằng điều này chẳng giải quyết được gì trong cơn bão Brexit hiện nay. Bà May vẫn cần có được sự ủng hộ của Quốc hội đối với thỏa thuận Brexit song chẳng mấy nghị sĩ Quốc hội tỏ ra thích thú thỏa thuận này. Cho dù kết quả cuối cùng như thế nào thì Brexit đã làm thay đổi một vài thể chế quan trọng nhất của Anh và tiếp tục đe dọa sự tồn tại của Anh. Hậu quả lâu dài sẽ là khả năng quản trị Chính phủ của Anh sẽ bị suy yếu. Sự hủy hoại trước mắt sẽ là đối với đảng Bảo thủ và Công đảng, hai đảng chính trị lớn nhất Anh, nhất là khi không thể hoạt động như những tổ chức gắn kết. Ngoài ra, Brexit cũng gây ra tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa chính quyền trung ương và Scotland, Wales và Bắc Ireland. Sự hủy hoại lớn nhất có thể là đối với chính Quốc hội. Cuộc trưng cầu dân ý Brexit đã thách thức mô hình dân chủ đại diện của Anh, trong đó, thành viên Quốc hội đại diện cho cử tri của mình. Ngay từ đầu, đa số nghị sĩ dường như ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với EU so với kết quả của cuộc trưng cầu dân ý. Giờ thì đa phần nghị sĩ lại cho rằng họ không muốn Anh rời EU mà không có điều khoản nào. Thế nên, các nghị sĩ Quốc hội sẽ khó có thể đạt được sự tin cậy của người dân đối với vai trò thiết yếu của mình.
(责任编辑:La liga)
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·Những vụ triệu hồi ô tô lớn nhất Việt Nam năm 2019
- ·Techfest Việt Nam 2019: Trình diễn công nghệ đỉnh cao về trí tuệ nhân tạo và máy học
- ·Đại gia địa ốc TP.HCM ‘tặng’ xong tướng tài gần nghìn tỷ đồng dịp Tết
- ·Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- ·Lộ lý do thực sự vụ sếp trẻ của Luxstay chi 40 tỷ đồng mua 36 xe ô tô VinFast
- ·Theo dõi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp nCoV theo thời gian thực
- ·Tiếp tục đổi mới hệ thống sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Robot của ExRobotics: Công cụ hỗ trợ giảm thiểu rủi ro trong sản xuất
- ·First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
- ·Gỗ Trường Thành lỗ gần 178 tỷ, gấp 5 lần trong quý III/2019
- ·Lần đầu tiên AI phát hiện kháng sinh có khả năng ‘đánh bại’ các chủng vi khuẩn
- ·Năm 2019, ngân hàng Việt này lãi 'khủng' hơn 1,3 nghìn tỷ đồng
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·‘Cận cảnh’ Xiaomi Mi CC9 Pro giá 11 triệu tại Việt Nam
- ·Trí tuệ nhân tạo 'thắng' con người trong chẩn đoán ung thu vú
- ·'Da thông minh' mang lại cảm giác tiếp xúc từ xa
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Tin nhắn, hình ảnh và số điện thoại từ WhatsApp dễ dàng bị 'rò rỉ' qua Google Search