【heidenheim vs】Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai: Không phải cứ muốn là làm được
Mới đây,ếngAnhthànhngônngữthứhaiKhôngphảicứmuốnlàlàmđượheidenheim vs tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2018 với chủ đề “Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất Thủ tướng sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam. Nhiều người tán đồng với đề xuất này, song cho rằng mọi thứ cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng vì nếu nóng vội sẽ không đi đến đâu.
Nhận định cách đầu tư về giảng dạy ở Việt Nam đến thời điểm hiện tại chưa đủ để chuyển thể tiếng Anh từ một loại ngoại ngữ sang ngôn ngữ thứ hai, Thạc sĩ Trần Tín Nghị, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM cho rằng, chúng ta cần thêm nhiều năm chuẩn bị mọi thứ thật kỹ càng. Muốn người học có đủ kỹ năng để sử dụng tiếng Anh lưu loát đòi hỏi nhà trường và giáo viên phải xây dựng được cách dạy tiệm cận với môi trường quốc tế.
Nếu cứ chăm chăm vào từ vựng, ngữ pháp, đòi hỏi bằng cấp, chứng chỉ mà không kích thích được môi trường sử dụng Anh ngữ trong học sinh, sinh viên và cả cộng đồng xã hội thì rất khó để chúng ta thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Chỉ khi nào giáo viên, giảng viên thật sự coi tiếng Anh là công cụ giảng dạy, học sinh, sinh viên thôi cảm thấy áp lực khi học ngôn ngữ này thì lúc đó mới có đủ điều kiện để bàn đến việc biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai. Còn hiện tại mọi thứ quá mông lung.
“Cần nhiều thời gian và công sức chứ không đơn thuần ta muốn là có thể thực hiện được. Tôi chỉ lo một điều là khi chúng ta chưa chuẩn bị tốt thì thay vì đưa tiếng Anh trở thành ngoại ngữ thứ 2 lại biến tiếng Anh thành “Vietspeak”. Có nghĩa là một loại tiếng Anh mà khiến người ở nước khác rất khó nghe vì đã bị Việt hóa quá nhiều”, Thạc sĩ Trần Tín Nghị bày tỏ băn khoăn.
Tán thành với đề xuất đúng đắn này, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Vũ Phi Hổ, Giám đốc điều hành Trường Đại học Văn Hiến cho rằng, cũng như Singapore trước kia, chắc chắn sẽ khó khăn thời gian đầu nhưng nếu đủ quyết tâm, đủ định hướng Việt Nam sẽ làm được. Vấn đề là phải lên kế hoạch cụ thể chứ không phải đặt mục tiêu rồi để đó.
“Việc đặt ra mục tiêu là quan trọng nhưng không phải chỉ đặt ra mục tiêu suông mà phải có điều kiện, môi trường, chính sách. Nói rằng muốn có ngôn ngữ thứ hai mà trong trường học toàn là giáo viên Việt Nam không thì bao giờ có ngôn ngữ thứ hai. Chúng ta phải thay đổi chính sách, thay đổi rất nhiều thứ và tạo được nhiều môi trường phù hợp”, Tiến sĩ Phạm Vũ Phi Hổ nói.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Vũ Phi Hổ, điều cần làm trước tiên là các trường phải thay đổi môi trường tiếp cận tiếng Anh cho học sinh, sinh viên. Cần tăng thời lượng thuyết trình, các giờ học và thực hành với giáo viên, giảng viên nước ngoài.
Muốn có được đội ngũ thầy cô người bản xứ, để tiết kiệm chi phí, các cơ sở giáo dục có thể linh động trong chính sách tuyển dụng chứ không phải cứ bám theo yêu cầu “có kinh nghiệm mới tuyển dụng” như nhiều trường đang làm hiện nay. Đội ngũ giáo sư nước ngoài nghỉ hưu cũng sẽ giúp ích các trường rất nhiều trong việc đổi mới môi trường giảng dạy tiếng Anh nếu biết chọn lọc.
Trong khi đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Minh Hùng, giảng viên cao cấp Trường Đại học Đồng Tháp cho rằng, việc biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn Việt Nam hội nhập sâu rộng như hiện nay. Thực tế cho thấy Việt Nam đang gặp nhiều rào cản về mặt ngôn ngữ trong quá trình quốc tế hóa nhiều lĩnh vực quan trọng, từ kinh tế, văn hóa đến giáo dục.
Thế nhưng, mọi thứ cần có lộ trình rõ ràng chứ không thể nóng vội nhằm tránh lãng phí. Chúng ta cần những chương trình dài hơi, có chiều sâu trên cơ sở học tập, liên kết với các quốc gia đã thực hiện việc này thành công.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Minh Hùng nói: “Cách thức triển khai như thế nào, triển khai ở khu vực nào, bắt đầu từ đâu, ở môi trường nào, nguồn kinh phí ra sao đều phải chuẩn bị kỹ. Đồng thời cần có những bước, những giai đoạn vừa thử nghiệm, vừa đánh giá giữa kỳ, ngắn hạn, dài hạn thì mới có thể đạt được mục tiêu chúng ta đề ra. Nếu quá vội vàng thì chắc chắn chúng ta sẽ không thành công hoặc làm một cách nửa vời”.
Nhiều chuyên gia, giảng viên cho rằng, để chuẩn bị mọi thứ thật kỹ càng trước khi xúc tiến quá trình chuyển đổi quan trọng này Việt Nam có thể mất thêm nhiều năm nữa. Thế nhưng, chỉ cần thoát được chiếc áo quá cũ kỹ và chật chội hiện tại, chúng ta đủ cơ sở để mở rộng con đường quốc tế hóa bằng việc sử dụng lưu loát tiếng Anh.
Có ngôn ngữ thông dụng nhất thế giới này trong tay, việc hội nhập, cạnh tranh của đội ngũ nhân lực Việt Nam với các quốc gia tiên tiến cũng không còn quá xa vời./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bamboo Airways bảo trợ vận chuyển hàng không cho cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2021
- ·Hàng nghìn sinh viên biểu tình, bao vây nhà thủ tướng Sri Lanka
- ·Tạm giữ lô mỹ phẩm nhập lậu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
- ·Giá heo hơi hôm nay ngày 8/10/2023: Mức thấp nhất 50.000 đồng/kg
- ·Hội đồng quản lý BHXH luôn đồng hành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách BHXH
- ·Giá mít Thái hôm nay ngày 14/10/2023: Thị trường dự báo khả quan
- ·Bảo hiểm tiền gửi góp phần cơ cấu lại các tổ chức tín dụng
- ·Sun Life mang Tết Lạc Quan đến gần hơn với mọi nhà
- ·Chính phủ đồng ý mua bổ sung gần 20 triệu liều vaccine Pfizer
- ·Croatia phản đối kết nạp Phần Lan và Thụy Điển vào NATO
- ·Không đảm bảo chất lượng tốt, hàng triệu máy trợ thở, máy thở của Philips bị thu hồi
- ·Xem trước cuộc duyệt binh hoành tráng của Nga mừng Ngày Chiến thắng phát xít
- ·Không thu các khoản thu ngoài học phí trái quy định trong trường học
- ·Bắt đối tượng vận chuyển súng, đạn qua cửa khẩu Dinh Bà
- ·Compound The Aqua, Waterpoint
- ·Giá xe SH hôm nay ngày 16/10/2023: Xe SH350i bản Đặc biệt đại lý bán thấp hơn hãng gần 5 triệu đồng
- ·Phát hiện vụ vận chuyển trái phép một bộ da và xương hổ
- ·Học cách thích ứng với mọi đổi thay
- ·Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi
- ·Bắt giữ 274 kg thực phẩm không có hóa đơn chứng từ