【bxh h2 nhat】Người khuyết tật đam mê thể thao
Gạt bỏ mặc cảm khiếm khuyết trên cơ thể,ườikhuyếttậtđammthểbxh h2 nhat khẳng định bản thân bằng sự nhanh nhẹn không thua kém người bình thường, nhưng mong muốn được tập luyện một môn thể thao là chuyện quá khó với em Nguyễn Ngọc Thưởng, ở khu vực 1, phường III, thành phố Vị Thanh.
Dù bị khuyết tật ở chân, nhưng Ngọc Thưởng may quần áo rất giỏi.
Đam mê cử tạ
Đôi nạng đã trở thành người bạn thân thiết của Ngọc Thưởng từ rất lâu rồi, từ chuyện đi lại, làm việc đến sinh hoạt đời thường cây nạng luôn ở bên. Thưởng bị liệt cả hai chân từ khi lên 6 tuổi sau lần bị sốt nặng, nằm viện cả tháng trời. Hơn 10 năm qua là khoảng thời gian mà Ngọc Thưởng vượt lên hoàn cảnh và số phận để không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hàng ngày, Ngọc Thưởng cùng chiếc xuồng nhỏ đi thả lưới giăng câu ngoài đồng mong kiếm được con cua, con tép phụ thêm thức ăn cho bữa cơm gia đình. Đến những lúc nước nổi, em lại nuôi thêm cá lóc trong vèo rồi tận dụng nguồn cá, tép bắt được ngoài đồng làm thức ăn cho cá. Hy vọng của em là lấy công làm lời, phần nào san sẻ cùng cha mẹ những khó khăn trong cuộc sống. Không nản lòng vì bệnh tật, em còn học may quần áo mong tìm được công việc ổn định để nuôi sống bản thân và lo cho cha mẹ…
Đam mê và mong muốn của Thưởng không chỉ bấy nhiêu đó. Ngọc Thưởng vẫn luôn ôm ấp hy vọng trở thành vận động viên cử tạ. Chia sẻ về điều này, Ngọc Thưởng bộc bạch: “Em yêu thích thể thao từ nhỏ, nhất là môn cử tạ. Mỗi lần thấy các bạn tập thể thao em thích lắm, mà đâu biết phương pháp tập luyện thế nào là đúng nên không dám thử bởi cột sống của em rất yếu, em có đến xem người ta nhìn em rồi bảo bị tật đừng có tập tành chi. Em chỉ mong mình có cơ hội để tập luyện cử tạ, đó là ước mơ lớn nhất của đời em, nhưng không biết đến bao giờ mới thực hiện được”.
Thấy trên ti vi có phát những chương trình thể thao dành cho người khuyết tật, là coi như Ngọc Thưởng “ôm” ti vi. Nhìn Ngọc Thưởng ngồi xem chăm chú mới cảm nhận được hết niềm đam mê mãnh liệt ẩn chứa trong em. Ngọc Thưởng cứ mải miết kể về những trận đấu thể thao của người khuyết tật mà em được xem trên truyền hình dịp Paralympic diễn ra tại Brazil (Thế vận hội dành cho người khuyết tật) vừa qua, Ngọc Thưởng tiếp lời: “Thấy mấy anh chị vận động viên khuyết tật như em nhưng họ làm được những điều phi thường quá. Em ngưỡng mộ vận động viên cử tạ Lê Văn Công lắm. Nhìn anh thi đấu và đem vinh quang về cho Tổ quốc, em càng có thêm nghị lực và niềm tin vào cuộc sống. Em muốn sống đúng với câu “tàn nhưng không phế”.
Nhưng ước mơ chỉ là mơ ước…
Rồi chính niềm đam mê đó đã thôi thúc Ngọc Thưởng tìm đến với thể thao. Trong một dịp tình cờ được giới thiệu của người quen, em đã biết và tìm gặp huấn luyện viên cử tạ Huỳnh Thị Ngọc Đào, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh, với hy vọng được tham gia vào đội cử tạ tỉnh. Nhưng rồi sự háo hức biến thành nỗi buồn ngay sau đó, cây nạng gỗ trên đường về nhà thấy nặng nề thêm... Tâm sự về hoàn cảnh của Ngọc Thưởng, huấn luyện viên Huỳnh Thị Ngọc Đào cho biết: “Với ngoại hình của Ngọc Thưởng em hoàn toàn có khả năng trở thành vận động viên cử tạ nếu được tập luyện và hướng dẫn bài bản. Tuy nhiên, do địa phương chưa mở được những lớp đào tạo dành cho người khuyết tật nên trường hợp như Ngọc Thưởng chúng tôi không thể nhận hướng dẫn và đào tạo, vì mình chưa có kinh nghiệm, cách làm bài bản như trường hợp của em. Nghe Thưởng nói chuyện, tôi rất hiểu và trân trọng, nhưng biết sao giờ…”.
Nhắc lại chuyện đi xin được làm vận động viên, Thưởng ứa nước mắt. Thấy con đam mê, nhưng không thực hiện được, gia đình em cũng nặng lòng. Ông Nguyễn Phước Hiền, cha của Ngọc Thưởng, nói buồn: “Thấy thằng Thưởng đam mê thể thao quá mà tôi không giúp được gì nên buồn lắm. Con mình đã tàn tật thua thiệt bạn bè giờ lại không thực hiện được ước mơ tôi thấy đắng lòng. Tôi chỉ mong tỉnh nhà tạo điều kiện hơn nữa cho người khuyết tật có đam mê như thằng Thưởng được luyện tập thể thao nhiều hơn, mà tôi biết không chỉ riêng con tôi muốn chơi thể thao đâu, còn nhiều người khuyết tật khác cũng vậy”. Đó chính là tiếng lòng tha thiết của những bậc làm cha mẹ có con bị khuyết tật.
Hiện nay, sân chơi dành cho người khuyết tật vẫn rất thiếu, bởi vậy nhiều người muốn tham gia thể thao như trường hợp của Ngọc Thưởng đành tạm gác lại những ước mơ và con đường đến với thể thao vẫn còn là quá xa xôi…
Bài, ảnh: HỒNG NHUNG
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thăm, chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Tân An
- ·Đâu là sự thật của một đơn tố cáo?
- ·Lộc Ninh triển khai Ngày pháp luật
- · “Có tật giật mình”
- ·Bao giờ con hết bận?
- ·Quý 1, Bù Đăng xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông
- ·Bù Đốp: 5 năm xảy ra 43 vụ tai nạn giao thông
- ·Triệt xóa tụ điểm đánh bạc
- ·Tại rượu chứ làm sao trách đồng nghiệp?
- ·Đồng Xoài: Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật
- ·Hậu “đập đá”: chỉ là bệnh viện hoặc nhà tù
- ·Phá tụ điểm đá gà ăn tiền nhờ “tai mắt” nhân dân
- ·Cháy xưởng sơn, thiệt hại hàng tỷ đồng
- ·Chủ động kiểm soát, chống buôn lậu trên biên giới
- ·Xu hướng thiết kế phòng karaoke năm 2024
- ·Bù Đốp: 5 năm xảy ra 43 vụ tai nạn giao thông
- ·Bị tạm giam vì không được chào
- ·Vứt 1.500 gói thuốc lá lậu ở biên giới để bỏ chạy
- ·Đổi họ cho con, phải thỏa thuận được với chồng?
- ·Ngồi ghế sau không thắt dây an toàn sẽ bị phạt