【bảng xếp hạng châu á】Đâu là sự thật của một đơn tố cáo?
Nguyên đơn nói gì?u lbảng xếp hạng châu á
Theo đơn tố cáo, lúc 15 giờ 30 phút ngày 16-10-2017, bà Vương Thị Lân (phường Tân Bình, TX. Đồng Xoài), người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự “Kiện đòi tài sản và bồi thường thiệt hại về tài sản” ở Hợp tác xã nông lâm nghiệp, dịch vụ Dương Phụng Bình (xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú) đến TAND tỉnh xin bản án phúc thẩm. Vụ án này được TAND tỉnh xét xử phúc thẩm ngày 25-9-2017, thẩm phán Nguyễn Viết Hùng - chủ tọa phiên tòa. Trước đó, bà Lân đã 4 lần đến TAND tỉnh nhưng vẫn chưa xin được bản án phúc thẩm.
Sân Tòa án nhân dân tỉnh, nơi thẩm phán Loan bị tố đánh người
Lần này, bà Lân đến trụ sở TAND tỉnh nhưng cũng chưa xin được bản án. Tại đây, bà gặp ông Nguyễn Đình Loan là thẩm phán của TAND tỉnh và là thành viên hội đồng xét xử vụ án nêu trên, từ tầng 2 của tòa nhà đi xuống. Đơn của bà Lân viết: “... Sau vài câu chào hỏi, hai bên đã có lời qua tiếng lại, ông Loan giơ chân đạp mạnh vào đùi tôi, khiến tôi bị bầm tím và sưng tấy phần đùi non và bàn tay trái. Ông Loan còn kêu công an đến trói tôi... Hiện giờ tôi không thể đi lại bình thường, sức khỏe và tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng, công việc làm ăn của tôi bị trì trệ...”. Bà Lân yêu cầu các ngành chức năng giải quyết vụ việc và xử lý nghiêm thẩm phán Nguyễn Đình Loan.
Ông Lê Viết Phong, Phó chánh án TAND tỉnh cho biết: “Sau khi nghe tiếng ồn ào ở phía sân tòa án, tôi có xuống kiểm tra và cho người đến mời bà Lân vào phòng làm việc. Tại đây, tôi đề nghị bà Lân tường trình lại toàn bộ nội dung vụ việc. Sau đó 2 ngày, bà Lân đã gửi đơn tố cáo thẩm phán Loan đến tòa án. Sau khi đồng chí chánh án đi công tác về, tôi đã báo cáo toàn bộ nội dung vụ việc và đồng chí thủ trưởng cơ quan đã giao tôi nghiên cứu, thụ lý đơn của bà Lân. Hiện tôi yêu cầu thẩm phán Loan và những người có liên quan làm bản tường trình về vụ việc”.
ý kiến của bị đơn và những người làm chứng
Trao đổi với phóng viên, thẩm phán Nguyễn Đình Loan khẳng định: “Tôi không hề đánh hay xúc phạm bà Lân như bà ấy tố cáo. Tôi đang làm bản tường trình toàn bộ vụ việc để nộp lãnh đạo cơ quan”.
Thẩm phán Loan kể: “Khi từ tầng hai xuống và đi ra phía sân, tôi thấy một vài người đứng ở đó. Một người trong số đó cất tiếng hỏi: “Chú Loan cho tôi hỏi tý”. Tôi quay lại và nhận ra bà Lân nên nói: “Chị hỏi gì?”. Bà Lân hỏi về bản án phúc thẩm thì tôi trả lời: “Cái đó chị hỏi chủ tọa là thẩm phán Hùng hoặc thư ký, còn tôi không rõ”. Ngay tức thì bà Lân chỉ tay vào mặt tôi quát lớn: “Tôi hỏi thật các chú “ăn” của người ta bao nhiêu mà xử như vậy”?. Tôi bình tĩnh đáp: “Chị là người lớn, ăn nói cho cẩn thận, nói như vậy là xúc phạm người khác đó”. Lập tức bà Lân lao tới, tay phải cầm chiếc bóp da màu đen đánh thẳng vào mặt tôi, tôi dùng tay trái đỡ và tay phải đẩy bà ấy ra. Ngay lúc đó, bảo vệ cơ quan chạy đến can ngăn và ôm bà Lân lại nhưng bị bà ấy dùng điện thoại đánh trúng mặt. Nhiều người đến liên hệ công tác tại tòa đều bất bình trước thái độ và hành vi của bà Lân, chứ tôi không đánh bà Lân như đơn tố cáo”.
Ông Loan khẳng định, ông chỉ biết bà Lân là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự mà ông là thành viên hội đồng xét xử. Giữa ông và bà Lân không hề có thù oán hay mâu thuẫn gì. Ông Loan cũng không biết động cơ, mục đích nào mà bà Lân lại hành hung và tố cáo như vậy, bởi chủ tọa phiên tòa là một thẩm phán khác và thẩm phán này mới là người ký và ban hành bản án phúc thẩm. Ông Loan cũng tự kiểm điểm bản thân là không trả lời hoặc tiếp xúc với đương sự ngoài khu vực được bố trí làm phòng tiếp dân.
Tháng 9-2011, bà Lân là Chủ nhiệm Hợp tác xã nông lâm nghiệp, dịch vụ Dương Phụng Bình (xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú) có vay của ông Phan Hoài Trung (Đồng Xoài) 4,7 tỷ đồng để xây trại nuôi heo cho hợp tác xã, nhưng không có điều kiện trả. Sau đó, bà Lân ký hợp đồng và giao ông Trung chăm sóc, khai thác cao su trên khoảng 300.000m2(thực tế khoảng 40 ha), tại xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập. Tháng 4-2013, Hợp tác xã nông lâm nghiệp, dịch vụ Dương Phụng Bình khởi kiện ông Trung ra TAND huyện Bù Gia Mập để thu hồi vườn cây và bồi thường thiệt hại do khai thác không đúng quy trình... Ngày 29-9-2016, TAND huyện Bù Gia Mập tuyên xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các xã viên và buộc bà Lân phải có trách nhiệm trả hơn 6,6 tỷ đồng cho ông Phan Hoài Trung. Sau đó, ông Trung, bà Lân và nguyên đơn kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm. |
Qua tìm hiểu của phóng viên Báo Bình Phước, khi xảy ra vụ việc có nhiều người chứng kiến và trực tiếp đến can ngăn, trong đó có ông Hoàng Ngọc Vy, bảo vệ TAND tỉnh. Ông Vy nói: “Lúc tôi đang trực bảo vệ thì nghe tiếng phụ nữ la lối ở khu vực tiền sảnh gần cột cờ sân cơ quan nên chạy đến xem xét. Ngay lúc đó tôi nghe tiếng chửi, la mắng rất khó nghe của một người phụ nữ (sau này mới biết đó là bà Lân - PV) với thẩm phán Loan. Tôi đến can thì bị bà Lân xô té vào chiếc xe đang đậu bên cạnh. Tôi vừa đứng dậy, bà Lân liền dùng điện thoại di động đang cầm trên tay đánh vào đầu tôi. Tiếp đó, bà Lân chạy vào bên trong trụ sở tòa án, tôi chạy theo để can ngăn tránh vụ việc phức tạp thêm”. Khi được hỏi việc có thấy thẩm phán Loan đánh bà Lân hay không, ông Vy nói: “Tôi đang làm tường trình gửi lãnh đạo cơ quan về vụ việc. Tôi không thấy ông Loan đánh bà Lân”. Một nhân chứng khác cũng đang được lãnh đạo TAND tỉnh yêu cầu làm bản tường trình khẳng định: “Lúc đó, tôi đang ngồi ở căn tin, phía góc phải sân tòa án và nhìn thấy một người phụ nữ đứng tuổi đang gây sự với thẩm phán Loan. Khi đó, trong tay phụ nữ này cầm vật màu đen, có thể là điện thoại di động hay chiếc bóp da đánh vào mặt ông Loan. Tôi nói với bảo vệ đến đưa người này ra khỏi đây, còn tôi không thấy ông Loan đánh bà ấy. Sau đó, ông Phong, Phó chánh án đến nói với tôi mời bà ấy vào phòng để làm việc, tôi mới biết đó là bà Lân”.
Ngày 25-9-2017, TAND tỉnh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ “Kiện đòi tài sản và bồi thường thiệt hại về tài sản” đã nêu. Hội đồng xét xử đã chấp nhận một phần yêu cầu của bị đơn là ông Phan Hoài Trung và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Lân. Chấp nhận yêu cầu của ông Trung buộc Hợp tác xã nông lâm nghiệp, dịch vụ Dương Phụng Bình do bà Nguyễn Vương Yến Oanh (con gái bà Lân) làm Chủ nhiệm phải có trách nhiệm trả cho ông Trung hơn 6,6 tỷ đồng, gồm 4,7 tỷ đồng tiền gốc, còn lại là tiền lãi.
Nội Chính
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- ·Việt Nam tiếp tục thăng hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu
- ·Mỗi quốc gia đều đóng vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại
- ·Đại hội Công đoàn cơ sở Sở VH
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·9 tháng, Hớn Quản thu ngân sách ước đạt 92,2% tỉnh giao
- ·Người dân Đồng Xoài chấp hành nghiêm các quy định của Chỉ thị 16
- ·Giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
- ·ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- ·Đại lễ tưởng niệm, cầu siêu cho nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông
- ·Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
- ·Quan tâm, chăm lo hơn nữa để người cao tuổi sống vui, khỏe
- ·Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Rõ, nghiêm, chắc và hiệu quả
- ·Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh: Trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2023
- ·Sẵn sàng phương án thu dung điều trị 1.000 ca F0
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Nhiều hoạt động trong Tháng hành động Vì trẻ em