【kawasaki – sagan tosu】Xuất siêu tăng "khủng", đạt tới 6,5 tỷ USD trong 7 tháng
Việt Nam xuất siêu hơn 6 tỷ USD | |
Xuất khẩu tháng 6 tăng mạnh,ấtsiêutăngquotkhủngquotđạttớitỷUSDtrongthákawasaki – sagan tosu Việt Nam xuất siêu hơn 5 tỷ USD | |
Nông sản xuất siêu 4,5 tỷ USD nửa đầu năm |
Xuất khẩu hàng hóa được dự báo tiếp tục khó khăn trong 5 tháng cuối năm. Ảnh: N.Linh |
Theo thông tin mà Bộ Công Thương vừa phát đi chiều tối nay, 31/7, 7 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 145,79 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 7,8%). Trong đó ,khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng với trị giá xuất khẩu ước đạt 50,76 tỷ USD, tăng 13,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 95,03 tỷ USD (chiếm 65,2% tổng kim ngạch xuất khẩu), giảm 5,7%.
Đáng chú ý, về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 7 tháng, Bộ Công Thương nêu rõ, hầu hết xuất khẩu các nhóm hàng đều sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản sụt giảm mạnh nhất, ước đạt 1,7 tỷ USD, giảm 36%. Tương tự, xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản 7 tháng ước đạt 13,7 tỷ USD, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 6,4%).
Với nhóm hàng công nghiệp chế biến dù tính tổng trị giá xuất khẩu 7 tháng đầu năm có tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 122,6 tỷ USD, song xét chung vẫn có nhiều khó khăn.
Bộ Công Thương phân tích, thông thường quý 3 là thời điểm xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, với việc chưa có đơn hàng mới tại thời điểm hiện tại, xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghiệp chế biến như dệt may, da giày, túi xách, đồ gỗ… vẫn gặp nhiều khó khăn và sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, 7 tháng năm 2020, xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại giảm 20,9%; hàng dệt và may mặc giảm 12,1%; xuất khẩu giầy, dép các loại giảm 7,9%...
Tuy nhiên, một số nhóm hàng vẫn duy trì đà tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019 là gỗ và sản phẩm gỗ tăng 6,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh 24,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 27,1%.
“Nhờ tốc độ tăng trưởng ấn tượng của 2 mặt hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đã phần nào bù lại sự sụt giảm của các mặt hàng chủ lực khác trong nhóm này”, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Về thị trường xuất khẩu, hiện nay, dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia EU, Hoa Kỳ, Ấn Độ… Một số nước khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, mở cửa biên giới lại phải đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ 2 quay trở lại đã ảnh hưởng bất lợi tới các hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại.
Trong 7 tháng năm 2020, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 37,9 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 23,5 tỷ USD, tăng 18,4%.
Tính tới hết tháng 7, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam tiếp tục xuất siêu 6,5 tỷ USD cao hơn nhiều so với con số xuất siêu 1,98 tỷ USD của 7 tháng năm 2019. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,1 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 17,6 tỷ USD.
Bộ Công Thương dự báo, 5 tháng cuối năm hoạt động xuất khẩu hàng hóa vẫn còn nhiều khó khăn trong ngắn hạn. Dù vậy, Bộ này cũng cho rằng, với việc Hiệp định Thương mại dự do Việt Nam-EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8, mở ra cơ hội rất lớn cho hàng hóa và doanh nghiệp của Việt Nam.
Nếu dịch bệnh được kiểm soát tại châu Âu, Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn từ việc giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới với dân số hơn 508 triệu người, GDP khoảng 18.000 tỷ USD.
Với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế trong EVFTA sau một lộ trình ngắn, cơ hội gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang EU là rất lớn, nhất là đối với những mặt hàng lợi thế như dệt may, da giày, nông, thủy sản, đồ gỗ...
Dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp trên thế giới, tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2020 ước tính đạt 285,12 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2019 đạt 289 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước). |
(责任编辑:World Cup)
- ·Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- ·Phó Thủ tướng: Việt Nam phải có đường đi riêng, không sao chép
- ·Ông Dương Trung Quốc hỏi GĐ viện Tim có dám nhường chức cho người tài hơn
- ·Bình Phước tiết kiệm gần 40 tỷ từ tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Quốc hội khai mạc: Chốt phương án tăng tuổi hưu, miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế
- ·Kỷ luật 3 Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2015
- ·Đề xuất ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là ngày nghỉ lễ trong năm
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·2 địa phương lớn phấn đấu đạt cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách năm 2020
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Bộ Tài chính tiếp tục vào "top 3" đơn vị đứng đầu Chỉ số CCHC PAR Index 2020
- ·Infographics: Kinh tế tăng trưởng, đất nước vững bước phát triển
- ·Chủ tịch QH 'Người nào chạy chức, chạy quyền là không dùng'
- ·Sông Sài Gòn bị sạt lở
- ·Bí thư Hà Nội: Có quyền thay thế nước sông Đà nếu không đảm bảo
- ·Ông Nguyễn Thiện Nhân dẫn lịch sử Karl Marx phản đối tăng giờ làm thêm
- ·10 sự kiện nổi bật của ngành Công thương năm 2020
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập