【xem kết quả la liga】Bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo năm 2019
Hội nghị do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì,àngiảiphápthúcđẩysảnxuấttiêuthụlúagạonăxem kết quả la liga với sự tham dự của khoảng 300 đại biểu đến từ các bộ, ngành trung ương, các tổ chức ngành nghề liên quan và lãnh đạo của 13 tỉnh ĐBSCL…
Đây là hội nghị được kỳ vọng sẽ có nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài giúp cho sản xuất và tiêu thụ lúa gạo vượt qua những khó khăn và phát phát triển căn cơ hơn; cũng như duy trì sự tích cực của xuất khẩu gạo như trong những năm vừa qua.
Điệp khúc “được mùa, mất giá”
Theo tài liệu hội nghị, xuất khẩu gạo năm 2018 đạt 6,1 triệu tấn, trị giá 3,06 tỷ USD, tăng 5,1% về lượng và 16,3% giá trị so với năm 2017. Nguyên nhân tăng chủ yếu do chuyển đổi được cơ cấu giống, tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm gần 80% gạo xuất khẩu, nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 452 USD/tấn năm 2017 lên 502 USD/tấn năm 2018, tương đương và có thời điểm còn cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan.
Năm nay, diện tích lúa trên cả nước là 7,53 triệu ha, năng suất trung bình 58,1 tấn/ha, sản lượng lúa dự kiến đạt 43,8 triệu tấn, tương đương năm 2018, đủ cho nhu cầu trong nước và kế hoạch xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu gạo vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong bối cảnh thương mại gạo toàn cầu vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường.
Từ cuối năm 2018 đến nay việc tiêu thụ gạo gặp một số khó khăn, giá gạo giảm. Xuất khẩu gạo tháng 1/2019 đạt 437,6 nghìn tấn với giá trị đạt 195,3 triệu USD, giảm 10,9% về khối lượng và 18,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm, các thị trường khác chưa có nhiều khởi sắc.
Nguyên nhân do nguồn cung dồi dào vì đang bước vào thu hoạch vụ Đông Xuân - vụ lúa lớn nhất trong năm, trong khi đó các giao dịch xuất khẩu cũng ít hơn trong thời gian gần Tết. Các thị trường quốc tế đang tiếp tục có sự cạnh tranh gia tăng về chất lượng, chủng loại và yêu cầu kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu…
Lãnh đạo các bộ, ngành bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo cho nông dân trong năm 2019. Ảnh ĐD |
Hướng đến giải pháp phát triển bền vững
Tại hội nghị, lãnh đạo Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) báo cáo về tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo năm 2018 và quý I/2019; Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam báo cáo về tình hình xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trong năm 2018, dự kiến tình hình cả năm 2019 của riêng quý I/2019; lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương đưa ra dự báo về thị trường xuất khẩu gạo thế giới và những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Bộ Công thương; Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan đề xuất giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lúa gạo…
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã phân tích những "điểm nghẽn" trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Trong đó, chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của ngành lúa gạo thấp; xuất khẩu gạo khối lượng lớn nhưng giá trị thấp; sản xuất thiếu tính bền vững...
Thực trạng giá lúa gạo mà Bộ NN&PTNT nêu ra cho thấy từ cuối năm ngoái, giá lúa tươi tại ruộng có dấu hiệu sụt giảm. Đến đầu tháng 2 này, tiếp tục giảm xuống còn 4.200 đồng- 4.400 đồng/kg; loại thóc hạt dài OM 504 giảm còn 4.500 đồng/kg…
“Thêm vào đó, việc ký kết hợp đồng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, trở ngại hơn các năm trước. Một số nước nhập khẩu gạo thông tin sẽ thu mua chậm hơn so với các năm trước. Ngoài ra, năng lực thu mua tạm trữ của doanh nghiệp còn yếu. Chính vì vậy, sự vào cuộc nhanh của ngân hàng và doanh nghiệp sau chỉ đạo của Thủ tướng góp phần rất lớn để giải quyết những khó khăn trước mắt” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan, để nông sản Việt Nam, trong đó có ngành hàng lúa gạo không tiếp tục bị "giải cứu", nông dân không còn cảnh “ngồi trên đống lửa”, rất cần một chương trình hành động cụ thể, đồng bộ, liên tục, kiên trì để thoát khỏi lời nguyền "chi phí cao, chất lượng kém". Muốn vậy, không nên làm theo hướng mạnh ai nấy làm như hiện nay, mà phải cùng hợp tác với nhau một cách tự nguyện.
Toàn cảnh buổi hội nghị. Ảnh ĐD |
“Do đó, hợp tác xã là giải pháp duy nhất trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy còn những rào cản về thể chế nhưng Đồng Tháp đã, đang và sẽ kiên trì hướng đến mục tiêu đó trên nền tảng hơn 60 Hội quán nông dân - tiền đề để phát triển hợp tác xã” – ông Lê Minh Hoan nói./.
Đỗ Doãn
(责任编辑:La liga)
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Bài 3: Liên kết để phát triển du lịch bền vững
- ·Khởi tố 7 bị can thuộc Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường Quảng Ninh
- ·Bão số 12 vẫn chưa tan, tâm bão tiếp tục di chuyển sang phía Nam khu vực Tây Nguyên
- ·Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- ·Cảnh báo lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh miền Trung
- ·Chiều 28/11: Quả bom dưới chân cầu Long Biên sẽ được trục vớt
- ·Tỷ giá hôm nay (24/12): Đồng USD thế giới tiếp tục quỹ đạo tăng, “chợ đen” tăng mạnh chiều bán ra
- ·Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
- ·TP.HCM: Dán tem các cơ sở kinh doanh xăng dầu chống thất thu thuế
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Phim 'Mai' vượt mốc 400 tỷ đồng
- ·Nguyên Hà ra album hậu 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng'
- ·Tin bão số 11: Cơn bão số 11 đổi hướng di chuyển, diễn biến phức tạp
- ·Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- ·Quảng Ninh: Bắt giữ gần 3 nghìn lít dầu có nguồn gốc không rõ ràng
- ·Thanh tra toàn diện các dự án tại Sơn Trà và Đa Phước, Đà Nẵng
- ·Bị điều tra tham nhũng, tướng Trung Quốc tự tử tại nhà riêng
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh bị mất liên lạc khi đi Yên Bái đúng đợt lũ lớn