会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bắc macedonia vs】Bài 3: Liên kết để phát triển du lịch bền vững!

【bắc macedonia vs】Bài 3: Liên kết để phát triển du lịch bền vững

时间:2024-12-25 04:36:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:273次

 

Sức bật mới cho đồng bằngBài 3 Liên kết để PT (1).MP3

 

Việc liên kết phát triển du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại những bước tiến đáng kể cho ngành du lịch ĐBSCL. Tuy nhiên,ếtđểphttriểndulịchbềnvữbắc macedonia vs vẫn còn nhiều việc cần phải làm để khai thác tối đa các tiềm năng chưa được tận dụng.

Ngành du lịch tỉnh Hậu Giang đang tập trung triển khai điểm đến, tuyến du lịch mang tính điểm nhấn, đặc sản của ĐBSCL.

Cần sự thay đổi

Du lịch là một trong 4 trụ cột kinh tế mà Hậu Giang đang tập trung phát triển. Năm 2024, tỉnh đón lượng khách tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước. Để du lịch phát triển tương xứng tiềm năng, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch có kế hoạch cụ thể cho phát triển để du lịch của tỉnh đi vào thực chất. Quan tâm hơn nữa việc kêu gọi, thu hút đầu tư vào ngành du lịch; hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có ý tưởng, đam mê làm du lịch. Ngành du lịch cũng tập trung triển khai điểm đến, tuyến du lịch mang tính điểm nhấn, đặc sản của ĐBSCL, từ đó nâng cao chất lượng trụ cột du lịch của tỉnh.

Trong việc liên kết, phát triển du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đề xuất: “Thành phố Hồ Chí Minh cần có không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm ĐBSCL. Nếu du khách cần xem nét văn hóa ĐBSCL thì có trình chiếu, giới thiệu cho họ xem. Nếu họ có nhu cầu, muốn đi thì có tour, tuyến để họ đi theo các tour, tuyến mà chúng ta đã liên kết với nhau”.

Thống kê từ 100 doanh nghiệp lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 5,7 triệu lượt khách đã tham gia các chương trình du lịch liên kết, khám phá văn hóa, sinh thái và ẩm thực đặc trưng của ĐBSCL. Các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò chính trong việc khai thác các sản phẩm du lịch này, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Tại ĐBSCL, các doanh nghiệp đã và đang triển khai các chương trình để thu hút khách du lịch, đồng thời tăng cường liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh để mở rộng thị phần từ thành phố triệu dân.

Ông Trần Anh Thuy, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bến Tre, đề xuất cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Bến Tre, đặc biệt là sản phẩm OCOP và sản phẩm từ dừa tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các thị trường tiềm năng quốc tế. Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mang đậm sắc thái địa phương.

“Tăng cường liên kết du lịch, nhất là du lịch sinh thái, văn hóa. Hỗ trợ xây dựng, quảng bá các tour du lịch, liên kết Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre. Trong đó, tập trung vào các sản phẩm du lịch sinh thái, làng nghề truyền thống. Hỗ trợ Bến Tre hệ thống hạ tầng giao thông và phát triển các tuyến du lịch đường thủy”, ông Trần Anh Thuy chia sẻ.

Bên cạnh đó, ông Thuy cho rằng cần tiếp tục kiến nghị với Trung ương hỗ trợ nguồn lực đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, nhất là tuyến đường bộ ven biển kết nối các tỉnh như: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng với Thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ tỉnh Bến Tre nâng cấp các cầu, có độ tĩnh không thấp.

Nhìn nhận điểm chung hiện nay của 13 tỉnh, thành ĐBSCL trong phát triển du lịch chủ yếu là từ đặc trưng vùng sông nước. Tuy nhiên, theo ông Mai Hoàng Việt, Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Du lịch Công tử Bạc Liêu, để phát triển du lịch bền vững, cần có sản phẩm đặc trưng để phục vụ du khách, thu hút khách hàng tiềm năng, đặc biệt là khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

“Cần có đề án nghiên cứu phát triển du lịch đặc trưng từng tỉnh, thành tạo nên sự liên kết, tránh nhàm chán cho du khách. Ngoài ra, cơ sở lưu trú cần nâng cao chất lượng sản phẩm, số lượng để đáp ứng nhu cầu lưu trú ngày càng cao của du khách. Hiện nay, theo tôi biết còn nhiều tỉnh, thành chưa có khách sạn tiêu chuẩn cao cấp từ 4-5 sao”, ông Việt đề xuất.

Đại diện Hiệp hội du lịch tỉnh An Giang nhấn mạnh, trong liên kết vùng, cần xây dựng các tour và tuyến du lịch hấp dẫn để giữ chân du khách ở lại lâu hơn. Những tour này nên có nội dung phong phú và sinh động giúp du khách tận hưởng và trải nghiệm, qua đó khuyến khích họ chi tiêu nhiều hơn trong thời gian lưu trú. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch đang rất cần nguồn vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay các tổ chức tín dụng cho lĩnh vực này chưa nhiều. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có sự tiếp xúc và hỗ trợ để tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất hợp lý.

Xây dựng kế hoạch dài hạn

Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho rằng trong hợp tác phát triển du lịch, thành phố và các tỉnh, thành ĐBSCL cần hợp tác chặt chẽ để xác định lộ trình hợp lý cho khách du lịch quốc tế, đảm bảo họ lưu lại Việt Nam trong số trung bình 12 ngày. Cần xác định số ngày du khách ở Thành phố Hồ Chí Minh và số ngày họ tham quan ĐBSCL, cũng như xây dựng các tour tuyến và sản phẩm du lịch phù hợp để phối hợp hiệu quả.

“Chúng ta có rất nhiều lễ hội nhưng làm riêng lẻ, mỗi lễ hội gần như tự làm, không có phối hợp. Làm sao mỗi tháng có một sự kiện lễ hội nào đó để du khách có thể đến, tham gia. Thậm chí những hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại của 13 tỉnh cùng nhau thực hiện. Cái này phải ngồi lại với nhau mới tính được”, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Cũng theo ông Phan Văn Mãi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương cần ngồi lại với nhau vẽ nên bản đồ du lịch của vùng và ĐBSCL để cùng xuất hiện với nhau trong kinh doanh, trong các sự kiện. Xây dựng khái niệm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và ĐBSCL chứ không phải riêng từng địa phương. Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm sẽ mời tư vấn làm việc này. Khi có thiết kế, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mời các công ty du lịch tham gia vào.

“Sự kiện “Trên bến dưới thuyền” sắp tới tại Thành phố Hồ Chí Minh phải làm sao để sự xuất hiện của các địa phương ĐBSCL tại sự kiện này thật sự nổi bật. Không chỉ là mua bán những sản vật cụ thể mà đó là sự trao đổi, đóng góp của ĐBSCL cho đời sống vật chất và tinh thần, cho sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại”, ông Phan Văn Mãi bày tỏ. 

MỘNG TOÀN

Bài 4: Để hợp tác đi vào chiều sâu

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Xe thiết giáp BTR
  • Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 78 phát hành ngày 30/6/2019
  • Không nhất thiết phải điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát của năm 2022
  • Mã QR và dấu ấn 'khó phai' trong ngành công nghiệp ẩm thực
  • Lại cháy lớn ở Hội An, hàng chục xe điện du lịch bị thiêu rụi
  • Cáp quang biển AAE
  • Thi THPT quốc gia 2019: Đình chỉ thí sinh chụp đề thi đăng tải lên mạng xã hội
  • Thụy Sỹ luôn coi Việt Nam là đối tác tiềm năng, quan trọng
推荐内容
  • Cháy xe chở gas lan sang nhà xưởng ở Hà Nội, 3 người bị thương
  • Tăng cường giao thương, thương mại Đắk Nông duy trì đà tăng trưởng
  • Xuất nhập khẩu tăng trưởng nhưng không thể chủ quan
  • Nền kinh tế Việt Nam vững vàng trong “giông bão”
  • Tai nạn ô tô khách với xe tải ở Phú Yên, 8 người thương vong
  • Vì sao Metaverse trở thành 'cơn sốt' mới của thế giới công nghệ?