【tỷ số trận napoli】Chủ đầu tư Dự án bất động sản đang phải “biếu không” hạ tầng cáp điện, cấp nước?
Hiệp hội bất động sảnTP.HCM (HoREA) vừa đưa ra văn bản nêu tiếng nói của các doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM gửi Bộ Công thương,ủđầutưDựánbấtđộngsảnđangphảibiếukhônghạtầngcápđiệncấpnướtỷ số trận napoli Bộ Xây dựng, Bộ tài chính, Thường trực Thành Ủy TP.HCM, Thường trực Ủy ban nhân dân TP.HCM, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVN HCMC, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) về các chủ đầu tưdự ánbất động sản đang “biếu không” hạ tầng cáp điện, cấp nước mà mà không được các đơn vị này hoàn lại tiền, bởi toàn bộ chi phí thực hiện các công trình này (chiếm khoảng 2-3% chi phí đầu tư của dự án) do doanh nghiệpbất động sản bỏ ra và được phân bổ vào giá bán mà người tiêu dùngphải gánh chịu khi mua nhà.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, toàn bộ giá trị các công trình điện, nước được các doanh nghiệp bất động sản bàn giao cho công ty điện lực, công ty cấp nước có giá trị rất lớn và cũng không rõ cơ chế hạch toán những tài sản đã được bàn giao này.
Các chủ đầu tư dự án bất động sản cho rằng mình đang “biếu không” hạ tầng cáp điện, cấp nước. Ảnh Gia Huy |
“Đây là điều bất hợp lý kéo dài nhiều năm qua, bởi vì Công ty Điện lực, Công ty Cấp nước cũng là những doanh nghiệp kinh doanh thì lẽ ra phải đầu tư hệ thống lưới điện, đường ống nước đến đồng hồ căn hộ để bán điện, bán nước cho người tiêu dùng. Có thể thấy rõ sự bất hợp lý này, khi thấy các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực hạ tầng thông tin, truyền thông như điện thoại, truyền hình, internet... từ nhiều năm qua đã tự bỏ chi phí đầu tư hệ thống cáp quang, đường truyền để cung ứng dịch vụ cho khách hàng tại các dự án nhà ở. Nếu các công ty điện lực, công ty cấp nước đầu tư toàn bộ hệ thống cấp điện, cấp nước này thì sẽ góp phần làm giảm giá thành nhà ở có lợi cho người tiêu dùng, và mới có sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp bất động sản và các doanh nghiệp điện, nước”, ông Châu nêu rõ.
Ngoài ra, văn bản cũng nêu ý kiến về việc Tổng Công ty Điện lực TP.HCM cho rằng, việc đầu tư hệ thống cấp điện là trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án bất động sản. Lập luận này của Tổng Công ty Điện lực TP.HCM dựa theo quy định tại khoản 3 điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản: chủ đầu tư "chỉ được phép bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi đã hoàn thành xong việc xây dựng nhà, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực". Đồng thời, tại khoản 3 điều 17 Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ quy định nghĩa vụ của chủ đầu tư cấp 1 là: "Đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đảm bảo đồng bộ với hệ thống hạ tầng khu vực xung quanh, phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt".
HoREA cho rằng lập luận này chưa chính xác, bởi vì Công ty Điện lực hoạt động trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ điện phải tuân thủ theo Luật Điện lực 2004 là quy định pháp lý chuyên ngành điện, bởi lẽ tại khoản 3 điều 11 về đầu tư phát triển điện lực đã quy định: "Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện" và tại khoản (2.c) điều 41 về nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện đã quy định: "Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện phân phối đáp ứng nhu cầu điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật với bên mua điện".
Trước những bất cập trên, HoREA kiến nghị Công ty Điện lực đầu tư toàn bộ hệ thống lưới điện đến đồng hồ từng căn nhà, căn hộ để bán điện cho người tiêu dùng, tương tự như cách làm của các doanh nghiệp điện thoại, truyền hình, internet, để người mua nhà không phải gánh chi phí bất hợp lý này.
HoREA đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công thương chỉ đạo việc hạch toán tài sản hệ thống điện mà doanh nghiệp đã bàn giao cho ngành điện như quản lý tăng tài sản cố định hoặc như nguồn thu khác từ nguồn vốn xã hội hóa;
Về việc EVN HCMC nói rằng trước khi ban hành quy định về tiếp nhận tài sản cố định công trình điện, đã tổ chức hội thảo vào ngày 02/10/2015 để lấy ý kiến góp ý của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản. Nhưng trên thực tế, HREA đã không được mời tham dự cuộc họp này. Hiệp hội và các doanh nghiệp bất động sản đề xuất tổ chức làm việc với EVN HCMC.
HoREA đề nghị Công ty Cấp nước đầu tư toàn bộ hệ thống đường ống nước đến đồng hồ từng căn nhà, căn hộ để bán nước cho người tiêu dùng, tương tự như cách làm của các doanh nghiệp điện thoại, truyền hình, internet, để người mua nhà không phải gánh chi phí bất hợp lý này.
Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng chỉ đạo việc hạch toán tài sản hệ thống cấp nước mà doanh nghiệp đã bàn giao cho Công ty Cấp nước (ở TP.HCM là doanh nghiệp cổ phần) như quản lý tăng tài sản cố định của doanh nghiệp từ nguồn vốn xã hội hóa.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Long An: Thu nội địa tăng hơn 31% nhờ thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý thuế
- ·Tổ chức thi thăng hạng viên chức hành chính lên chuyên viên, chuyên viên chính
- ·Cao Bằng nêu tên 28 doanh nghiệp nợ 89 tỷ đồng tiền thuế
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
- ·Phấn đấu từ năm 2022 triển khai hiệu quả mô hình mới về kiểm tra chuyên ngành
- ·‘Cần những dự án chất lượng mới hút được người giàu đến Đà Nẵng’
- ·Hải quan Hải Phòng thông quan gần 900 tờ khai dịp Tết Tân Sửu 2021
- ·Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- ·2 cá nhân được tặng Bằng khen Thủ tướng do có thành tích chống gian lận xuất xứ
- ·100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- ·Bay hạng thương gia 2 tiếng tốn 16 triệu, tôi có nên mua?
- ·Hưng Yên: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp ngân sách tăng trưởng khá
- ·Gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất: Tiếp sức, hỗ trợ giữ mạch sản xuất kinh doanh
- ·Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
- ·Hoa mắt với… xăng!
- ·Các đơn vị ngành Tài chính phía Nam: Linh hoạt ứng phó với dịch Covid
- ·Cần Thơ: 5 tháng thu ngân sách đạt 45,3% chỉ tiêu pháp lệnh
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·Hải quan Quảng Ninh: Tăng thu hơn 2,2 tỷ đồng từ hậu kiểm