【mazatlan vs】Luật về quyền riêng tư
Quyền về đời sống riêng tư ở Việt Nam
Hiện nay,ậtvềquyềnriecircngtưmazatlan vs nước ta chưa có đạo luật riêng về vấn đề này. Tuy nhiên, Việt Nam đã công nhận và bảo hộ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong các văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và pháp luật chuyên ngành. Cụ thể, tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn; Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật... Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình...
Trong pháp luật hình sự, tại Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20 triệu đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm: Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào; Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác…
Trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005, tại khoản 2 Điều 46 có quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Và tại Điều 16 của Luật An toàn thông tin mạng có quy định nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng như sau: Cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng…
Khắc phục hạn chế bằng luật riêng
Từ những viện dẫn nêu trên cho thấy, đến nay nước ta đã xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ và hoàn thiện về việc bảo vệ quyền bí mật đời tư. Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ quyền bí mật đời tư còn một số điểm hạn chế cần được khắc phục bằng một đạo luật riêng. Thứ nhất là định nghĩa về thông tin cá nhân thuộc phạm trù bí mật còn chưa thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Ví dụ như trong Luật An toàn thông tin mạng quy định “Thông tin cá nhân là thông tin gắn với việc xác định danh tính của một người cụ thể”. Tuy nhiên, ở Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử lại quy định: “Thông tin cá nhân là các thông tin góp phần định danh một cá nhân cụ thể, bao gồm tên, tuổi, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại, thông tin y tế, số tài khoản cá nhân...”. Như vậy, định nghĩa về thông tin cá nhân ở Luật An toàn thông tin mạng ngắn gọn, trong khi ở Nghị định số 52/2013/NĐ-CP lại quy định cụ thể, chi tiết.
Thứ hai, trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành đã sử dụng cụm từ “thông tin của người tiêu dùng” để hàm chứa thông tin cá nhân của người tiêu dùng. Thế nhưng, ở Luật An toàn thông tin mạng và Nghị định số 52/2013/NĐ-CP lại dùng cụm từ thông tin cá nhân. Bên cạnh đó, các quy định hiện hành trong lĩnh vực an ninh mạng mới tập trung điều chỉnh việc bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường, mà chưa có quy định cụ thể về bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường truyền thống. Điều này tạo ra kẽ hở giữa các quy phạp pháp luật điều chỉnh không gian thực và không gian ảo, không phù hợp với thực tiễn của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay.
Thứ ba, các quy định của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân hiện hành chưa bắt kịp thực tiễn sử dụng các dữ liệu cá nhân như dữ liệu về hình ảnh cá nhân (công nghệ nhận diện khuôn mặt), các dữ liệu sinh trắc (vân tay, mắt…). Đồng thời, các văn bản pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân chưa dự liệu tới những tình huống thực tế trong thu thập, xử lý thông tin cá nhân. Ví dụ như: Việc thu thập và xử lý thông tin cá nhân là trẻ em cần lấy ý kiến đồng ý của những ai, việc chuyển thông tin cá nhân xuyên biên giới cần được kiểm soát như thế nào, việc vô danh hóa thông tin cá nhân để sử dụng phải chịu những ràng buộc pháp lý như thế nào… Và đặc biệt, hiện chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với chủ thể có hành vi sai trái trong thu thập và sử dụng thông tin cá nhân.
Thứ tư, trong Bộ luật Hình sự hiện nay mới chỉ có một số quy định bước đầu về tội “Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác” (Điều 159) và tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” (Điều 288). Thế nhưng, nội dung của 2 tội danh này chưa quy định cụ thể, trực tiếp về các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới thông tin cá nhân đang diễn ra hiện nay.
Từ thực tế cuộc sống và những viện dẫn nêu trên cho thấy, quyền bí mật cá nhân là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Nhà nước bảo hộ bằng các quy định cụ thể trong các văn bản quy phạp pháp luật từ Hiến pháp đến các đạo luật chuyên ngành và nhiều nghị định của Chính phủ. Do nội hàm của một vấn đề nhưng lại được quy định riêng lẻ trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nên đã dẫn tới những kẽ hở, độ vênh và khó cho việc thực thi. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, đã đến lúc cần xây dựng đạo luật riêng về quyền bí mật cá nhân, bí mật gia đình, trong đó cũng cần quy định cụ thể trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và Nhà nước trong việc bảo đảm thực thi quyền này.
(责任编辑:World Cup)
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·Thủ lĩnh đội quân ăn mày nổi tiếng trong sử Việt là ai?
- ·Nam sinh lớp 9 ở Nghệ An bị ép ăn đất: Công an điều tra
- ·Ngày hội Hangeul năm 2024 – nơi hội tụ và lan tỏa tình yêu với văn hóa Hàn Quốc
- ·Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- ·Nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi quận lớp 9 môn Toán ở Hà Nội
- ·Trường đại học đầu tiên chốt thưởng Tết 2025, lao công nhận bằng mức hiệu trưởng
- ·Hải Phòng hỗ trợ phí đào tạo 9 nghề trên địa bàn thành phố
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·Xô xát trong trường học, 2 thầy cô cùng gửi đơn đến cơ quan công an
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- ·Từ người chăn trâu trở thành quân sư kiệt xuất cho chúa Nguyễn, ông là ai?
- ·Thần đồng 10 tuổi đỗ đại học, 12 tuổi nhận đề cử Nobel Hòa bình
- ·Học sinh lớp 9 ở Nghệ An bị ép bốc đất lên ăn: Thông tin mới nhất
- ·Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
- ·Quốc gia nào có đường bờ biển dài nhất thế giới?
- ·‘Đột phá tư duy’
- ·Hơn 20 trường đại học chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025, nhiều nhất gần 1 tháng
- ·Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
- ·Mở cổng đăng ký H4TF: E