【lịch thi đấu bđ ngoại hạng anh】Hiu hiu gió lạnh
(CMO) Sáng sớm tỉnh giấc, mở cửa ra, đón ngay luồng gió lạnh hắt vào mặt… biết là trời đã trở gió rồi. Gọi là gió bấc, gió chướng… nhưng tôi vẫn thích nhắc tới nó theo cách của riêng mình: gió Tết. Bởi vì mỗi khi trời se se lạnh, gió thổi hiu hiu là biết sắp Tết đến nơi.
Cũng cùng đón cơn gió lạnh sớm mai tràn về thành phố cực Nam. Hay xưng là Cu Ðen, trên mạng xã hội, anh Nguyễn Triều (báo Tuổi Trẻ) viết những dòng hóm hỉnh, dễ thương: “Ðêm qua, thừa lúc Cu Ðen ngủ, ai đó đã lén dời Ðà Lạt xuống Cà Mau…”.
Có lẽ sống ở xứ biển nắng nóng mặn mòi, mưa dầm xì xụp, nên dường như khí trời mát dịu, gió lạnh nôn nao lòng người mỗi khi trở bấc cũng làm con người ta cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn và hớn hở đón nhận, trừ những người khổ sở hắt hơi, sụt sịt vì mắc bệnh về hô hấp, viêm mũi dị ứng.
Hồi còn nhỏ, hễ mỗi lần nghe gió lạnh mơn man da thịt như vầy, tôi lại nôn Tết, trông mau tới Tết để được mặc quần áo mới, ăn bánh - kẹo - mứt, được lì xì, được đi chơi Tết… Lớn dần, sự trông ngóng tới Tết mỗi khi đón gió lạnh ùa về cũng dần vơi; khi đi xa nhà, thay vào đó là cảm giác co ro mong được về nhà sum họp, đoàn tụ.
Từ thời kháng chiến, ông nội tôi có một nền nhà nằm bên dòng kênh Rạch Rập (Phường 8, TP Cà Mau), cất nhà làm chỗ ở tản cư. Sau này, mảnh đất đó là nơi giúp tiếp nối con đường học vấn cho cả mấy gánh con cháu trong dòng họ. Cứ hễ học hết cấp 1 ở trường làng, các con cháu lại được ba mẹ cất nhà cây lá tạm trên nền đất của ông nội mua đó để đi học tiếp lên cao hơn. Cấp 2 thì học trường Phường 8, nằm ngay chân cầu Gành Hào (nay đã dời địa điểm và đổi tên thành Trường THCS Lương Thế Vinh). Cấp 3 thì học Trường Bán Công (nay là Trường THPT Cà Mau), Trường Hồ Thị Kỷ, Trường chuyên Phan Ngọc Hiển.
Cứ thế, lớp lớp con cháu trong nhà học xong phổ thông, rời quê đi học xa hơn, lớp em cháu lại nối tiếp ra ở để đi học. Mãi tới mấy năm gần đây mới có được cây cầu dành cho người đi bộ từ kênh Rạch Rập qua Phường 2, chứ trước đó toàn phải đi đò chèo qua sông. Nhưng dù phải đi bộ ra bến đò Rạch Rập, xuống đò qua sông rồi đi bộ tiếp đến trường thì vẫn gần, tiện hơn là chịu cảnh mới tờ mờ sáng đã phải dậy dắt xe đạp xuống xuồng, bơi qua tới lộ ngánh (tên con lộ nhỏ dẫn từ đường lớn xuống đình Tân Hưng, ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau), rồi đạp xe hì hục thêm 5, 6 cây số tới trường. Gặp lúc mưa gió, xe hư giữa chừng là coi như phải nghỉ học.
Ðang sống trong sự bảo bọc của ba mẹ, phải đùm túm ra ở riêng đi học, tự lực mọi thứ, mấy lúc gió thổi hiu hiu báo Tết lại ngồi nhớ nhà muốn khóc!
Thời buổi khó khăn, đi học thiếu thốn đủ điều, những kỷ niệm vui buồn theo đó cũng rưng rưng. Thương nhất là ông anh con cô Năm, buổi trưa đi học về đói meo, hì hục nhóm lò nấu cơm; củi ỉ ướt nhóm hoài không cháy, quạu quá đập cái cà ràng nứt ra làm ba, rồi nhịn đói đi ngủ. Ngủ mê mệt, tới khi thức dậy, nguôi cơn nóng nảy, lại lủi thủi đi kiếm dây chì ràng cái lò lại, nấu cơm ăn.
Rồi chuyện qua đò đi học mỗi ngày cũng cười ra nước mắt. Không phải trả tiền đò, ngày nào ngay giờ cao điểm, học sinh cũng chen chúc tranh thủ qua sông nhanh cho kịp giờ học. Dù là dân miệt sông nước nhưng mặc áo dài vướng víu, nhìn cái cầu thang nhỏ đóng sơ sài bằng cây tràm, không tay vịn, để bước từ trên sàn bến xuống đò mà e ngại, vì sóng nước dập dềnh, mũi chiếc đò tam bản cũng bị xô đẩy theo con sóng. Có lần đi ngay chuyến đò đông ngẹt, khẳm lấp lém nước, nhìn về ngã ba Chùa Bà, rồi nhìn dòng nước cuồn cuộn chảy, tôi sợ thót tim. Nước chảy siết, chị chèo đò không thể chèo ngang qua sông, mà phải chèo ngược nước xéo lên phía trên, để trừ hao, khi đò bị trôi xuống là cũng vừa cập đúng bến.
Nhưng đi riết rồi thành quen, mấy cô cậu học trò bước lên bước xuống thoăn thoắt, đủ chỗ thì ngồi, chật thì cứ nương theo dợn sóng mà đứng. Giờ xe cộ, lộ làng thuận lợi hơn, lại có cầu dành cho người đi bộ qua sông, những chiếc đò chèo, đò máy cũng vắng bóng dần, nhưng mỗi lần anh em có dịp tụ tập xúm xít, cứ nhắc hoài mấy chuyện ở bến đò. Chuyện về tình huống tẽn tò của một anh học trò thấy em gái dễ thương khó nhọc với đôi quang gánh xếp đầy cá chuẩn bị bước lên bờ, anh hào hiệp đỡ tiếp một đầu gánh, sề cá ở đầu kia mất thăng bằng đổ ụp xuống sông; hoảng quá anh buông tay, sề cá ở đầu còn lại đổ nốt!
Dù không còn “thịnh hành” như trước, nhưng những chiếc đò chèo trên đoạn sông khu vực ngã ba Chùa Bà vẫn hiện hữu, ngày ngày đưa rước khách. Ảnh: LÊ TUẤN |
Rồi chuyện mẹ tôi đi khám bệnh ở bệnh viện thị xã lúc bấy giờ, bận về bị chìm đò. Không biết bơi, chới với giữa dòng nước, nhớ lời ông cố từng dạy: chiếc xuồng dù bị chìm, nó cũng sẽ lập lờ, không chìm ngay xuống đáy, nếu không biết bơi thì cứ bình tĩnh vịn vào xuồng để chờ được cứu. Mẹ tôi bấu được vào be xuồng, vịn cột chèo ngoi ngóp và được một chiếc đò khác kịp vớt lên. Thoát chết, được chở đưa về tới nhà rồi mà mẹ vẫn còn run lập cập, xanh mét, thất thần…
Học xong phổ thông, rời căn nhà nhỏ bên dòng kênh Rạch Rập, vào đại học, càng xa quê hơn, mỗi bận nghe gió lạnh thổi, lại nôn nao, chờ thi nốt mấy môn cuối để cuốn gói về ngay, trước khi xe cộ cận Tết vừa đông vừa tăng giá vé. Những năm sau, già dặn hơn thì cứ học xong, chuẩn bị sẵn hết mọi thứ, để từ 4 giờ khuya, anh em đã thức dậy về quê, kịp ra khỏi thành phố trước khi kẹt xe. Chở nhau bằng xe máy chạy từ Sài Gòn về Cà Mau, đoạn đường gần 300 km mà không thấy xa xôi, lâu lắc gì. Qua Long An, Tiền Giang, gió lạnh vẫn mơn man thổi… sau mấy bận dừng chân ghé quán nghỉ ngơi ăn uống, xế xế là tới nhà. Bận về háo hức nên thấy nhanh, bận đi thì nặng trĩu. Mới mùng 5, gió Tết vẫn còn thổi hây hẩy mà đã phải trở lên để mùng 6 kịp vào học, thế là chạy lâu ơi lâu vẫn thấy chưa ra khỏi địa phận Bạc Liêu.
Giờ gió lạnh lại thổi hiu hiu, mà dịch bệnh đang hoành hành, lòng người càng mong mỏi về một cái Tết sum vầy, sức khoẻ, bình an, để anh em ở xa được tụ họp về thăm ba mẹ nơi quê nhà./.
Tâm Hảo
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Vẫn còn nhiều thông tin về an toàn thực phẩm chưa chính xác gây hoang mang trong xã hội
- ·20 điều cần rũ bỏ để có được hạnh phúc trong năm mới
- ·2 tháng đầu năm, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài gần 44,5 triệu USD
- ·Xuất siêu ngành nông nghiệp tăng hơn 3 lần
- ·Bamboo Airways phối hợp tổ chức các chuyến bay đặc biệt đưa người Hà Tĩnh về quê từ TP HCM
- ·Vàng SJC giao dịch dưới ngưỡng 69 triệu đồng/lượng
- ·Cô gái nghỉ việc ngân hàng để đi bán hàng rong
- ·Khai mạc Tuần văn hóa du lịch Lai Châu tại Hà Nội năm 2020
- ·Tai nạn giao thông ngày 28/5: Ford Ranger gây tai nạn rồi bỏ chạy, phóng vun vút bằng 3 bánh
- ·Thưởng thức phở Thìn vừa quen, vừa lạ ở Vinpearl
- ·Từ hôm nay, giá gas tăng mạnh 10.000 đồng/bình 12kg
- ·Chuyện tình 'sét đánh' của cô gái Đắk Lắk, sang Phần Lan làm dâu
- ·Giá vàng hôm nay tăng trở lại
- ·Kim Huyền Sâm: Nghệ thuật mang đến sự hồn nhiên và tươi trẻ
- ·Việt Nam dự AsiaBerlin Summit 2022 với chủ đề tăng trưởng xanh
- ·Siêu mẫu Võ Hoàng Yến khoe dáng cùng biểu cảm sắc lạnh
- ·Khai mạc Tuần văn hóa du lịch Lai Châu tại Hà Nội năm 2020
- ·5 lý do nên sắm ngay bếp từ
- ·Tạo lập môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng, lành mạnh
- ·Hải Phòng thu hút thêm 162 triệu USD vốn FDI