【bongdanet.mobil】Khó đạt mục tiêu, vẫn quyết liệt triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Nhiều e ngại,óđạtmụctiêuvẫnquyếtliệttriểnkhaigóihỗtrợlãisuấbongdanet.mobil một số khách hàng chủ động hoàn trả tiền lãi được hỗ trợ lãi suất 2% | |
Ngân hàng cần thúc đẩy tín dụng trên tinh thần chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp | |
NHNN tiếp tục thúc ngân hàng thương mại giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% |
Gói hỗ trợ lãi suất 2% với nguồn kinh phí từ ngân sách 40.000 tỷ đồng ban hành năm 2022 (theo Nghị quyết số 43/2022/QH15) được kỳ vọng sẽ là “phao cứu trợ” để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Ảnh: ST |
Theo số liệu từ NHNN, tính đến cuối tháng 4/2023, doanh số hỗ trợ lãi suất 2% đạt hơn 105.000 tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt gần 52.000 tỷ đồng, số tiền đã hỗ trợ khách hàng luỹ kế từ đầu chương trình đạt khoảng 409 tỷ đồng.
Thông tin cụ thể hơn, trong cuộc họp mới đây tại NHNN về vấn đề này, bà Hà Thu Giang - Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, trong số 44 ngân hàng thương mại được thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất, có 32 ngân hàng đã có phát sinh số tiền hỗ trợ lãi suất.
Chẳng hạn, VietinBank đã có 96/155 chi nhánh của ngân hàng triển khai chương trình, cho 224 khách hàng vay, quy mô dư nợ là 12.300 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất là 96 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/4/2023, BIDV đã thực hiện hỗ trợ 98 khách hàng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt 4.960 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất là 52,2 tỷ đồng.
Tại Agribank, tính đến ngày 18/5, ngân hàng này đã hỗ trợ 879 khách hàng, doanh số cho vay đạt 9.500 tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ đạt 4.800 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ là 44 tỷ đồng.
Dù đã vào cuộc rất tích cực, nhưng có thể thấy, kết quả giải ngân của gói hỗ trợ lãi suất 2% vẫn chưa được như kỳ vọng. Theo bà Hà Thu Giang, có rất nhiều nguyên nhân như bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi so với khi xây dựng Chương trình hỗ trợ lãi suất, khách hàng không đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất hay có trường hợp khách hàng đáp ứng điều kiện nhưng lại e ngại công tác thanh, kiểm tra, khó đánh giá về khả năng “phục hồi” trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều yếu tố rủi ro, bất định.
Ngoài ra, ý kiến từ các ngân hàng còn cho biết nhiều hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh, nên e ngại trong việc chứng minh mục đích sử dụng vốn.
Thậm chí, khách hàng cũng lo ngại trong trường hợp sau này bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định phải thu hồi số tiền hỗ trợ lãi suất thì rất khó xử lý vì lúc đó số tiền này đã hạch toán lợi nhuận/chia cổ tức cho cổ đông, nên dù đã được nhận hỗ trợ lãi suất, thì một số khách hàng đã chủ động hoàn trả toàn bộ số tiền lãi đã được hỗ trợ lãi suất.
Vì vậy, căn cứ vào thực tế triển khai, các ngân hàng thương mại đã dự kiến số tiền hỗ trợ lãi suất trong năm 2023 là khoảng 2.435 tỷ đồng, tuy nhiên theo bà Giang, khả năng đạt được mục tiêu này là khó.
Tuy nhiên, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhận định, doanh nghiệp khó sẽ dẫn đến ngân hàng khó, ngược lại, ngân hàng cũng cần bảo vệ sức khoẻ của mình, đảm bảo an toàn hệ thống. Nên giải ngân được thêm đồng nào tốt đồng đó, thêm doanh nghiệp nào tốt doanh nghiệp đó.
Do đó, Phó Thống đốc đề nghị các ngân hàng phải coi trọng công tác tín dụng, tập trung tối đa vào công tác tín dụng trong giai đoạn tới đây, trong đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% là nhiệm vụ quan trọng và phải tiếp tục thực hiện một cách quyết liệt. Các ngân hàng phải có trách nhiệm từ nay đến cuối năm, chủ động tiếp cận, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ lãi suất theo quy định, không bị động ngồi chờ khách hàng đến.
Đại diện lãnh đạo NHNN cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, kịp thời giải đáp, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai chính sách, bố trí kịp thời nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho ngân hàng thương mại trong quá trình thực hiện thanh toán và quyết toán số tiền hỗ trợ lãi suất.
Trước đó, NHNN đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, do hiệu quả thực thi chính sách chưa cao như hiện nay, nhiều chuyên gia đã khuyến nghị cơ quan chức năng nên chuyển nguồn hỗ trợ sang những lĩnh vực thiết thực hơn, nhất là trong giai đoạn nguồn lực hỗ trợ kinh tế còn nhiều hạn chế.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Triển khai ngay Nghị quyết của UBTVQH về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn
- ·Việt Nam trao tặng nhân dân Cuba 5.000 tấn gạo
- ·Tiết giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp
- ·Nợ ai nấy trả!
- ·Điều chỉnh thuế môi trường, giá xăng dầu đồng loạt tăng từ 0h ngày 1/1
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 137 phát hành ngày 15/11/2018
- ·Sắp diễn ra Triển lãm Thực phẩm, đồ uống quy tụ 650 doanh nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh
- ·Thu hồi vốn ứng trước ngay khi được giao kế hoạch vốn năm
- ·Trang bị bộ công cụ quản lý, giám sát triển khai Luật hỗ trợ DNNVV, thúc đẩy phát triển doanh nhân n
- ·Đắk Lắk: Khai trương tuyến phố thanh toán không tiền mặt tại TP Buôn Ma Thuột
- ·Giá cả hàng hóa bình ổn, sức mua giảm
- ·Bắt tạm giam 6 nguyên cán bộ CSGT TP Chí Linh
- ·Thiệt hại thực tế của DAB là trên 3.378 tỷ đồng và trên 73.200 lượng vàng
- ·Nghệ An: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản
- ·Giá vàng SJC giảm nhẹ, vẫn cao hơn vàng thế giới 8,84 triệu đồng/lượng
- ·Hơn 120 doanh nghiệp giao thương tại Hội chợ
- ·Vì sao Việt Nam nhập siêu rau quả từ Ấn Độ?
- ·Nâng cao năng lực tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam
- ·Tăng cường phối hợp quản lý, sử dụng đất công
- ·Ngôn ngữ thứ hai