【kết quả ngoại hạng nga】Thách thức cho quá trình chuyển đổi năng lượng
Tác động của khủng hoảng năng lượng đến chuyển đổi năng lượng OPEC kêu gọi thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng một cách thực tế Châu Âu và mục tiêu chuyển đổi năng lượng Chủ tịch COP27 kêu gọi nhiều nỗ lực hơn để giảm lượng khí phát thải |
Hạn chế về hạ tầng là rào cản chính đối với sự quá trình chuyển đổi năng lượng |
Đây là nhận định của nhật báo Le Figaro của Pháp khi đánh giá về thách thức đối với quá trình chuyển đổi năng lượng trên toàn cầu.
Rystad, công ty tư vấn năng lượng độc lập lớn nhất ở Na Uy, ước tính để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,8°C (giới hạn được coi là thực tế hơn mức 1,5°C của Thỏa thuận Paris), mạng lưới điện toàn cầu cần đầu tư 3.100 tỷ USD (tương đương 2.857 tỷ euro) đến năm 2030. Dự báo này hoàn toàn có cơ sở khi sự phát triển của các trang trại điện mặt trời và gió tiếp tục diễn ra với tốc độ chóng mặt, với 644 tỷ USD được dành cho việc mở rộng công suất vào năm 2024. Sự bùng nổ của năng lượng tái tạo khiến hệ thống ban đầu được thiết kế để cung cấp điện từ các nhà máy điện lớn đến người tiêu dùng, giờ đây phải kết nối một số lượng lớn và ngày càng tăng các điểm sản xuất, đồng thời trở thành hệ thống lưới điện hai chiều.
Xu hướng điện khí hóa các hoạt động, sự phát triển của các trung tâm lưu trữ dữ liệu máy tính, nhu cầu ngày càng tăng về công suất tính toán với trí tuệ nhân tạo cũng đang thúc đẩy những nhu cầu khổng lồ này.
Trên quy mô toàn cầu, hiện có hơn 80 triệu km đường dây truyền tải điện, bao gồm 6 triệu km đường dây điện cao thế. Việc xây dựng thêm 18 triệu km đường dây trên toàn thế giới đòi hỏi gần 30 triệu tấn đồng, một loại dây dẫn được ưa chuộng trong các cáp dẫn dưới lòng đất. Các quy trình cấp phép phức tạp gây ra sự chậm trễ ở nhiều quốc gia.
Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới để hỗ trợ sản xuất năng lượng tái tạo, các nhà quản lý mạng lưới cũng đang nỗ lực quản lý các nguồn lực một cách thông minh nhằm điều chỉnh sự cân bằng cung cầu. Khách hàng có thể tự nguyện giảm tiêu thụ năng lượng tạm thời để điều chỉnh cho phù hợp với sản xuất. Sau đó, cần phát triển hệ thống lưu trữ điện để giúp khắc phục một phần những khó khăn do tính không liên tục của nguồn năng lượng tái tạo gây ra.
Ủy ban châu Âu khẳng định phần lớn các khoản đầu tư từ nay đến năm 2030 sẽ đổ vào các mạng phân phối địa phương để biến chúng thành “kỹ thuật số, được giám sát theo thời gian thực, có thể điều khiển từ xa và đảm bảo an toàn mạng lưới”, từ đó giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Đặc biệt, mạng lưới điện không chỉ áp dụng ở quy mô quốc gia. Càng nhiều hệ thống được kết nối với nhau thì càng có khả năng phục hồi tốt hơn. Tuy nhiên, sự mở rộng của mạng lưới điện có thể gặp khó khăn trong việc đối phó với sự tăng đột ngột của các trạm sản xuất năng lượng tái tạo đang cố gắng kết nối vào đó.
Chuyên gia Leonhard Birnbaum, Giám đốc điều hành của tập đoàn năng lượng Đức E.ON, kết luận: “Các hạn chế về cơ sở hạ tầng là rào cản lớn nhất đối với sự chuyển đổi xanh tại châu Âu”.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Những vùng đất mát mẻ nhất châu Âu giữa 'sóng nhiệt' kỷ lục
- ·President calls for stronger Timor Leste relations
- ·PM Abe wants closer ties between Japanese, Vietnamese parties
- ·VN, UAE seek closer legislative tie
- ·Paralympic 2024: Đoàn thể thao Người tị nạn ghi dấu ấn lịch sử
- ·NA leader makes visit to India
- ·PM promises favourable conditions to DP world group
- ·Amnesty decisions announced
- ·Bắt giữ 106 kg methamphetamine
- ·Labour Order awarded
- ·NATO bất ngờ muốn làm hòa với Nga
- ·PM congratulates Timor Leste Ambassador on term
- ·Central province marks the 50th anniversary of massacre
- ·Việt Nam, Cambodia issue Joint Statement
- ·Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc giảm tháng thứ ba liên tiếp
- ·VN pushes extradition pact with Thailand
- ·Plan to raise retirement age submitted to the government
- ·NA chief arrives in UAE
- ·Team Building để ngực trần ở Cửa Lò, lãnh đạo thị xã chỉ đạo xử lý
- ·Find ways to boost VN