【nhận định bỉ vs】9X từ bỏ tất cả, về quê giúp mẹ vượt qua trầm cảm bằng TikTok
Muốn mẹ cười nhiều hơn
Kết thúc chuyến công tác lên Lâm Đồng,ừbỏtấtcảvềquêgiúpmẹvượtquatrầmcảmbằnhận định bỉ vs Đắk Lắk với những phiên livestream bán nông sản OCOP cho nông dân cùng các TikToker, Phan Văn Chiêu chia sẻ, cậu cùng mẹ - bà Nguyễn Thị Trinh (SN 1979) - đã làm TikTok được hơn nửa năm nay.
Nhớ lại thời điểm trước khi làm kênh TikTok, chàng trai 9X tâm sự, gia đình cậu chỉ có 2 mẹ con nương tựa lẫn nhau.
Ngày Chiêu còn nhỏ ở quê, mẹ lầm lũi làm đủ nghề để nuôi cậu. Đậu đại học chuyển lên TP.HCM, mẹ con cậu chật vật mưu sinh duy trì cuộc sống. Nhiều lần Chiêu có ý nghĩ bỏ học đi kiếm tiền để mẹ bớt khổ, nhưng rồi ngẫm lại, cậu lại cố gắng học thật nhanh, thật giỏi vì không muốn phụ công mẹ.
Quá trình học đại học, Chiêu nhận được lời mời đi du học Hàn Quốc, đi đào tạo chuyên sâu tại Nhật. Song, cậu đều từ chối vì không nỡ để mẹ ở nhà một mình.
Cuối năm 2019, tốt nghiệp đại học, Chiêu được giữ lại làm công tác giảng dạy tại trường. Lúc đó, cậu vừa học Thạc sĩ vừa đi làm. Sau một thời gian, thấy mình không có năng khiếu sư phạm, Chiêu chuyển qua làm môi giới bất động sản, rồi trưởng phòng kinh doanh của một công ty viễn thông…
Chiêu phát hiện ra mình rất thích được giao lưu, tiếp xúc với mọi người, thích được đi nhiều nơi và khám phá môi trường sống. Hơn hết, cậu nhận thấy mình là người có đầu óc bay bổng, thích sáng tạo nghệ thuật.
Một lần tình cờ nghe bài hát “Mười năm” của ca sĩ Đen Vâu, Chiêu giật mình nhận ra cậu đã gần 30 tuổi rồi mà vẫn chưa làm được gì cho mẹ. Mẹ Chiêu càng ngày càng ít nói, ít cười, sống khép kín.
Vậy là một lần nữa, Chiêu chấp nhận từ bỏ tất cả để về quê cùng mẹ làm lại từ đầu, chỉ mong tìm lại nụ cười cho mẹ.
9X năng động, bươn chải đủ nghề để kiếm sống.
Đầu năm nay, Chiêu nhận thấy TikTok rất phát triển. Đó không đơn thuần là kênh giải trí của giới trẻ mà là nền tảng kinh doanh số, nếu ai biết khai thác sẽ rất tiềm năng. Trong khi, ở quê hương An Giang của Chiêu có rất nhiều nông sản ngon nhưng ít người biết tới. Chiêu về các vùng nguyên liệu, tìm hiểu quy trình, đời sống của người nông dân sản xuất các nông sản đặc sản để lên ý tưởng khởi nghiệp làm TikToker.
Mới đầu, mẹ Chiêu khá sợ đứng trước ống kính máy quay để giao tiếp cùng mọi người. Chiêu động viên mẹ làm thử, lên ý tưởng kịch bản, viết sẵn những câu thoại ngắn gọn để hai mẹ con cùng “diễn”.
“Mọi người xem những clip đầu tiên nếu để ý sẽ thấy, mẹ em không thể nói được câu thoại dài. Nhiều câu thoại chỉ có 5 chữ nhưng để mẹ thể hiện thành công cũng là một thử thách. Hai mẹ con rất vất vả, có những khi quay clip cả 2 mẹ con đều khóc”, Chiêu nhớ lại.
Trong các clip, bà Trinh luôn xuất hiện với nụ cười và giọng nói đặc trưng.
9X lập kênh TikTok “Chill An Giang”. Thông qua những câu chuyện thường ngày, Chiêu cùng mẹ làm các clip giới thiệu về nông sản đặc sản quê hương. Chỉ trong thời gian ngắn, kênh TikTok đã có gần 2 triệu lượt người thích và theo dõi.
Giúp nông dân quảng bá hàng nông sản
Ngày 13/2, clip đầu tiên về thốt nốt - loại cây đặc sản nổi tiếng của An Giang được đăng tải lên kênh TikTok Chill An Giang. Mất cả buổi để tự ghi hình, clip lên sóng chỉ còn 2 phút 10 giây.
Clip thực hiện rất vất vả và mất nhiều tâm huyết, song lượt xem lại rất chậm trong 2 ngày đầu tiên. Ngày thứ 3 đi quay ở cánh đồng thốt nốt cách nhà 40km dưới trời nắng nóng, thương mẹ, Chiêu định bỏ cuộc. Bất ngờ, trên đường trở về nhà, đoạn clip thứ 3 của 2 mẹ con được lên xu hướng và được mọi người đón nhận.
“Hai mẹ con em quên hết mệt mỏi, ngồi nhìn số view cứ chớp mắt đã tăng vọt mà phấn khích vô cùng. Mẹ em mừng tới quên ăn quên ngủ”, Chiêu cười nói.
Đoạn clip triệu view đầu tiên của Chiêu và mẹ nói về cây thốt nốt.
Dần dần, những clip giới thiệu về các loại nông đặc sản với giọng nói đặc biệt, nụ cười và ánh mắt rạng ngời của mẹ Chiêu đã thu hút khán giả. Nhờ cùng con trai làm TikTok, bà Trinh dần cởi mở hơn với mọi người xung quanh, trở nên hoạt bát và không ngại giao tiếp.
Phát hiện các mặt hàng nông sản được nhiều người quan tâm, chàng trai 9X miền Tây xây dựng kênh TikTok hướng tới tiêu chí quảng bá các sản phẩm OCOP.
Theo Chiêu, người nông dân chỉ biết làm ra sản phẩm OCOP ngon đạt chất lượng mà không biết rõ về công nghệ và nền tảng số hóa. Vì vậy, Chiêu luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn họ tạo kênh, giúp truyền tải thông điệp và đưa gian hàng của họ tham gia chợ phiên trên TikTok.
Kim chỉ nam của 9X khi bán hàng nông sản trên TikTok giúp nông dân chính là không thay đổi tên chủ thể sản phẩm. Bởi cậu hiểu, mỗi sản phẩm OCOP đều là tâm huyết, công sức và niềm tự hào của người nông dân.
“Với em, mỗi sản phẩm OCOP đều chứa đựng nhiều yếu tố và cả câu chuyện của con người làm ra nó. Vì thế, em kết hợp cùng các cô chú, anh em vùng miền khác để đẩy nông đặc sản An Giang lên mạng xã hội cho bạn bè trên mọi miền biết”, Chiêu chia sẻ.
Trong clip bán hàng đầu tiên trên TikTok, mẹ con Chiêu giới thiệu ba khía - một nông đặc sản của An Giang. Sau clip đó, cả tấn ba khía được tiêu thụ, cửa hàng bán ba khía trở thành shop đứng đầu ngành thực phẩm đóng hộp trên TikTok.
Khi cùng với các hot TikToker livestream bán hàng nông sản tại Bắc Giang, mẹ con Chiêu cùng các bạn bán được 23 tấn vải thiều chỉ sau 4 tiếng đồng hồ.
Tháng 5 vừa qua, trong một chương trình đi giới thiệu nông sản tại Bắc Kạn, mẹ Chiêu gặp bà Thơ (chủ kênh TikTok Thơ nông sản) có hoàn cảnh tương đồng nhau.
Chiêu kể lại: “Cô Thơ đã truyền rất nhiều động lực cho mẹ em. Từ đó, mẹ đã mạnh dạn giao tiếp và tự tin hơn. Bây giờ niềm vui của mẹ mỗi ngày là ‘đếm view’ và đọc bình luận của khán giả. Clip nào đạt triệu view là mẹ rất vui”.
Chiêu mong muốn cứ mỗi phiên chợ vào thứ 7, nhiều nông đặc sản sẽ được bán và thu hút sự quan tâm. Doanh số bán hàng tăng trưởng mỗi tháng 150%.
Mục tiêu trong tương lai, Chiêu sẽ bán không chỉ các sản phẩm OCOP của An Giang mà của tất cả các vùng miền như bí xanh Bắc Kạn, vải thiều Bắc Giang, trái cây Lâm Đồng…
“Em mong muốn mỗi khi nhắc tới em, mọi người sẽ nhắc tới cách em làm, thành quả em đạt được thay vì các con số. Thành công cốt lõi không phải là kiếm được bao nhiêu tiền mà là em đã giúp người nông dân đưa nông sản lên nền tảng số thông qua câu chuyện của 2 mẹ con. Và đặc biệt, em đã tìm lại được nụ cười của mẹ”. Đó chính là điều khiến Chiêu tự hào.
Ảnh, clip: Nhân vật cung cấp
Thạc sĩ livestream bán hàng, vượt mặc cảm mở đường mới cho nông dân
Chảo Thị Yến từng sợ khi mọi người nói có bằng thạc sĩ nước ngoài cũng chỉ livestream bán hàng. Song, 9X người Dao Tuyển này đã vượt qua mặc cảm và đang mở ra con đường mới cho người nông dân quê mình.(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tăng cường các giải pháp để tiếp tục tăng nhanh, bền vững diện bao phủ BHXH, BHYT
- ·Khách ngại ăn tại chỗ, nhà hàng lên app phục vụ ẩm thực ‘hạng sang’ tại gia
- ·Bức tượng khỏa thân gây lo ngại sẽ làm xảy ra tai nạn giao thông
- ·Lần đầu về ra mắt, cô gái bàng hoàng trước cảnh nhà bạn trai
- ·Hội Liên hiệp Phụ nữ tham quan, học tập làm kinh tế giỏi tại Nhà máy Mỹ phẩm Kachi
- ·Hàn Quốc sẽ siết tín dụng để hạn chế đầu cơ bất động sản
- ·Tập trung hoàn thành các dự án, công trình, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2023
- ·Bài cúng Thần tài
- ·Đức Hòa Thượng quan tâm phát triển sản phẩm OCOP
- ·Sản lượng dầu khí đá phiến của Mỹ vẫn trên đà gia tăng
- ·Sửa đổi Luật Dầu khí
- ·Toà án Mỹ không cho nữ sinh phá thai vì điểm học bạ thấp
- ·Cộng đồng quốc tế phản ứng trước việc Mỹ quyết định rút khỏi UNESCO
- ·Trang hoàng bàn ăn ngày Tết để bữa cơm sum họp thêm trọn vẹn
- ·Thông cống nghẹt Thịnh Phát chỉ từ 100 ngàn
- ·Mỹ bác đề xuất của Pháp đánh thuế thu nhập các tập đoàn công nghệ
- ·Chú rể mượn rượu phá tan đám cưới tại Trung Quốc
- ·Samsung dẫn đầu thế giới về thị trường chip bán dẫn
- ·Tiêu chuẩn quốc tế mới của ASTM (D8560) xác định nồng độ PFAS trong không khí trong nhà
- ·5 cách check