会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ty le ty so 2in1】Hướng đi cho nền nông nghiệp bền vững!

【ty le ty so 2in1】Hướng đi cho nền nông nghiệp bền vững

时间:2024-12-23 18:22:34 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:407次

Nông nghiệp sạch,ướngđichonềnnngnghiệpbềnvữty le ty so 2in1 hữu cơ, tuần hoàn... mở ra nhiều triển vọng và được xem là hướng đi tất yếu để phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, ở một số địa phương vùng ĐBSCL các mô hình nông nghiệp sạch, sản xuất theo hữu cơ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo yếu tố môi trường...

Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau màu sạch ở ĐBSCL mang lại hiệu quả cao. Ảnh: H. TÂN

Tín hiệu lạc quan

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan vừa có chuyến thăm những nông dân trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi vịt và nuôi cá tự nhiên ở xã Phú Thành A, huyện Tam Nông (Đồng Tháp). Theo báo cáo của UBND huyện Tam Nông thì mô hình lúa - cá - vịt tại xã Phú Thành A thời điểm ban đầu có 8 thành viên xuống giống khoảng 20ha lúa canh tác theo hướng hữu cơ. Trong mùa lũ 2022 vừa qua, 8 hộ dân này đã trữ cá đồng vào ruộng để nuôi tự nhiên, đến kỳ thu hoạch bán được hàng trăm triệu đồng. Đối với sản xuất lúa, các nông dân sử dụng giống ST 25, bón vùi phân hữu cơ trước khi gieo sạ; đồng thời kết hợp thả nuôi vịt nhằm giảm bớt các loại sâu rầy và tăng thêm nguồn thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích…

Nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới. Ảnh: H.THU

Ông Nguyễn Minh Tuấn, nông dân tham gia mô hình này, bộc bạch: “Lâu nay, huyện Tam Nông là một trong những nơi sản xuất lúa khá lớn của tỉnh; tuy nhiên trong giai đoạn chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, lấy chất lượng thay cho số lượng nên chúng tôi đang thích nghi với cách làm mới. Và mô hình lúa - cá - vịt bước đầu cho thấy phù hợp vùng đất trũng như Tam Nông; vì vậy sẽ mở rộng sản xuất trong thời gian tới”.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đánh giá cao tính sáng tạo và cách làm phù hợp với điều kiện thực tế của nông dân xã Phú Thành A. Việc sản xuất lúa hữu cơ, kết hợp nuôi vịt và nuôi cá tự nhiên là theo quy trình tuần hoàn, giảm phát thải; đồng thời tăng thêm nguồn thu nhập, tăng lợi nhuận. “Mô hình này rất khả quan, do đó địa phương và ngành nông nghiệp cần tiếp tục hỗ trợ bà con nông dân mở rộng quy mô, nghiên cứu nhân rộng ở những vùng có điều kiện tương tự…”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan lưu ý.

Ở xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, ai cũng biết vợ chồng thầy giáo Nguyễn Đông Thái - người mạnh dạn áp dụng công nghệ trồng dưa lưới trong nhà kính, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm trên vùng đất phèn mặn. Anh Thái cho biết, sau thời gian công tác trong ngành giáo dục, để tăng thêm thu nhập nên anh tìm hiểu việc trồng dưa lưới trong nhà kính, một mô hình mà địa phương đang khuyến khích phát triển. Theo đó, sau khi học hỏi công nghệ trồng dưa lưới trong nhà kính từ một công ty ở Thành phố Hồ Chí Minh, anh Thái vay 300 triệu đồng từ Hội Nông dân, cộng với số tiền tích góp của gia đình hơn 400 triệu đồng để đầu tư khu nhà kính rộng 1.000m2 đất nhằm trồng dưa lưới theo công nghệ Nhật Bản.

Với quy trình áp dụng công nghệ kỹ thuật cao, bình quân một vụ dưa thu được khoảng 4-4,6 tấn/1.000m2. Trong một năm canh tác 4 vụ dưa lưới đã cho thu hoạch hơn 16 tấn dưa, sau khi trừ chi phí còn lời từ 250-300 triệu đồng/năm. Tới đây, anh Thái mở rộng quy mô canh tác nhằm phấn đấu tăng doanh thu lên gần 1 tỉ đồng mỗi năm; ngoài ra phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng thương hiệu dưa lưới Vĩnh Thuận. “Lâu nay, huyện Vĩnh Thuận khá thành công với việc nuôi tôm càng xanh và trồng dưa lê; giờ đây mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà kính đã “bén rễ” trên vùng đất phèn mặn này nên làm đa dạng cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân nhiều cơ hội để phát triển nông nghiệp bền vững”, lãnh đạo huyện Vĩnh Thuận cho biết.

Với diện tích khoảng 8.000m2 đất tại xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, trang trại Ngũ Thường Mekong do chị Lữ Thị Nhật Hằng làm chủ được xem là một trong những trang trại đầu tư nông nghiệp khép kín một cách bài bản trong tỉnh.

 Chị Lữ Thị Nhật Hằng, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Ngũ Thường Mekong, cho biết danh mục sản xuất của nông trại đăng ký là phát triển điện áp mái phía trên và sản xuất nông nghiệp phía dưới. Tận dụng khoảng trống phía dưới nông trại phát triển mô hình trồng nấm, nuôi trùn quế, trồng rau sạch và nuôi thủy sản.

Để phát triển trang trại này, chị Nhật Hằng đầu tư hệ thống điện áp mái công suất 990kWp phía trên và tận dụng khoảng trống phía dưới để sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Chia sẻ về mô hình, chị Hằng cho biết từ đầu năm 2021, 10 nhà trồng nấm rơm với tổng diện tích khoảng 350m2 được đưa vào sản xuất. Sau khi thu hoạch xong bã rơm thải sẽ được ủ men vi sinh tạo thành phân bón hữu cơ để trồng cỏ voi, rau và nuôi trùn quế. Mỗi ngày trang trại thu hoạch từ 30-35kg nấm rơm, mang về doanh thu hàng chục triệu đồng/tháng.

Cỏ voi sau thời gian trồng và phát triển trở thành nguồn thức ăn cho bò. Chất thải từ bò lại được tái sử dụng trở thành thức ăn cho trùn quế sinh trưởng tốt. Trùn quế được tận dụng làm thức ăn cho gà, vịt, cá. Hệ thống tuần hoàn này không chỉ tận dụng được những phế phẩm bỏ đi, giảm tối thiểu chất thải đưa ra môi trường. Đặc biệt còn giảm được tối thiểu nhân công vận hành trang trại. Nông trại đã xây dựng và đưa vào sản xuất 4 nhà trùn quế với diện tích 400m2. Trùn quế ngoài sử dụng trong nông trại còn được bán thương phẩm với giá 50.000 đồng/kg trùn tươi hoặc đông lạnh. Bên cạnh đó, chị Hằng còn nuôi cá, trên ao cá sẽ làm những sàn nuôi vịt sạch. Chị dùng phân vịt cho cá ăn, còn nuôi trùn cho cá, gà, vịt trong nông trại ăn. Rơm thì làm nấm. Những mô rơm thải thì sử dụng làm giá thể đẻ cho trùn, trồng cây, bón phân cho cây, trồng rau sạch. Hiện chị đã làm ra được nấm rơm, gà, trùn; phân trùn chị cũng đã bán được cho bà con xung quanh đây để trồng cây.

Ông Đàm Văn Hưng, chủ cơ sở kinh doanh trái cây Hương Miền Tây (Bến Tre), cho hay: “Cơ sở chúng tôi đang tiêu thụ bưởi da xanh ở thị trường nội địa và xuất khẩu hàng đầu tại ĐBSCL. Thời gian qua, chúng tôi đẩy mạnh liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm khuyến khích sản xuất sạch, hữu cơ…, bởi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới ngày càng khắt khe về chất lượng. Đến nay, nhiều nơi đã chuyển đổi sang sản xuất sạch, chất lượng… khá tốt; cụ thể lô bưởi da xanh ở Bến Tre được xuất khẩu sang thị trường khó tính Hoa Kỳ vào cuối tháng 11-2022 vừa qua là kết quả của sự thay đổi đáng mừng này”.

Xây dựng nền nông nghiệp trách nhiệm, bền vững

Lần đầu tiên tỉnh Đồng Tháp xuất khẩu nông thủy sản đạt gần 1,4 tỉ USD trong năm 2022, đây là kết quả mà nhiều năm qua tỉnh tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chất lượng, bền vững. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho hay, ngay từ đầu tỉnh xác định 5 ngành hàng chủ lực (gồm lúa gạo, xoài, hoa kiểng, cá tra và vịt) dựa trên lợi thế so sánh, tiềm năng thị trường để tập trung phát triển. Thành công bước đầu trong phát triển nông nghiệp bền vững của Đồng Tháp là sự “đồng hành cùng doanh nghiệp”, kéo được nhiều doanh nghiệp đến tham gia, đầu tư và liên kết với nông dân. Khoảng 6 năm gần đây, có hàng chục dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào nông nghiệp thuộc các lĩnh vực như: chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản, chăn nuôi; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp...

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết, mục tiêu đến năm 2025 tỉnh sẽ thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”. Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, có trách nhiệm, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy tiềm năng lợi thế từng ngành, địa phương; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ; quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường, sinh thái... 

Ở Bạc Liêu, sản xuất lúa gạo chất lượng cao và nuôi tôm công nghệ cao đóng vai trò chủ lực trong tăng trưởng ngành nông nghiệp. Đặc biệt, vài năm nay, Bạc Liêu dồn sức xây dựng tỉnh trở thành “thủ phủ tôm” của cả nước. Theo ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, tỉnh tích cực ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tôm. Trong đó, khẩn trương hình thành Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu là dự án quan trọng được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện; đồng thời nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Khi dự án này hoàn thành sẽ còn góp phần phát triển du lịch, bởi mô hình du lịch gắn với tham quan Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về nuôi tôm đến nay chưa có tỉnh nào làm được… 

Tại Kiên Giang - nơi sản xuất hơn 4,3 triệu tấn lúa mỗi năm (dẫn đầu cả nước); trong đó đa phần là lúa chất lượng cao. Hiện các hợp tác xã và nông dân cùng liên kết với các doanh nghiệp xây dựng hơn 5.000ha lúa hữu cơ, lúa trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, tiêu chuẩn SRP… để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu… Đây là bước chuyển đổi mạnh mẽ của Kiên Giang trong những năm qua nhằm hướng tới việc ngành lúa gạo bền vững và giảm phát thải.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng: Trong xu thế nền kinh tế của thế giới hiện nay là “less in more” - ít hơn nhưng được nhiều hơn và “more from less” - được nhiều hơn từ cái ít hơn; vấn đề này thông qua công nghệ để giải quyết. Chúng ta có thể tuần hoàn các phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp, từ đó sẽ làm giảm đi các khoản chi phí về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Một khi chi phí trong sản xuất nông nghiệp được kéo giảm xuống, cho dù năng suất có thể giảm theo, nhưng giá bán sẽ cao hơn, bởi tạo ra được sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng. Đây cũng là cách để “thoát” tư duy về sản lượng, từ đó hướng đến tư duy về chất lượng, hướng đến nông nghiệp sạch, xanh, tuần hoàn. Mà nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái chính là “less in more, more from less” từ những mô hình đơn giản này.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, trong năm 2022, dù xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt con số ấn tượng 53,22 tỉ USD, tăng hơn 9,3%; nhưng chúng ta không thể đi tiếp con đường sản xuất nông nghiệp lấy sản lượng, số lượng để phấn đấu nữa, mà cần mạnh dạn thay đổi theo hướng kinh tế nông nghiệp, làm sao tạo ra được giá trị gia tăng nhiều hơn. Điều đáng mừng là nhận thức của xã hội về vai trò của nông nghiệp, cũng như tư duy phát triển nông nghiệp đã chuyển sang một tư duy mới, mô hình mới, tăng trưởng tích hợp đa giá trị… Vì vậy, việc xây dựng và phát triển các mô hình nông nghiệp sạch, hữu cơ, tuần hoàn rất cần các địa phương tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng hơn nữa trong thời gian tới…

 

H.TÂN - H.THU

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Khám phá những ngành nghề đang cần nhân lực ở Việt Nam
  • Chọn độ phân giải camera an ninh sao cho phù hợp
  • OpenAI xây dựng chip nội bộ đầu tiên với Broadcom và TSMC
  • Phải làm gì khi dữ liệu di động không hoạt động trên thiết bị Android
  • Thực trạng xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh
  • Lừa xem phim online và bình chọn được trả phí để chiếm đoạt tài sản
  • Ứng dụng AI có quá đắt đỏ với doanh nghiệp siêu nhỏ?
  • Công ty Nhật biến mọi bề mặt thành cảm ứng, kể cả thú nhồi bông
推荐内容
  • Hút bể phốt 686 công ty dịch vụ vệ sinh môi trường chuyên nghiệp tại VN
  • Chiếc điện thoại di động đầu tiên trong cuộc đua giữa AT&T và Motorola
  • Trung Quốc phóng tàu Thần Châu 19, đưa thế hệ nhà du hành thứ 3 lên không gian
  • Người nghèo sẽ được hỗ trợ điện thoại thông minh miễn phí
  • Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông
  • Hội nghị Quốc tế Techsauce 2024: Hướng đến thúc đẩy nền kinh tế số bền vững