【trục tiep bong da】Xuất khẩu hồ tiêu 800 triệu USD cũng khó
Hồ tiêu "ế" tại EU,ấtkhẩuhồtiêutriệuUSDcũngkhótrục tiep bong da Mỹ do làn sóng Covid-19 thứ hai? | |
58 container hồ tiêu mặc kẹt tại Nepal được tái xuất về nước | |
Nỗ lực "giải cứu" hàng chục container hồ tiêu bị kẹt tại Nepal |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Xuất khẩu giảm ở hàng loạt thị trường
Báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy, 8 tháng năm 2020, xuất khẩu hồ tiêu đạt 203 nghìn tấn và 445 triệu USD, giảm 7,4% về khối lượng và giảm 20% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Tại thị trường trong nước, giá tiêu cũng bắt đầu có dấu hiệu tăng trong tháng 8/2020. Cụ thể, so với tháng trước, giá tiêu tại Bà Rịa Vũng Tàu đã tăng 1.500 đ/kg lên mức 49.500 đ/kg; giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông tăng 2.000 đ/kg lên 48.500 đ/kg; giá tiêu tại Đồng Nai tăng 2.500 đ/kg lên 47.500 đ/kg. |
Ba thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam tiếp tục là Hoa Kỳ, Ấn Độ và Đức, chiếm 30,8% tổng trị giá xuất khẩu. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 7 tháng năm 2020 chỉ đạt 2.169 USD/tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2019.
Đại diện lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) đặc biệt lưu ý, 7 tháng năm 2020, xuất khẩu tiêu sang nhiều thị trường đã giảm mạnh. Trong đó, Ấn Độ là thị trường có mức suy giảm mạnh nhất do chịu ảnh hưởng đáng kể của đại dịch Covid-19.
Cụ thể, xuất khẩu tiêu sang Ấn Độ trong 7 tháng đạt 9,2 nghìn tấn, tương đương 20,2 triệu USD, giảm 40,2% về khối lượng và giảm 46,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần của Ấn Độ theo đó cũng đã giảm 2,3% từ mức 7,4% xuống còn 5,1%.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu xuất khẩu tháng 8/2020 có xu hướng tăng tại Ấn Độ và Việt Nam, ổn định tại Brazil và Malaysia, giảm tại Indonesia. Cụ thể, giá tiêu giao tại cảng của Ấn Độ đã tăng 157 USD/tấn, Việt Nam tăng 100 USD/tấn. Trong khi đó, giá tiêu tại Indonesia giảm 143 USD/tấn.
Cảnh báo xuất nhập khẩu bất thường
Không ít chuyên gia đánh giá, sự bùng phát và lây lan của đại dịch Covid-19 đã và đang tác động nghiêm trọng đến thương mại và chuỗi cung ứng hồ tiêu toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Năm 2020, theo dự báo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, sản lượng hồ tiêu đạt khoảng 240.000 tấn, giảm 15% so với năm 2019. Điều này gây thêm khó khăn cho các nhà xuất khẩu tiêu. Theo đó, mục tiêu xuất khẩu 280.000 tấn tiêu, với trị giá đạt 800 triệu USD cũng được dự báo còn nhiều khó khăn.
Trong xuất khẩu hồ tiêu từ đầu năm đến nay, câu chuyện đáng chú ý nhất là từ ngày 6/4/2020, Chính phủ Nepal ban hành lệnh hạn chế nhập khẩu toàn diện với 5 mặt hàng, trong đó có hồ tiêu. Lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức và chỉ những lô hàng đã mở L/C (tín dụng thư tại ngân hàng nước nhập khẩu trước ngày 29/3/2020 mới được làm thủ tục nhập khẩu).
Việc này dẫn đến 58 containers hồ tiêu trị giá khoảng 3 triệu USD của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không được thông quan.
Bên cạnh đó, Chính phủ Nepal cho rằng các lô hàng này vi phạm quy định. Hồ tiêu là mặt hàng thực phẩm cần đăng ký tại Cơ quan Công nghệ và Quản lý thực phẩm trước khi làm thủ tục nhập khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu đã không thực hiện và có dấu hiệu vi phạm trong thời gian dài.
Gần đây, Chính phủ Ấn Độ cũng liên tục cảnh báo có hoạt động xuất nhập khẩu trái phép (buôn lậu), trong đó có hồ tiêu tại khu vực biên giới Ấn Độ với các nước láng giềng, trong đó có Nepal. Chính phủ Nepal cũng cho rằng số lượng hồ tiêu nhập khẩu vào Nepal tăng đột biến trong 2-3 năm qua nhưng số lượng tiêu dùng thực tế tại nước này lại rất ít.
Qua vụ việc này, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản lưu ý, doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam cần nâng cao hơn nữa nghiệp vụ đàm phán thương mại quốc tế, nghiên cứu kỹ pháp luật để áp dụng những điều khoản thanh toán phù hợp, an toàn mọi tình huống, mọi biến động, đảm bảo thực hiện đúng các quy định pháp luật.
Ngoài ra, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng cần nâng cao vai trò định hướng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm, tăng cường phát hiện và cảnh báo các hoạt động xuất nhập khẩu bất thường và có dấu hiệu vi phạm quy định nước nhập khẩu, tăng cường phối hợp với các ngành hàng tại nước nhập khẩu.
Đồng thời khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu chế biến, tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm hồ tiêu, hạn chế xuất khẩu thô, tham khảo học hỏi kinh nghiệm của Ấn Độ phát triển ngành gia vị và công nghệ chế biến thực phẩm.
(责任编辑:La liga)
- ·Chấp nhận con dâu dang dở một lần đò...
- ·5 năm nữa giới đầu tư bất động sản Hà Nội sẽ đổ về đâu?
- ·Sống khổ tại chung cư tái định cư
- ·Kỳ vọng gỡ “nút thắt” cho dự án BT
- ·Giá heo hơi hôm nay 3/4/2024: Tăng nhẹ, người chăn nuôi lãi 5.000
- ·Tăng cường tuần tra giao thông trên quốc lộ 13, 14
- ·“Nuôi lươn không bùn” coi chừng lỗ nặng!
- ·Xả nước thải vào đất của người dân!
- ·“Chồng tôi từng ngủ với nhiều đàn bà…”
- ·Nhiều ông lớn BĐS lọt danh sách vi phạm trật tự xây dựng của Hà Nội
- ·Phiên đấu thầu vàng SJC vào sáng nay tiếp tục bị hủy
- ·Hãy giúp đỡ người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo
- ·Làm sao để khởi kiện khi bị đơn vắng mặt ở địa phương?
- ·Con bị cắt chân rồi làm sao đi được, tía ơi!
- ·Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
- ·Văn phòng cho thuê theo “trend” mới
- ·Nova Land thoái toàn bộ 470 tỷ vốn góp tại Phước Long
- ·Thị trường bất động sản: Lượng tồn kho còn khoảng 20.000 tỷ đồng
- ·Long An cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đạt gần 100%
- ·Hà Nội đi tìm những lô đất dành làm nhà ở xã hội lặng lẽ bốc hơi