【tỉ số trận benfica】12 dự án thua lỗ ngành Công thương: Lỗ hơn 26.360 tỷ đồng
Chưa xác định đầy đủ thiệt hại do 5 dự án còn tranh chấp
Theo báo cáo của Bộ Công thương, đến nay, số liệu thiệt hại về kinh tế cho nhà nước của 12 dự án thuộc Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương chưa được xác định đầy đủ, do có 5/12 dự án còn tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC. Do đó, chưa hoàn thành quyết toán và xác định chính xác giá trị các dự án nêu trên.
Theo số liệu ước tính 6 tháng đầu năm 2020, tình hình tài chính của 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công thương như sau: Vốn chủ sở hữu âm hơn 7.264 tỷ đồng; tổng tài sản là hơn 59.152 tỷ đồng; tổng nợ phải trả là hơn 63.308 tỷ đồng; lỗ lũy kế là hơn 26.360 tỷ đồng.
Về thời hạn hoàn thành xử lý các dự án, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của các dự án này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ban chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành xử lý trong năm 2020, nếu phải chậm hơn, không kéo dài quá nửa đầu năm 2021.
Tại Nghị quyết số 33/2016/QH14 của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng, mức độ thiệt hại; khẩn trương xử lý dứt điểm đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương.
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ này, cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2551/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ xử lý các tồn tại, yếu kém của các dự án này (gọi tắt là Ban chỉ đạo).
Ban chỉ đạo đã xác định 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương để xem xét, đánh giá (gồm 4 dự án sản xuất phân bón, 3 dự án sản xuất nhiên liệu sinh học, 2 dự án sản suất thép, 1 dự án sản xuất sơ xợi polyester, 1 dự án sản xuất bột giấy và 1 doanh nghiệp công nghiệp tàu thủy).
Ngay sau khi được thành lập, Ban chỉ đạo đã khẩn trương làm việc với các dự án, nắm bắt tình hình và xây dựng phương án xử lý. Sau 3 năm thực hiện đến nay cho thấy, công tác chỉ đạo xử lý tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp đã được thực hiện thống nhất, đồng bộ, bảo đảm bám sát quan điểm, mục tiêu, nội dung chỉ đạo của Bộ Chính trị và phương án, giải pháp xử lý các dự án, doanh nghiệp theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2 dự án có lãi, năm 2020 lại phát sinh lỗ
Các giải pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, doanh nghiệp đã được triển khai thực hiện một cách tổng thể, toàn diện. Cùng với việc xử lý các vấn đề về tài chính, quản trị, thị trường, hỗ trợ pháp lý, khoa học công nghệ, các vấn đề về lao động việc làm, ổn định xã hội, bảo đảm môi trường, an ninh - quốc phòng đã được tính tới để xử lý, qua đó tới nay đã tạo được những chuyển biến tích cực.
Theo đó, trong số 12 dự án, doanh nghiệp, năm 2018 và 2019 có 2 dự án, doanh nghiệp có lãi nhưng vẫn phát sinh lỗ lũy kế (DAP-1 Hải Phòng, Thép Việt Trung).
Tuy nhiên đến hết quý I/2020, 2 doanh nghiệp này có kết quả kinh doanh lỗ; 4 dự án từng bước khắc phục khó khăn, giảm lỗ (Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, DAP-2 Lào Cai, Công nghiệp tàu thủy Dung Quất DQS); 1 dự án, doanh nghiệp dừng hoạt động nay đã vận hành trở lại (Xơ sợi Polyester Đình Vũ PVTex); 2 dự án đủ điều kiện vận hành trở lại, nhưng chưa khởi động do điều kiện thị trường khó khăn (Nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi và Bình Phước).
Trong số các dự án này, đã hòa giải xử lý được tranh chấp Hợp đồng EPC đối với dự án PVTex; rà soát pháp lý, đàm phán thành công việc sửa đổi bổ sung các căn cứ pháp lý (hợp đồng liên doanh, điều lệ liên doanh) bảo đảm quyền lợi hợp pháp đối với nhà máy Thép Việt Trung.
Công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra làm rõ sai phạm, vi phạm pháp luật ở từng dự án đã được thực hiện khẩn trương. Đến nay, các dự án đều đã được tiến hành thanh tra các cấp (12/12 dự án), kiểm toán (7/12 dự án), điều tra và khởi tố (4/12 dự án), để làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật./.
12 dự án thua lỗ nghìn tỷ 12 dự án, gồm: Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc; Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng; Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai; Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi; Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên; Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Dự án nhà máy gang thép Lào Cai (Dự án Nhà máy thép Việt Trung); Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ; Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (Công ty DQS). |
Minh Anh
(责任编辑:World Cup)
- ·Bưu phẩm đắt tiền, cẩn thận gửi nhầm... trộm
- ·Thông tư 92/2015/TT
- ·Dân vận khéo đóng góp quan trọng vào xây dựng, phát triển thành phố
- ·Hội cựu chiến binh thi đua yêu nước
- ·Điếng người khi vợ công bố đứa con đang nuôi không phải con tôi
- ·Giá cả tiêu dùng quý I tăng 1,48%
- ·Hoa mai vàng
- ·U Minh chủ động ứng phó thiên tai
- ·Về lại giấc mơ
- ·Chủ động khoanh khu vực bổi dày để PCCCR
- ·Bé Mùa Thị Nú bỏng nặng nhận được hơn 42 triệu đồng bạn đọc ủng hộ
- ·Khởi sắc Tân Phong
- ·Hối hả công trường những ngày giáp tết
- ·'Cầu nối' những tấm lòng nhân ái
- ·“Thiếu thốn”, vợ tôi đi kiếm thêm ở ngoài
- ·Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh qua đời do đột quỵ
- ·Người nuôi nghêu cần được hỗ trợ
- ·Bảo tồn nguồn giống cá đồng
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 1/2020 (P.1)
- ·“Của để dành” khi về già