【soi kèo albania】Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước
VŨ TIẾN ĐIỀN
Ủy viên Ban Thường vụ,ựngvagravephaacutettriểnvănhoacuteaconngườiBigravenhPhướsoi kèo albania Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước
BPO - Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, tỉnh Bình Phước luôn có vị trí quan trọng về chính trị, quốc phòng - an ninh, nhiều địa danh, di tích và chiến công vang dội đã đi vào lịch sử dân tộc, trở thành niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân Bình Phước. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, văn học - nghệ thuật, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
XÂY DỰNG HÌNH ẢNH NGƯỜI BÌNH PHƯỚC NGHĨA TÌNH
Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Bình Phước đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào xây dựng, phát triển đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Công tác nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nội dung Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chương trình hành động số 42-CTr/TU của Tỉnh ủy.
Đoàn công tác Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát tại di tích trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh - Ảnh: Ngọc Bích
Với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh đã tập trung xây dựng hình ảnh người Bình Phước có nhân cách, lối sống tốt đẹp thông qua cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; chỉ đạo các cấp xây dựng kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo và đề ra bộ quy tắc ứng xử cho từng đối tượng, gia đình, cơ quan, cộng đồng để thực hiện với phương châm “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Nét đẹp văn hóa truyền thống “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” cũng được thể hiện bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực với những phong trào như: “Ngày vì người nghèo”, “Nghĩa tình đồng đội”, “Bếp cơm tình thương”, “Heo đất tặng bạn nghèo”, “Nhà tình thương, nhà đại đoàn kết”, “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”... Đặc biệt là sự sẻ chia, thấu hiểu, đồng tình và quyết tâm thực hiện tốt các chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 thời gian qua… Đây là những phong trào mang đậm tính nhân văn cao cả, tinh thần đoàn kết nhân ái của con người Bình Phước.
ĐẤU TRANH, NGĂN CHẶN VĂN HÓA PHẨM ĐỘC HẠI
Công tác đấu tranh, ngăn chặn sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội được các cấp, ngành quan tâm thực hiện. Tỉnh đã ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống, đấu tranh với những thông tin bịa đặt, xuyên tạc trên mạng xã hội; phòng, chống sự xâm nhập, phát triển của các tổ chức bất hợp pháp, đội lốt tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn; thực hiện đúng những quy định về xây dựng văn hóa công sở.
Khách tham quan tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, huyện Bù Đăng -Ảnh: Trương Hiện
Việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh được các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; chất lượng xây dựng gia đình văn hóa ngày càng nâng lên. Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị đưa nội dung xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm. Các địa phương, đơn vị cụ thể hóa thông qua nội quy, quy chế, các quy định chuẩn mực về đạo đức, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên, công chức; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, quan tâm đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực hưởng ứng. Ngày càng xuất hiện nhiều “gương người tốt, việc tốt”, phong trào hiến đất làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa… trở thành những hoạt động, điểm sáng ở các khu dân cư, có sức lan tỏa lớn, góp phần hình thành những nét văn hóa mới, đồng thời tô đậm thêm truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc.
Các thiết chế văn hóa ở cơ sở được quan tâm đầu tư. Công tác xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao chuyển biến rõ rệt; nhiều câu lạc bộ, sân tập thể thao do nhân dân tự xây dựng và vận hành. Hằng năm, toàn tỉnh có hơn 99% hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”; hơn 95% khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hóa; hơn 98% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội chuyển biến tích cực.
Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh được quan tâm. Đến năm 2022, Bình Phước có 17 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 43 di tích được xếp hạng (5 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt, 12 di tích được xếp hạng di tích quốc gia, 26 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh). Các di tích văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được chú trọng giữ gìn, phát huy. Đặc biệt, tỉnh đang mời gọi, thu hút đầu tư vào các dự án trọng điểm về du lịch để hình thành các khu, điểm du lịch của địa phương…
ĐẶT PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NGANG BẰNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW vẫn còn một số hạn chế. Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 33, thời gian tới, cần tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với văn hóa, đặt việc lãnh đạo phát triển văn hóa ngang bằng với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.
Đoàn công tác Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát thực tế tại di tích Bệnh viện Lộc Ninh - Ảnh: Ngọc Bích
Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để khai thác, tôn vinh và phát huy giá trị của văn hóa bằng cách đề ra các chính sách thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo trong văn hóa, đặc biệt là lĩnh vực văn học, nghệ thuật, góp phần nâng cao chất lượng văn hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, góp phần đưa văn hóa Bình Phước trở thành một điểm sáng trong văn hóa cả nước. |
Tăng cường đào tạo nhân lực và các hoạt động văn hóa thông tin. Đây là những nội dung hết sức quan trọng trong việc tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng với văn hóa. Bằng việc đưa ra các chủ trương, chính sách khuyến khích các cơ quan thông tin, truyền thông phổ biến những sản phẩm, nội dung có chất lượng cao, đồng bộ, qua đó tăng cường sự hiểu biết, khả năng hưởng thụ và nhận thức của người dân về văn hóa Bình Phước, tạo nhu cầu hưởng thụ lành mạnh, huy động được cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia xây dựng, phát triển văn hóa.
Đặc biệt chú trọng việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh, bởi với 41 dân tộc anh em cùng sinh sống, Bình Phước có sự đa dạng, phong phú mà ít địa phương nào có được. Do vậy, cần lựa chọn, chắt lọc, bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, đặc biệt là dân tộc S’tiêng, Khmer và một số dân tộc thiểu số khác, gắn kết chặt chẽ việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống với khai thác du lịch ở từng địa phương, cơ sở.
Các cấp ủy đảng cần quan tâm, có chính sách tôn vinh các giá trị văn hóa, qua đó khuyến khích hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật, các văn nghệ sĩ, nghệ nhân tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Điều này sẽ góp phần tăng cường sự tự hào của đội ngũ văn nghệ sĩ, qua đó tô đậm, quảng bá hình ảnh của Bình Phước.
Đồng thời quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa phục vụ cộng đồng; ưu tiên ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục thực hiện phong trào xã hội hóa sự nghiệp văn hóa, thể thao; xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở.
Bên cạnh đó cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 33 và Chương trình hành động số 42. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư đối với việc tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa. Chỉ đạo các cơ quan quản lý văn hóa, văn học, nghệ thuật, chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
(责任编辑:World Cup)
- ·Hôm nay, các trường Công an nhân dân sẽ công bố điểm trúng tuyển?
- ·Đầu tư sinh lãi “kép
- ·Giải pháp phát triển kinh tế cửa khẩu
- ·Nông dân Bù Đốp tăng thu nhập từ trồng rau
- ·Sau vụ quán Xin Chào, huyện Bình Chánh bị thanh, kiểm tra
- ·Mít Thái ở Chơn Thành đã có đầu ra
- ·VietinBank chi nhánh Bình Phước khai trương Phòng giao dịch Bình Long
- ·Giá vàng trong nước tăng 400.000 đồng/lượng
- ·Cách tra cứu điểm thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Bà Rịa
- ·Hai kịch bản cho mục tiêu kép
- ·10 năm vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Phát huy nguồn nội lực to lớn trong nước
- ·Huyện Phước Long: Tổ chức Giải bóng đá chào mừng Ngày Thể thao Việt Nam 27/3
- ·Đồng hành cùng doanh nghiệp
- ·Cửa khẩu số
- ·Cảnh báo nguy cơ nhiễm Covid
- ·Giảm từ 0 giờ ngày 1
- ·Bù Đăng: 15.000 hộ thoát nghèo nhờ tín dụng ưu đãi
- ·Quy hoạch 60 cầu thủ cho ĐT U22 Quốc gia
- ·Nam sinh viên trải lòng về nữ tài xế tuyên bố 'mạng người không quan trọng'
- ·Cẩn trọng khi tái đàn trong dịch bệnh