【kết quả ngoại hạng anh sáng nay】Giảm thiểu rác thải nhựa – Hành động của chính quyền, doanh nghiệp
Đây là nhận định của bà Lưu Thị Thanh Chi - Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội tại hội thảo “Giảm thiểu rác thải nhựa – Hành động của chính quyền, doanh nghiệp” diễn ra ngày 8/11/2019, tại Hà Nội.
Hội thảo được tổ chức bởi Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội phối hợp với Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn), tổ chức ICLEI (Chính quyền địa phương hành động vì mục tiêu phát triển bền vững) và Đại sứ quán Hà Lan. Đây là hoạt động nằm trong nỗ lực giảm thiểu rác thải, đặc biệt rác thải nhựa tại Hà Nội.
Theo thống kê của Bộ TN&MT, mỗi ngày Hà Nội thải ra 4.000 - 5.000 tấn rác, trong đó rác thải nilon chiếm 7 - 8%. Chỉ tính riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon/ngày. Đáng chú ý, lượng chất thải nhựa và túi nilon của cả nước chiếm khoảng 8 - 12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Ước tính trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa "ô nhiễm trắng".
Một thực trạng đang xảy ra hiện nay là lĩnh vực tái chế chất thải nhựa ở Việt Nam vẫn chưa phát triển, công nghệ xử lý còn lỗi thời, tỷ lệ phân loại rác tại nguồn, phân loại chất thải rắn còn chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến chi phí cao nhưng chưa đạt hiệu quả xử lý ô nhiễm theo đúng quy chuẩn. Cùng với đó, là nhận thức của mỗi người dân trong việc sử dụng các nguyên liệu, sản phẩm từ nhựa còn kém, chưa có thói quen phân loại rác tại gia đình.
Theo bà Lưu Thị Thanh Chi, rác thải nhựa đang từng ngày, từng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe của con người và sự phát triển bền vững của quốc gia. Việc khắc phục ô nhiễm rác thải nhựa đang trở thành một trong những vấn đề cấp thiết, đòi hỏi có sự chung tay, cam kết mạnh mẽ của các ngành, các cấp, các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp trong khu vực để giảm thiểu vấn nạn này.
Chia sẻ tại hội thảo, bà Elsbeth Akkerman - Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam cho biết, nhựa vẫn đang và tiếp tục được sử dụng ngày một nhiều hơn. Vòng đời của các sản phẩm nhựa dùng 1 lần tính bằng ngày, bằng giờ nhưng chúng lại mất rất lâu để phân hủy và chi phí xử lý chúng còn lớn hơn rất nhiều so với chi phí làm ra các sản phẩm này.
Tuy là một vấn đề đáng lo ngại khi hiện tại trong số lượng rác thải nhựa chỉ có 14% được tái chế, 40% được xử lý thu gom, 40% còn lại được chôn lấp và đổ ra môi trường nhưng nhìn theo khía cạnh tích cực, đây cũng là một tiềm năng lớn cho ngành công nghiệp tái chế rác thải phát triển .
Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Trung tâm Truyền thông (Bộ TN&MT) cho rằng, rác thải nhựa là một nguồn tài nguyên nhưng đang ở sai chỗ. Để biến rác thải nhựa trở thành tài nguyên cần giải pháp đồng bộ từ nỗ lực phân loại rác tại nguồn đến việc hoàn thiện cơ chế khuyến khích công nghệ xử lý rác thải nhựa hiện đại.
Bên cạnh đó, cần sự cam kết, phối hợp của cả chính quyền, người dân và doanh nghiệp. Thưc hiện áp dụng những chế tài xử phạt nghiêm khắc với những trường hợp vi phạm trong xử lý rác thải nhựa.
Việc chuyển dịch nền kinh tế tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn nhằm giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường và đem lại giá trị cho rác thải nhựa cũng là yêu cầu cấp thiết.
Về nỗ lực của chính quyền trong thời gian tới để tiếp tục giảm thiểu rác thải nhựa, bà Lê Thanh Thủy – Trưởng phòng Quản lý dự án và truyền thông (Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội) cho biết, chính quyền Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức đến người dân, đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tái chế chất thải nhựa. Thực hiện tốt 3 kế hoạch về giảm thiểu chất thải nhựa đã được ban hành năm 2018 và hướng tới đề ra con số % cụ thể trong việc giảm thiểu lượng rác nhựa chôn lấp./.
Ô nhiễm trắng là cụm từ mà các nhà khoa học dùng để gọi về một loại ô nhiễm do túi nilon gây ra cho môi trường. Ô nhiễm trắng xảy ra khi chúng ta sử dụng quá nhiều túi nilon nhưng không được xử lý đúng cách dẫn đến tích tụ trong môi trường và hệ sinh thái như rác thải nhựa bóp nghẹt dòng chảy của các dòng sông, gây phá hủy, hoặc suy giảm đa dạng sinh học. Nhiều loại sinh vật bị chết do vướng vào lưới đánh cá bị mất, hoặc bị bỏ lại trên các đại dương, cũng như ăn nhầm nhựa do nhầm lẫn với thức ăn. Các hạt vi nhựa có lẫn trong nước biển có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy có sẵn trong nước biển và trầm tích biển. Các hạt này theo chuỗi thức ăn sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý cho các loài sinh vật bậc cao hơn, bao gồm cả con người. |
Ngọc Hoa
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hà Nội: Chuẩn bị nguồn cán bộ cho nhiệm kỳ 2020
- ·Nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Nga được hưởng ưu đãi từ tháng 10
- ·Những nhóm hàng xuất khẩu chính 7 tháng năm 2016
- ·Giáo viên trẻ người Iraq sống tại Việt Nam mong muốn hiến mô tạng khi qua đời
- ·TP HCM: Xảy ra hỏa hoạn thiêu rụi xưởng gỗ giữa trưa
- ·Vì sao nữ tiếp viên dương tính Covid
- ·Lãnh đạo Bộ Y tế nói về vụ lây nhiễm chéo Covid
- ·WHO rất ấn tượng cách chống dịch Covid
- ·Quảng Ninh: Mâu thuẫn cá nhân xuống tay đâm chết đồng nghiệp rồi ra đầu thú
- ·Chơi vật tay, thanh niên 19 tuổi nghe tiếng 'rắc' rồi gãy cánh tay
- ·Các trường đại học phía Nam đã thống nhất thời gian công bố điểm chuẩn
- ·Èo uột cơ giới hóa trong nông nghiệp
- ·Việt Nam có 118 ca mắc Covid
- ·Điểm mặt 4 địa phương xuất khẩu trên 10 tỷ USD
- ·Hà Nội yêu cầu xử lý nhà 'siêu mỏng' trên tuyến đường Vành đai 3
- ·Học sinh đi học lại, Việt Nam sắp công bố hết dịch Covid
- ·Hà Nội: Điều tra vụ đánh người gây thương tích tại xã La Phù, Hoài Đức
- ·“Siêu ủy ban" có thể giải quyết vấn đề manh mún của doanh nghiệp Nhà nước
- ·Kon Tum: Đẩy mạnh dự án tạo lập, quản lý nhãn hiệu chứng nhận Sâm Ngọc Linh
- ·Người đàn ông phải cắt một phần tai khi phát hiện chấm đổi màu trên da