【kqbd manchester united】Nông sản Trung Quốc cũng... đổ cho bò ăn
Xuất ít vẫn lo ùn ứ
Lo lắng tình trạng ùn tắc dưa hấu tại cửa khẩu như đã xảy ra trong năm trước,ôngsảnTrungQuốccũngđổchobòăkqbd manchester united Bộ Công Thương chiều 28-12 đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ dưa hấu mùa vụ 2015-2016.
Theo bà Dương Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), lượng dưa hấu tiêu thụ tại thị trường trong nước hiện chiếm khoảng 80%, còn lại 20% dành cho xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm từ 85 đến 98% tổng lượng dưa hấu dành cho xuất khẩu hàng năm, chủ yếu qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), còn lại là xuất sang Lào, Campuchia…
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, mỗi khi vào thời điểm cận Tết Nguyên đán (cuối tháng 1, đầu tháng 2), thời điểm chính vụ thu hoạch, dưa hấu thường bị ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh.
Chỉ ra nguyên nhân tình trạng này, bà Thảo cho biết, ngoài tính thời vụ tác động đến thì còn phải kể đến điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu, tập quán buôn bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc chưa chặt chẽ, bài bản; cách thức phân loại, lựa chọn, đóng gói hàng hóa không thống nhất giữa doanh nghiệp 2 nước là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu.
Nói về tình trạng này, ông Vũ Hồng Thủy, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho hay, có thời điểm xe chở dưa hấu ùn tắc kéo dài 70km. Trong khi Trung Quốc chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp đứng ra thu mua dưa hấu thì Việt Nam ai cũng có thể mua bán, đưa lên cửa khẩu Tân Thanh. Sau đó, số hàng này mới được phân loại. "Thời gian tối thiểu để phân loại cho 1 xe dưa là 3 tiếng, còn tối đa lên đến 7 tiếng nên ùn tắc kéo dài", ông Thủy cho biết.
Theo tính toán của các bộ ngành liên quan, sản lượng dưa hậu vụ mùa 2015-2016 dự kiến đạt khoảng 1,5 triệu tấn, không biến động nhiều so với mùa vụ 2014-2015. Riêng vụ Đông- Xuân ước đạt khoảng 550.000 tấn. Ông Nguyễn Văn Hội, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại Biên giới và miền núi (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2016, nếu xe chở hàng xuất khẩu tại cửa khẩu Tân Thanh lên tới hơn 800 xe/ngày thì khả năng ùn tắc vẫn có thể xảy ra.
“Trung Quốc chủ yếu cho nhập hoa quả tươi qua cặp cửa khẩu Tân Than- Pò Chài, một lượng nhỏ cho nhập qua cửa khẩu ở Lào Cai và Hà Giang, nhưng số lượng ít. Vì vậy, nên xem xét mở thêm điểm xuất khẩu hàng hóa nhanh chóng hơn”, ông Hội nói.
Trung Quốc cũng đầu tư trồng dưa
Theo Bộ Công Thương, mặc dù nhu cầu tiêu thụ dưa hấu của thị trường Trung Quốc rất lớn nhưng gần đây, nhiều thương nhân Trung Quốc có xu hướng thuê đất tại Lào, Campuchia để trồng dưa hấu và xuất khẩu ngược lại, phục vụ tiêu dùng trong nước. Do đó, hoạt động xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sẽ bị tác động.
Còn theo ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), nông sản của Trung Quốc cũng gặp khó khăn trong tiêu thụ nội địa. Chẳng hạn, quả thanh long cũng phải đổ bỏ cho bò ăn. “Hoa quả xuất khẩu của Việt Nam phải cạnh tranh rất nhiều. Họ phải ưu tiên hàng của họ sản xuất trước, và còn hàng từ các nước Đông Nam Á khác”, ông Sơn cho hay.
Cùng là hoa quả tươi xuất sang Trung Quốc, nhưng vải thiều (Bắc Giang) lại không ùn ứ như dưa hấu, nhiều ý kiến cho rằng nên tham khảo giải pháp tiêu thụ vải thiều để áp dụng với mặt hàng dưa hấu. Tuy nhiên, ông Vũ Hồng Thủy cho rằng tiêu thụ dưa hấu khác với vải thiều, bởi Bắc Giang có vị trí địa lý gần với Trung Quốc, thương nhân Trung Quốc trực tiếp sang tìm hiểu thị trường, thu mua tại Bắc Giang. Dưa hấu được trồng ở các địa phương xa cửa khẩu Tân Thanh, thương lái Trung Quốc khó đến hơn, vận chuyển đến cửa khẩu tốn chi phí, để lâu lại giảm chất lượng nên mất giá.
Vừa có chuyến công tác tại Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cung cấp thêm thông tin, thị trường này có nhu cầu cao về mặt hàng dưa hấu. Tuy nhiên, dưa hấu xuất khẩu của Việt Nam mới chủ yếu được tiêu thụ ở vùng giáp biên giới, chưa thâm nhập vào nội địa. Cần có giải pháp vừa giảm ùn tắc tại cửa khẩu, vừa đưa được hàng vào sâu trong nội địa Trung Quốc.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, nên xây dựng vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến và doanh nghiệp Việt Nam- doanh nghiệp Trung Quốc ký hợp đồng chặt chẽ hơn, để có phương án sản xuất hợp lý, tránh “được mùa, mất giá”.
Đây cũng là giải pháp được nhiều đại biểu tham gia hội nghị đề xuất, kiến nghị.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- ·Lo ngại rò rỉ nhiên liệu và cháy nổ, Ford triệu hồi hơn 634.000 xe trên toàn thế giới
- ·Xuất, nhập khẩu năm 2022 là một điểm sáng trong nỗ lực hồi phục sau đại dịch
- ·Yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành Thực phẩm
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Bộ Công Thương lấy ý kiến việc sửa các quy định về xăng dầu
- ·Không chứng nhận hợp quy, quần áo thương hiệu ADORE DRESS có đảm bảo chất lượng?
- ·Thị trường ô tô điện Việt Nam được dự báo sẽ bùng nổ trong năm 2023
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Thị trường bất động sản sẽ phục hồi, phát triển lành mạnh và minh bạch hơn trong năm 2023
- ·Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- ·Nhận thức về giảm lượng nhựa sử dụng một lần và tăng cường quản lý rác tăng 40%
- ·Lọt top xe bán chạy nhất Việt Nam, VinFast VF e34 khẳng định vị thế ô tô điện quốc dân cho mọi nhà
- ·Đắk Lắk: Phát hiện hàng loạt sản phẩm thời trang không rõ nguồn gốc
- ·Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
- ·Đẩy mạnh hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ
- ·VinFast Mỹ gia nhập hội đồng kinh doanh Mỹ
- ·Bộ Y tế đề xuất miễn áp dụng kê khai giá mua vaccine
- ·Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Chuẩn bị khai trương văn phòng ASIA GROUP và tổ chức hội thảo ‘Kết nối đầu tư Việt Nam