【hearts đấu với rangers】Các chuyên gia kiến nghị gì về cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước?
Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN | |
Gỡ vướng quản lý, sử dụng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn DNNN | |
Đến hết năm 2020: 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa |
Các chuyên gia cho rằng, nên thay đổi tư duy trong cổ phần hóa DNNN. Ảnh: H.Dịu |
Đặt mục tiêu cụ thể
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã đề ra quan điểm, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, rõ ràng, hiện thực cho thấy, thời gian qua, lực lượng chủ đạo này lại chưa phát huy đúng vai trò và trọng trách được giao, thậm chí còn “ngốn” một lượng lớn ngân sách để nuôi dưỡng, xử lý những yếu kém và cơ cấu lại.
Vậy nên, tại Hội thảo Kiến nghị quan điểm, phương hướng cơ cấu lại DNNN đến năm 2030, kế hoạch 2021-2025 do Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức sáng 23/9 tại Hà Nội, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã cho rằng, việc cơ cấu lại DNNN 10 năm qua vẫn rất “ì ạch” nên phải làm thế nào để nhận diện một cách rõ hơn, sâu sắc hơn để thay đổi cách làm.
“Ta sai lầm ở việc kéo dài cổ phần hóa quá lâu, trong khi khái niệm “cổ phần hóa” chỉ mang ý nghĩa định hướng và rất “mong manh”. Bởi nếu làm thực tế, chỉ cần bán 1% cổ phần cũng có thể coi là đã cổ phần hóa. Tại sao chúng ta có thể thực hiện vượt kế hoạch số lượng cổ phần hóa, nhưng chuyển đổi sở hữu lại rất ít? Thậm chí có DN như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Nhà nước đã bán đi cổ phần nhưng giờ lại muốn mua lại. Điều này sẽ tạo thành tiền lệ xấu”, ông Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Từ đó, vị chuyên gia này đề xuất, nên chuyển khái niệm “cổ phần hóa” DNNN thành “tư nhân hóa”, đặt mục tiêu tiến ra thị trường nhiều hơn, đặt ra những kế hoạch cụ thể, ai là người chịu trách nhiệm để các DNNN không thể lúc nào cũng báo cáo kết quả là “tốt lên”.
Phó Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc pháp lý, đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại DNNN (HQ Online) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tháo gỡ vướng mắc các quy định pháp lý để đẩy ... |
Đồng quan điểm, TS.Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, không nên khoác lên các DNNN “chiếc áo” lực lượng kinh tế chủ đạo, mà chỉ yêu cầu các DN này thực hiện tốt nhất chức năng trong kinh doanh. Nên phải giao cho các DNNN những nhiệm vụ cụ thể, những nhiệm vụ đủ cao để chỉ những người tài mới hoàn thành được, tránh tình trạng “con ông cháu cha” lên làm lãnh đạo DNNN. Ngoài ra, vị này cũng kiến nghị, việc cổ phần hóa phải áp dụng quản trị theo nguyên tắc thị trường.
Trao quyền tự chủ cho DNNN
Chia sẻ về “nỗi lòng” của một DN chưa được cổ phần hóa, ông Tạ Ngọc Nam, Phó Ban Kế hoạch và chiến lược, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone cho biết, tập thể người lao động tại Mobifone rất mong muốn được triển khai cổ phần hóa nhanh chóng để tạo không khí làm việc mới, hướng đi mới. Bởi hiện nay, ảnh hưởng từ vụ việc mua lại cổ phần AVG đang khiến người lao động tại Mobifone chịu ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả công việc.
Tuy nhiên, đại diện Mobifone cũng thừa nhận, cách thức triển khai cổ phần hóa đang “có vấn đề”, cách thức triển khai chưa chuyên nghiệp. Vì thế, nên để DN thành lập ban chỉ đạo, mời các chuyên gia, tư vấn quốc tế để hỗ trợ, DN chỉ tham gia vào xây dựng định hướng chiến lược phát triển DN, đưa ra tâm tư của người lao động.
Đến hết năm 2020: 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa (HQ Online) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa ... |
Ngoài ra, với việc chọn cổ đông chiến lược, Mobifone mong muốn các cổ đông là các nhà viễn thông quốc tế, nhà đầu tư lâu dài, không nên là những nhà đầu tư tài chính, bởi họ chỉ đầu tư một vài năm rồi lại thoái vốn thì sẽ khiến DN bấp bênh. Bên cạnh đó, sau khi cổ phần hóa, các cơ quan quản lý nên áp dụng chuẩn quản trị DN, xếp thứ hạng DN, không nên cứ theo “motif” lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
Từ những vấn đề trên, TS.Nguyễn Đình Cung đưa ra đề xuất phải tạo cơ hội cho DNNN làm chủ. Nghĩa là phải bỏ hết các nghị định hướng dẫn về sở hữu nhà nước, phải để DNNN tự chủ, không nên để cơ quan nhà nước can thiệp hành chính vào hoạt động kinh doanh của DN.
“Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN có rồi nhưng lại như một DN đứng sau cơ quan quản lý nhà nước, khiến tâm trạng người thực hiện cơ cấu lại DNNN rất thiếu sinh khí. Vì thế, cần phải bỏ cách quản lý này để vai trò của Ủy ban quản lý vốn nhà nước hoạt động đúng vai trò. Đây là những thứ làm ngay được, không cần liên quan đến đổi mới tư duy hay thay đổi kỹ thuật”, ông Cung nêu rõ.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Techcombank – Ngân hàng duy nhất đạt giải thưởng top 10 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam 2020
- ·Sáng nay không ca Covid
- ·5 sai lầm nghiêm trọng khiến viêm đại tràng liên tục tái phát
- ·Petrolimex giảm giá dầu diesel vào "ngày vàng"
- ·Thủ tướng: Phong trào thi đua yêu nước như những làn sóng trào dâng, kết tinh sức mạnh, mang theo kh
- ·Giành thị phần nhờ bán lẻ đa kênh
- ·Thêm 12 ca Covid
- ·Người phụ nữ 32 tuổi ở TP.HCM tử vong sau khi tiêm nâng ngực
- ·Ông Nguyễn Duy Thành: 'Trên 50% chung cư ở TP.HCM có nguy cơ hỏa hoạn'
- ·Thu gần 50 tỷ USD, doanh nghiệp FDI áp đảo về xuất khẩu
- ·Tôm xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng nhất năm 2020
- ·30 F1 liên quan nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất âm tính nCoV
- ·Hợp tác phát triển dự án điện gió trị giá 2 tỷ USD tại Việt Nam
- ·Thu hút FDI đạt mốc 12 tỷ USD
- ·Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/7: Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới gây mưa rất to nhiều nơ
- ·Việt Nam đề xuất sáng kiến về thương mại điện tử
- ·Ăn 1 cái bánh chưng chứa bao nhiêu calo, tập gym bao nhiêu buổi mới tiêu?
- ·Bốn ca nghi nhiễm nCoV làm việc ở sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Bé gái 3 tuổi tử vong bất thường khi tiêm 2 mũi thuốc tại nhà
- ·Không phong tỏa sân bay Tân Sơn Nhất, xét nghiệm khẩn cho 1.000 nhân viên