【số liệu thống kê về dewa united gặp barito putera】Năm 2020: Kiểm toán nhà nước sẽ thực hiện 158 cuộc kiểm toán
Năm 2019: Kiến nghị xử lý tài chính gần 73.000 tỷ đồng
Sáng 8/1/2020,ămKiểmtoánnhànướcsẽthựchiệncuộckiểmtoásố liệu thống kê về dewa united gặp barito putera KTNN đã tổ chức hội nghị Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Trình bày báo cáo tóm tắt kết quả năm 2019, Tổng KTNN Hồ Đức Phớc cho biết năm 2019, KTNN đã thực hiện 212 cuộc kiểm toán, đến nay các cuộc kiểm toán đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra, đúng mục tiêu, tiến độ, chấp hành tốt quy chế, quy định. Tổng hợp kết quả xử lý tài chính đến 31/12/2019 là 72.837 tỷ đồng, trong đó tăng thu NSNN 10.276 tỷ đồng, giảm chi NSNN 16.829 tỷ đồng, kiến nghị khác là 45.732 tỷ đồng. Ngoài ra, KTNN đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 154 văn bản, nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, chính sách tránh thất thoát, lãng phí.
Bên cạnh đó, năm 2019, KTNN đã cung cấp 82 báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện tố tụng; chuyển 5 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đến ngày 31/12/2019 các đơn vị được kiểm toán và các đơn vị có liên quan đã thực hiện 63.102 tỷ đồng, đạt 70,4% tổng số kiến nghị xử lý tài chính.
Bên cạnh những kết quả đạt được, KTNN cũng đánh giá công tác năm 2019 vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần quan tâm. Đó là, việc xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2019 của một số đơn vị trong ngành còn hạn chế về thu thập thông tin về các đầu mối, dự án chưa đầy đủ, chính xác, dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị xử lý tài chính mặc dù có nhiều nỗ lực, số thu tuyệt đối lớn (63.102 tỷ đồng), nhưng về tỷ lệ thực hiện vẫn còn thấp hơn (đạt 70,4%). Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm toán mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.
Bước sang năm 2020, KTNN sẽ thực hiện 158 cuộc kiểm toán đảm bảo tiến độ, kết quả, hiệu quả và chất lượng trên tinh thần đổi mới toàn diện phương pháp quản lý hoạt động kiểm toán, cải cách hành chính, phát triển và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm toán. Theo đó, KTNN sẽ xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm 2020 khoa học và hiệu quả, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động kiểm toán tới các hoạt động thường xuyên của đơn vị được kiểm toán; tiếp tục đẩy mạnh kiểm toán tổng hợp về tuân thủ pháp luật để đánh giá toàn diện công tác quản lý, điều hành và sử dụng tài chính công, tài sản công; tập trung nhân lực và thời gian phù hợp phân tích, đánh giá các sai phạm, hạn chế, bất cập của chủ trương hoặc lỗ hổng cơ chế, chính sách...
Cùng với đó, KTNN xác định tăng cường và thực hiện đồng bộ các giải pháp về giáo dục chính trị, tư tưởng, tính gương mẫu, liêm chính của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động KTNN; xử lý nghiêm những cá nhân và người liên quan nếu xảy ra sai phạm, nhất là tăng cường rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng “tham nhũng vặt”, sách nhiễu, gây khó khăn cho đơn vị được kiểm toán, bỏ sót, cố tình làm sai lệch hoặc giảm bớt kết quả kiểm toán.
Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2020-2030 sẽ được phê duyệt năm nay
Qua nghe báo cáo và các ý kiến phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cơ bản nhất trí với nhiều nhận định và chúc mừng những kết quả đạt được năm 2019 của KTNN. Theo Chủ tịch Quốc hội, các số liệu như 100% các cuộc kiểm toán đều phát hành báo cáo kiểm toán trước ngày 31/12/2019, kiến nghị xử lý tài chính trong năm 2019 là gần 73.000 tỷ đồng... đã góp phần tích cực vào việc siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại hội nghị. |
Bên cạnh đó, hoạt động kiểm toán đã tập trung bám sát các nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước để thực hiện kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro, những vấn đề mà xã hội quan tâm như: thực hiện hợp đồng BT, BOT; quản lý thuế, đất đai, tài nguyên khoáng sản; quản lý, sử dụng vốn ODA; quản lý và thực hiện các công trình, dự án đầu tư xây dựng; cơ chế quản lý, hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, tổ chức tín dụng; thực hiện cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập, bệnh viện công lập;...
Việc áp dụng công nghệ thông tin diễn ra mạnh mẽ trong hoạt động của KTNN. Trình độ của đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên Nhà nước từng bước được nâng lên. KTNN đã chủ động hội nhập sâu rộng…
Vui mừng với những kết quả, thành tích đạt được, song Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý còn những tồn tại, hạn chế, khiếm khuyết phải khắc phục và trách nhiệm lớn lao, đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian tới.
Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng lưu ý KTNN quan tâm một số vấn đề. Cụ thể là, tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm toán năm 2020 theo đúng quy định của pháp luật, trong đó, tập trung kiểm toán quyết toán NSNN năm 2019 và các nội dung phục vụ cho đánh giá 5 năm thực hiện Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Khẩn trương triển khai kế hoạch thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN (có hiệu lực thi hành từ 1/7/2020) để các quy định của Luật sớm đi vào thực tiễn;
Bên cạnh đó, tập trung hoàn thiện Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2020-2030 trên cơ sở tiếp thu đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 40 vừa qua, Sau khi hoàn thiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét và phê duyệt trong năm nay, Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Ngoài ra, KTNN cũng cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán nhằm đem lại sự phát triển đột phá, tham gia vào sự phát triển của nền kinh tế số. Tuy nhiên, việc tăng cường công nghệ thông tin phải song hành cùng với việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm những cá nhân liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật, những biểu hiện sai trái, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.
Với công tác hội nhập, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu KTNN tiếp tục thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021; không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức, cơ quan kiểm toán có uy tín trên thế giới...
H.Y
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bitcoin lần đầu cán mốc 50.000 USD sau hai năm
- ·Bóng đèn Rạng Đông (RAL) lãi gần 400 tỷ đồng năm 2021
- ·Thống nhất sửa Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngay trong năm 2022
- ·Ông Trần Trọng Dũng làm Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam
- ·Giá heo hơi hôm nay 7/12/2023: Có thật sự đảo chiều?
- ·Thúc đẩy hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ
- ·Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh: Tập huấn nghiệp vụ công tác Đảng năm 2024
- ·Giá xăng dầu tăng cao tạo áp lực lớn lên lạm phát
- ·Phục hồi 17ha rừng tràm đặc dụng tại Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen
- ·Chuỗi cửa hàng tiện lợi Ministop ở Hàn Quốc sắp về tay Lotte
- ·Có một chiều bỏ phố về quê...
- ·Gojek liên kết với MoMo, tích hợp ví điện tử vào ứng dụng
- ·Bộ Công thương họp khẩn về đảm bảo nguồn cung xăng dầu
- ·Thay đổi tư duy trong thiết kế chính sách hỗ trợ
- ·Hội Người cao tuổi huyện Cần Giuộc tham gia xây dựng địa phương
- ·Trao 150 suất ăn cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
- ·Đại hội Chi hội Nhà báo Phóng viên thường trú tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024
- ·Ra mắt và phát hành Bộ sách Lịch sử tỉnh Hải Dương
- ·Những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi
- ·Kinh tế xanh và động lực tăng trưởng mới cho Tây Nguyên