【nhan dinh psg】Thị trường chứng khoán Việt Nam nhiều lợi thế để thu hút dòng vốn ngoại
Khối ngoại mua ròng trở lại
Mặc dù ghi nhận thêm trường hợp nhiễm Covid-19 trong cộng đồng,ịtrườngchứngkhoánViệtNamnhiềulợithếđểthuhútdòngvốnngoạnhan dinh psg nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn duy trì xu hướng tăng. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/12, VNIndex tăng 0,54%, đóng cửa ở mức 1.014 điểm. Trong khi đó, khối lượng giao dịch được cải thiện lên mức 684 triệu cổ phiếu, tương đương 14.316 tỷ đồng.
Theo nhận định của các chuyên gia, Công ty cổ phần Chứng Khoán KIS Việt Nam (mã Ck: KIS), trong ngắn hạn, xu hướng tăng vẫn chiếm ưu thế khi VNIndex xác nhận xu hướng này. Do đó, nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu trong danh mục và tập trung vào nhóm cổ phiếu dẫn dắt.
Khối ngoại có xu hướng bán ròng mạnh năm 2020 với giá trị gần 12.500 tỷ đồng (tính đến ngày 25/11/2020). Dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã có giai đoạn phục hồi mạnh mẽ sau khi thiết lập đáy vào cuối tháng 3 cho đến nay, nhưng điều đó vẫn không làm khối ngoại thay đổi chiến lược giao dịch của mình.
Nỗi lo ngại về dịch bệnh và rủi ro khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy dòng vốn đầu tư quay lại các nền kinh tế lớn như Mỹ, hoặc chạy vào các tài sản an toàn như trái phiếu và vàng, khiến các thị trường cổ phiếu mới nổi và cận biên phải chứng kiến dòng vốn quốc tế không ngừng rút ròng và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, đà bán ròng của khối ngoại đã có dấu hiệu bị đảo ngược khi khối này quay lại mua ròng 5 phiên liên tiếp với tổng giá trị hơn 1.200 tỷ đồng. Theo báo cáo của KIS, trong tuần trước dòng vốn tích cực đã quay trở lại Đông Nam Á, ghi nhận ở mức 26 triệu USD. Tuy nhiên, sự phân hóa đã xuất hiện giữa các quốc gia. Cụ thể, Singapore và Việt Nam là nhân tố chính cho sự duy trì của dòng vốn tích cực. Ở chiều ngược lại, Thái Lan chịu áp lực rút vốn trong khi Indonesia, Malaysia và Philippines không ghi nhận sự thay đổi dòng vốn trong tuần qua.
Việt Nam là một trong những nhân tố góp phần duy trì dòng vốn tích cực tại Đông Nam Á, ghi nhận ở mức 6 triệu USD, cao gấp đôi tuần trước đó. Cụ thể, VFMVN Diamond ETF là động lực chính cho việc duy trì dòng vốn tích cực.
Bán ròng chỉ là sự cơ cấu trong ngắn hạn
Theo ông Trần Trương Mạnh Hiếu - Trưởng nhóm phân tích chiến lược KIS, giai đoạn bán ròng trước đó chỉ là sự cơ cấu trong ngắn hạn của khối ngoại. Thị trường Việt Nam vẫn có những lợi thế nhất định trong việc thu hút dòng vốn ngoại.
Trước hết, hiệp định thương mại RCEP sẽ giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển với sự chuyển dịch đi lên trong chuỗi cung ứng. Qua đó, thu hút thêm các dòng vốn FDI và FII. Ngoài ra, dòng FDI còn được thúc đẩy từ làn sóng dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu, từ Trung Quốc sang các nước. Do đó, Việt Nam vẫn là môi trường đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư ngoại.
“Bên cạnh đó việc Kuwait được nâng hạng vô tình làm tăng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong các rổ chỉ số ở thị trường cận biên. Điều này tạo nên một lực cầu tiềm năng từ các quỹ đầu tư hoạt động ở các thị trường cận biên (đặc biệt là dòng vốn từ các ETF)” - ông Hiếu nhận định.
Ngoài ra, ông Hiếu cũng cho rằng, tuy thị trường chứng khoán có sự tăng trưởng khi VNIndex đã tiếp cận ngưỡng 1.000 điểm, nhưng mức định giá của thị trường vẫn còn ở mức hấp dẫn nếu so sánh với các nước trong khu vực. PE của Việt Nam chỉ vào khoảng 16 trong khi của Singapore là 24, Thái Lan là 24, Malaysia là 23. Điều này cho thấy sự hấp dẫn của thị trường vẫn còn với các nhà đầu tư quốc tế.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Công ty cổ phần chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, nhóm thị trường mới nổi hiện nay, có mức định giá hấp dẫn hơn rất nhiều so với nhóm thị trường phát triển. Ngoài ra nhóm thị trường mới nổi cũng đã trải qua bức tranh xấu nhất của dịch Covid -19 và cũng đang dần phục hồi nền kinh tế.
Đặc biệt, các hoạt động kinh tế trong nước đánh dấu sự khởi sắc rõ rệt ở nhiều lĩnh vực quan trọng, từ sản xuất đến tiêu dùng, đầu tư và xuất nhập khẩu, khẳng định xu thế phục hồi vững chắc của nền kinh tế. Tất cả các yếu đó đó sẽ là động lực thu hút dòng vốn ngoại quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam./.
Hồng Quyên
(责任编辑:Thể thao)
- ·Toàn văn Báo cáo Thủ tướng trình bày trước Quốc hội
- ·Ông lớn tạo sức bật cho Phú Quốc
- ·Mon City đạt 94 giao dịch thành công trong đợt mở bán cuối cùng
- ·BĐS Đà Nẵng phát triển nhờ hạ tầng và tầm nhìn quy hoạch
- ·Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,2% trong năm 2023
- ·BĐS Đà Nẵng phát triển nhờ hạ tầng và tầm nhìn quy hoạch
- ·Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ dịch bệnh Covid
- ·Gamuda Land mở bán sản phẩm mới Camelia Homes với nhiều ưu đãi
- ·Cơ quan báo chí trong cuộc đua tin tức với mạng xã hội
- ·Các cơ sở kinh doanh thể thao: Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
- ·Chính phủ thảo luận về dự thảo nghị định về kiểm tra ATTP hàng nhập khẩu
- ·Cam kết lợi nhuận 12%, Cocobay Đà Nẵng gây xôn xao thị trường
- ·Sức hút khu nhà xã hội có tiện ích không kém nhà thương mại
- ·Chuẩn bị mở bán toà căn hộ đẹp nhất tại dự án The Vesta
- ·BHXH Việt Nam sẵn sàng cho công tác cấp thẻ BHYT mẫu mới từ ngày 01/4/2021
- ·Dự án đô thị 3,5 tỷ USD của Berjaya tại TP. HCM có nguy cơ bị thu hồi
- ·Sở hữu BĐS hướng thủy với mức giá hợp lý
- ·Dự án Charmington La Pointe bị tố bán nhà trên giấy
- ·Chuyên gia chỉ ra lỗi khi doanh nghiệp áp dụng 5S nhưng chưa hiệu quả
- ·Khai trương giai đoạn 1 Dự án khu nghỉ dưỡng sinh thái Bavico Resort & Spa Tam Giang