【bảng xếp hạng cup fa】Nâng cao đạo đức nghề nghiệp và sử dụng mạng xã hội của người làm báo
Chiều 17-11,ângcaođạođứcnghềnghiệpvàsửdụngmạngxãhộicủangườilàmbábảng xếp hạng cup fa tại Hòa Bình, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Luật Báo chí gắn với 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi phát biểu tại hội nghị.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đánh giá, sau 6 năm thực hiện, Luật Báo chí 2016 gắn với 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các bộ, ngành, địa phương, cơ quan báo chí và dư luận xã hội. Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật tạo hành lang pháp lý để hoạt động báo chí và các hoạt động liên quan phát triển vượt bậc, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân được đảm bảo, phát huy trong khuôn khổ Hiến pháp và Luật định.
Từ khi thực hiện Luật Báo chí 2016 và 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, báo chí có những bước phát triển mạnh mẽ về số lượng, quy mô cũng như đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền. Đến nay, Hội Nhà báo Việt Nam có 24.900 hội viên sinh hoạt tại 301 tổ chức Hội, trong đó, có 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, 20 Liên Chi hội và 218 Chi hội trực thuộc Trung ương.
Đội ngũ người làm báo trong cả nước đã trưởng thành, vững vàng, tự tin làm chủ công nghệ, vận dụng kinh nghiệm thực tiễn cuộc sống và nền tảng lý luận, tạo nên tác phẩm báo chí xuất sắc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước.
Cùng với các thành tựu, hoạt động báo chí còn một số tồn tại, bất cập. Hiện tượng cơ quan báo chí không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, thông tin sai sự thật có chiều hướng ngày càng tăng. Nhà báo - hội viên khai thác, sử dụng mạng xã hội cho những mục đích phi nghề nghiệp, hành xử, phát ngôn thiếu chuẩn mực, vi phạm quy chuẩn đạo đức và thậm chí vi phạm pháp luật đang trở thành vấn đề được không chỉ báo giới mà dư luận xã hội rất quan tâm...
Với góc độ là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với cơ quan chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường biện pháp phòng ngừa, xử lý sai phạm.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tham luận nêu rõ: Vai trò của Hội Nhà báo các cấp vẫn còn hạn chế, chưa thực sự chủ động trong xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam cũng như lên tiếng đánh giá, xếp hạng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cơ quan báo chí nhằm góp phần nâng cao vị thế của công tác Hội và chất lượng báo chí. Cơ chế về bộ máy, nhân lực cơ quan báo chí bộc lộ nhiều hạn chế. Chuyển đổi số báo chí là vấn đề cấp thiết nhưng khả năng đáp ứng của đội ngũ những người làm báo chưa cao. Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất thiếu đồng bộ, chắp vá...
Đại biểu đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Sửa đổi, bổ sung Điều 8 Luật Báo chí theo hướng nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nhà báo Việt Nam trong giáo dục bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo; thường xuyên theo dõi giám sát, kiểm tra kết luận hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và tăng cường xử lý vi phạm của hội viên, nhà báo; có quy định thêm về Hội Nhà báo, cơ quan báo chí trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ báo chí.
Các đại biểu đề nghị, cùng với quy định về nhà báo và phóng viên thường trú, cần bổ sung quy định chặt chẽ về Văn phòng đại diện, nhiệm vụ, quyền hạn của cộng tác viên ở Văn phòng đại diện tại các địa phương tránh những kẽ hở trong phối hợp với địa phương trong thu nhận, cung cấp thông tin. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo các cấp phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí; giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh vững vàng, đạo đức trong sáng, ý thức, trách nhiệm công dân trong hoạt động nghề nghiệp.
Cùng với đó, các cơ quan báo chí quán triệt, tuân thủ, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước về công tác báo chí, hoạt động báo chí, 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam; đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về báo chí và pháp luật liên quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hoàn thành tốt sứ mệnh của báo chí cách mạng, phát huy tối đa lợi thế của mình trong định hướng, dẫn dắt thông tin xã hội...
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tái tạo phụ phẩm nông nghiệp
- ·Lương của người lao động sẽ thay đổi từ ngày 1/11
- ·Sơ duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ
- ·Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thăm, làm việc với Quân khu 5
- ·Vụ chạy thận ở Hòa Bình: Khởi tố cựu giám đốc bệnh viện về tội danh gì?
- ·Hungary là cánh cửa cho Việt Nam mở rộng quan hệ với EU
- ·Việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Công an là bài học quý
- ·Tổng bí thư thăm thành phố Szentendre của Hungary
- ·Tin bão số 3 mới nhất: Bão Sơn Tinh đang di chuyển rất nhanh vào Vịnh Bắc Bộ
- ·Xây dựng nền giáo dục mở, thông minh để thúc đẩy sáng tạo
- ·Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đứng trong Top đầu về mức độ an toàn thông tin
- ·Thủ tướng Việt Nam và Nga khẳng định năng lượng là trụ cột hợp tác quan trọng
- ·Việt Nam coi trọng các cơ chế đa phương với LHQ đóng vai trò trung tâm
- ·Dịch Covid
- ·Các nước Châu Á đang 'tăng tốc' trong cuộc đua sản xuất vaccine nội địa
- ·Lễ viếng và mở sổ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại các nước
- ·Đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng: Vinh dự và trách nhiệm lớn với đất nước
- ·Chủ trương đầu tư tuyến cao tốc Hòa Bình
- ·Qua ứng dụng VssID, người lao động đã đòi được hơn 2 tỷ đồng tiền nợ đóng bảo hiểm xã hội
- ·Thủ tướng cắt băng khai trương 3 đường bay mới từ Hải Phòng