【kèo bòng đá】Sử dụng hiệu quả nước sạch góp phần bảo đảm an ninh lương thực, dinh dưỡng
Học sinh Trường THCS và THPT huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sử dụng nước sạch. Ảnh tư liệu: Quốc Khánh/TTXVN |
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đứng trước những thách thức toàn cầu về an ninh lương thực, dinh dưỡng, biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực đến môi trường do sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, trong đó có việc sử dụng lãng phí nguồn nước, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đưa ra thông điệp cho Ngày Lương thực Thế giới (16/10) năm 2023 là: “Nước là cuộc sống, nước là thức ăn. Không để ai bị bỏ lại phía sau!” (Water is life; Water is food. Leave no one behind!).
Hiện nay, khoảng 2 tỷ trên thế giới người sử dụng nước không an toàn và 2,4 tỷ người sống ở các quốc gia căng thẳng về nước. Sự cạnh tranh để giành nguồn tài nguyên vô giá này ngày càng gia tăng.
Khoảng 600 triệu người kiếm sống phụ thuộc vào thực phẩm thủy sản đang phải chịu tác động của ô nhiễm, suy thoái hệ sinh thái và biến đổi khí hậu. Sự đa dạng các loại thực phẩm từ thủy hải sản là nguồn dinh dưỡng có giá trị sinh học cao và thiết yếu. Thực phẩm từ thủy hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như axit béo omega-3, vitamin và chất khoáng cần thiết cho sức khỏe con người, phòng chống suy dinh dưỡng.
Để đảm bảo an ninh lương thực, cần sản xuất nhiều lương thực hơn, đa dạng các mặt hàng nông sản thiết yếu khác nhưng sử dụng ít nước hơn, với mục tiêu “sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn, cuộc sống tốt hơn”. Những gì chúng ta ăn và cách sản xuất thực phẩm đều ảnh hưởng đến nước. Con người có thể tạo ra sự khác biệt bằng cách lựa chọn thực phẩm địa phương, theo mùa và tươi sống, ít lãng phí hơn, thậm chí giảm lãng phí thực phẩm và tìm cách an toàn để tái sử dụng.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe người dân. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm đáng kể và bền vững, tình hình an ninh lương thực thực phẩm và bữa ăn của người dân được cải thiện rõ rệt.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm nhanh và bền vững (tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 14,1% năm 2015 xuống 11,5% năm 2020) nhưng vẫn còn ở mức cao (19,6% năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là vùng núi, vùng khó khăn so với thành phố, đồng bằng.
Nghèo đói, thiếu kiến thức là một trong những nguyên nhân của tình trạng suy dinh dưỡng. Vì vậy, để cải thiện sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em ở những vùng khó khăn, miền núi, dân tộc thiểu số..., Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, với mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo đa chiều duy trì mức giảm từ 1 - 1,5%/năm.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- ·Áp lực tăng trưởng kinh tế đã giảm đáng kể
- ·Khẩn trương xử lý các văn bản trái pháp luật
- ·Bộ Y tế yêu cầu làm rõ việc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM câu bệnh nhân ra bệnh viện tư
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Bộ TNMT thông tin hướng xử lý hàng ngàn container vô chủ tại các cảng biển
- ·Xác định nguồn lây của 3 ca nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng ở TP.HCM
- ·Kỉ niệm đặc biệt của Thuý Hằng, Thuý Hạnh trong Hẹn với Thanh xuân
- ·Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
- ·Việt Nam nhập 2 triệu tấn giấy/năm
- ·Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- ·Đà Nẵng sẽ lập 108 điểm tiêm vắc xin Covid
- ·TP.HCM có 3 ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên trong cộng đồng
- ·Người đàn ông chấn thương tinh hoàn khi lái xe phân khối lớn
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·5 chữ “CH” để xuất khẩu vững bền
- ·Có tới 26 mặt hàng xuất khẩu “tỷ đô” trong 9 tháng
- ·Một số người không cần tiêm mũi vắc xin Covid
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Những người 'nghiện' hiến tiểu cầu