【kết quả bóng dá trực tuyến】Hợp tác xã “khát” vốn
Nhiều hợp tác xã ngưng hoạt động,khátkết quả bóng dá trực tuyến thuộc diện giải thể đã được xoá nợ thuế | |
“Cơn khát” vốn giữa vòng xoáy giá cả | |
Doanh nghiệp khát vốn để duy trì mặt bằng giá |
Phân loại bưởi da xanh tại HTX nông nghiệp bưởi da xanh Bến Tre. Ảnh: N.H |
Khó phát triển vì thiếu vốn
Cũng giống như các loại hình DN khác, vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động và sự phát triển của các HTX nông nghiệp, giúp các HTX mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi có vốn, HTX sẽ có thể ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật, đầu tư thiết bị máy móc, đầu tư các hạ tầng như kho chứa, cơ sở bảo quản, chế biến cũng như phát triển hoạt động kinh doanh… Qua đó, thúc đẩy hoạt động chế biến tại các HTX, thay vì chỉ bán sản phẩm thô.
Phát biểu tại Diễn đàn khai thông tín dụng vi mô phục vụ chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản cho các DN vừa và nhỏ và HTX được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Tiến Định, đại diện Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện cả nước có 18.795 HTX nông nghiệp, chiếm 70% tổng số các loại hình HTX cả nước. Đáng chú ý, quy mô vốn bình quân của mỗi HTX chỉ ở mức khoảng 1,5 tỷ đồng. “Đây là mức rất ít, khiến cho doanh thu và lợi nhuận của các HTX chỉ ở mức khiêm tốn. Theo thống kê về hiệu quả hoạt động của các HTX, chỉ có khoảng 17,3% đạt loại tốt, 37,7% đạt loại khá, 36,6% đạt trung bình và số còn lại khoảng 8,4% là yếu kém” – ông Định thông tin.
Ông Định cũng cho biết thêm, nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho khu vực kinh tế tập thể HTX còn khá hạn chế. Trong 4 năm qua, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước chỉ ở mức 4.322 tỷ đồng. Trong khi đó, về tình hình góp vốn của các thành viên HTX, bình quân mỗi HTX chỉ huy động được 623 triệu đồng, tương đương mức trên 3 triệu đồng mỗi thành viên, thậm chí có những thành viên không góp vốn.
Nguồn tín dụng cho HTX cũng rất thấp, việc tiếp cận vay vốn của khu vực HTX nông nghiệp chỉ chiếm 2,8% tổng dư nợ được giải ngân. Tính từ năm 2002 đến năm 2021, tổng dư nợ tín dụng của các HTX nông nghiệp chỉ đạt 6.000 tỷ đồng và chỉ khoảng 7.000 HTX được hỗ trợ từ quỹ tín dụng, tương đương khoảng 3,7% số HTX được tiếp cận. Nguồn vốn tiếp cận cũng rất thấp, chưa tới 300 triệu đồng/HTX.
Chia sẻ thực tế về những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng, ông Đặng Vinh Hòa, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước cho biết, hiện các ngân hàng chính sách định giá đất nông nghiệp trên khung giá do UBND tỉnh cấp. Trong đó, một số ngân hàng chính sách đang định giá đất nông nghiệp ở mức 30.000 – 50.000 đồng/m2 đất. “Với mức định giá như vậy, nhiều nông dân và HTX không thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng” – ông Hòa nhấn mạnh.
Theo ông Định, việc HTX khó tiếp cận tín dụng có thể dẫn đến nhiều hệ quả như các HTX không được khuyến khích đầu tư chế biến mà chỉ có thể tập trung thu gom nguyên liệu thô; năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; không khuyến khích nông dân vào HTX; từ đó tạo áp lực lớn cho DN liên kết, hạn chế chuỗi liên kết và đặc biệt là hình thành bẫy tín dụng và cơ hội cho tín dụng đen phát triển ở khu vực nông thôn.
Làm sao gỡ khó?
Để việc tiếp cận vốn của các HTX nông nghiệp tại các ngân hàng được thuận lợi hơn, ông Nguyễn Tiến Định kiến nghị Nhà nước cần có hỗ trợ về vốn, tài sản cho các HTX tham gia chuỗi sản xuất để hình thành tài sản và thông qua tài sản này vừa có thể đầu tư sản xuất, vừa làm tài sản thế chấp khi vay vốn tại các ngân hàng. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các ngân hàng thương mại xây dựng các gói tín dụng cho HTX gắn với vùng nguyên liệu lớn và gói tín dụng để giúp nông dân áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất theo quy trình GAP, giúp nông dân thoát khỏi bẫy tín dụng đen…
Cùng quan điểm này, ông Đặng Vinh Hòa nêu lên rằng, trong khi các DN lớn luôn được tiếp cận vốn với lãi suất ưu đãi thì các DN nhỏ, HTX lại bị hạn chế. Do đó, ông Hòa mong muốn NHNN có chính sách phù hợp cùng mức lãi suất phù hợp hơn cho các DN vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, do số DN đầu tư cho HTX còn ít nên ông Hòa đề nghị cần ưu tiên cấp mã số vùng trồng cho HTX thay vì cho DN. Điều này sẽ kích thích DN đầu tư nhiều hơn cho HTX, đồng thời hạn chế tình trạng DN làm không tốt khiến vùng trồng bị thu hồi mã số, gây ảnh hưởng tới nông dân và HTX.
Ở góc độ ngân hàng, ông Hà Huy Cường, Phó Tổng giám đốc Nam Á Bank chi nhánh TPHCM nhìn nhận những khó khăn hai chiều giữa ngành ngân hàng và các HTX không dễ giải quyết. Theo đó, cần đánh giá lại chất lượng HTX và tính chỉn chu trong các hoạt động của HTX để ngân hàng có thể nâng cao tỷ lệ tài sản đảm bảo hoặc tín chấp một phần. Ông Cường cũng đề nghị cần có đầu mối từ liên minh HTX, từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Đề án 970 để lựa chọn và phân loại các HTX theo một số tiêu chí nhất định để ngân hàng có thể xác định tham gia với tài sản đảm bảo hoàn toàn hoặc tài sản và tín chấp một phần. Ngân hàng sẽ hỗ trợ xây dựng tiêu chí để có thể mạnh dạn xây dựng hạn mức tín dụng.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chỉ ra rằng, trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngành nông nghiệp bình quân là 12,77% và tín dụng nông sản phục vụ xuất khẩu chủ lực như lúa gạo, rau quả, cà phê… chiếm 40%. Có tổ chức tín dụng, 1.200 quỹ tín dụng nhân dân đã vào cuộc đồng hành cùng DN, nông dân trong những năm qua, qua đó cho thấy sự quan tâm của Chính phủ đối với ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, trong cơ cấu cho vay nông nghiệp, khâu sản xuất chiếm 60% dư nợ, tiêu thụ chiếm 17% và chế biến chiếm 13%. Theo ông Toản, với việc xác định tập trung vào các khâu giá trị gia tăng trong thời kỳ tới, cơ cấu tín dụng cần có sự thay đổi theo hướng tập trung vào các khâu trọng yếu tạo ra giá trị.
Để khơi thông vướng mắc về vốn cho HTX, ông Toản đề xuất xây dựng cẩm nang tiếp cận tín dụng cho HTX, DN vừa và nhỏ với sự phối hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước…, từ đó có thể số hóa việc tiếp cận tín dụng đối với khối HTX. Các ngân hàng cũng cần thay đổi "khẩu vị tín dụng" đối với lĩnh vực nông nghiệp vì đây là lĩnh vực còn nhiều dư địa, mang lại giá trị kinh tế cao. Đồng thời các hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản cần được xem xét như một tài sản bảo lãnh trong quy trình xét duyệt cho vay đối với DN. Ngoài ra, ông Toản cũng đề xuất các ngân hàng nghiên cứu xây dựng sản phẩm liên kết ngân hàng - bảo hiểm đối với nông nghiệp.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tăng cường phòng, chống COVID
- ·Thanh niên bị xoắn tinh hoàn, hoại tử một bên và phải cắt bỏ
- ·Bé trai phải thay mạch máu nhân tạo vì bệnh hiếm, thế giới có 30 trẻ mắc phải
- ·Tìm thấy dị vật trong vùng kín bé gái 5 tuổi
- ·Thông tin mới về các dự án liên quan đến Vũ ‘nhôm’: Cái bị thu hồi, cái được giao dịch trở lại
- ·"Giá lợn còn tăng cao nhưng sẽ không để giá tăng quá cao như Trung Quốc"
- ·Tác dụng của cây quế với sức khỏe và thẩm mỹ
- ·Dấu hiệu tiểu ra máu cảnh báo ung thư bàng quang ở nam giới
- ·Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: “Bộ trưởng chần chừ, chậm bước là chệch hướng”
- ·Đoạn gỗ cắm sâu vào vùng nhạy cảm của bé trai
- ·Hà Nội: Tất cả các cửa hàng dịch vụ không thiết yếu đều phải đóng cửa đến ngày 5/4/2020
- ·Bí quyết tăng tuần hoàn máu, tránh xa nguy cơ đột quỵ
- ·Nhiều thách thức trong quản lý đất đai trên địa bàn TPHCM
- ·Dấu hiệu ung thư da và vì sao bệnh thường được phát hiện muộn?
- ·Thực hư trường hợp liệt sĩ trở về sau hơn 30 năm báo tử
- ·Hoan TT giới thiệu loạt sản phẩm chăm sóc sức khỏe mới
- ·Sốt cao, nổi hạch sau khi bị mò đốt
- ·10 quan niệm sai lầm về bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay
- ·Những đối tượng được tăng lương cơ sở bắt đầu từ 1/7/2018
- ·Vượt mốc 500 tỷ USD, xuất nhập khẩu 2020 vẫn đầy khó khăn