【wellington – ws wanderers】Giảm nghèo ở huyện Vị Thủy
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo,ảmnghoởhuyệnVịThủwellington – ws wanderers cận nghèo của huyện Vị Thủy giảm từ 6,9% xuống còn 4,9%. Đây là nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và sự đồng lòng của người dân.
Đã 63 tuổi, nhưng ông Huỳnh Văn Khỉ vẫn tích cực lao động.
Tự viết đơn xin thoát cận nghèo
Năm 2019 này, hộ nghèo của xã Vĩnh Tường giảm từ 267 hộ xuống còn 182 hộ, chiếm tỷ lệ 6%. Theo ông Trần Thanh Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã, để đạt được kết quả trên là nhờ sự tích cực vào cuộc của cấp ủy, chính quyền cùng ý thức tự vươn lên của người dân. Người dân đã chủ động trong phát triển kinh tế gia đình, tránh được tư tưởng cứ mãi trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Điển hình như hộ ông Trần Văn Khỉ, ở ấp Xuân Thọ, là hộ cận nghèo đã tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo.
Ông Huỳnh Văn Khỉ đã 63 tuổi, sống một mình thuộc diện hộ nghèo từ năm 2014. Từ lúc rơi vào hộ nghèo, ông Khỉ cật lực lao động. Đến năm 2018, ông đã cơ bản thoát nghèo nhưng vẫn là hộ cận nghèo. Đầu năm 2019, ông Khỉ viết đơn xin được thoát cận nghèo. “Tôi là cựu chiến binh, năm 1972 tôi tham gia cách mạng tại địa phương. Trong những năm chiến tranh ác liệt, tôi đã cầm súng chiến đấu với kẻ thù. Trong cuộc sống hôm nay, tôi tiếp tục chiến đấu trên mặt trận xóa đói giảm nghèo. Tôi tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo, bởi xã hội còn nhiều người khó khăn, mình còn có thể lao động, thì có thể lo cho cuộc sống bản thân”, ông Khỉ cho biết.
Không ruộng nương, nghề nghiệp, ông Khỉ quyết định trồng rau màu các loại như cải, đậu bắp, cà... để lo cho cuộc sống hàng ngày. Những tháng thu hoạch lúa, ông còn đi mót lúa.
Chuyện người dân tự nguyện đăng ký thoát nghèo, cận nghèo không còn là chuyện lạ hay bất ngờ. Người dân không chỉ tận dụng có hiệu quả sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, mà còn chủ động vươn lên, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại, làm gánh nặng cho Nhà nước. Để có được kết quả như ngày hôm nay tất cả là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền vận động hộ nghèo nỗ lực vươn lên được thực hiện thường xuyên, liên tục. Theo ông Trần Thanh Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tường, để thực hiện tốt công tác giảm nghèo, trước hết địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức hộ nghèo, bởi chỉ khi nào hộ nghèo chủ động vươn lên, tránh được tư tưởng trông chờ ỷ lại, thì mới có thể vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tạo mọi điều kiện để người dân nâng cao cuộc sống
Sau 12 năm cật lực lao động, gia đình chị Nguyễn Thị Bông, ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Tường đã chính thức thoát nghèo. Dẫu cuộc sống hiện tại vẫn còn khó khăn, nhưng với gia đình đây là niềm tự hào. Mỗi ngày, chị Bông đi bán cá, ngày cũng được vài chục đến trăm nghìn đồng, còn chồng chị ai thuê mướn gì cũng làm. “Không còn là hộ nghèo đồng nghĩa không còn hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhưng tôi thấy rất vui và tự hào, vì những nỗ lực của mình đã mang lại kết quả”, chị Bông chia sẻ.
Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, ngay từ đầu năm UBND các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch cụ thể. Đồng thời, nêu rõ nguyên nhân nghèo của từng hộ, để có hướng giúp đỡ, giúp mọi người vươn lên thoát nghèo. Ông Huỳnh Văn Hòa, Bí thư chi bộ ấp 8, xã Vị Đông, bộc bạch: “Đầu năm, toàn ấp có 70 hộ nghèo, đến cuối năm giảm được 18 hộ, hiện ấp còn 52 hộ nghèo. Chúng tôi đã tạo điều kiện cho 9 hộ nghèo vay vốn với tổng số tiền 360 triệu đồng, mở 2 lớp dạy nghề may công nghiệp, giúp người dân tìm được việc làm. Đồng thời, từng đoàn thể ở địa phương cũng nhận kềm cặp, hướng dẫn hộ nghèo…”.
Năm 2019, huyện Vị Thủy đã giảm 2% hộ nghèo, để thực hiện đạt kết quả này, theo bà Đoàn Thị Thùy Hương, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Vị Thủy, cho biết: “Qua rà soát, tỷ lệ hộ nghèo của địa phương giảm từ 6,9% xuống còn 4,9%, hiện còn 1.212 hộ. Nhằm giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững, địa phương đã triển khai thực hiện nhiều mô hình giảm nghèo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo được vay vốn ưu đãi, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm… Nhờ đó, thu nhập được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày một nâng lên về vật chất lẫn tinh thần”.
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
(责任编辑:La liga)
- ·Long An: Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án giao thông gần 918 tỉ đồng
- ·'Hoa hậu Hong Kong xấu nhất lịch sử' lột xác về nhan sắc
- ·Người đẹp nổi bật trong phần thi áo tắm ở Chung khảo Hoa hậu Việt Nam
- ·Cuộc sống nhung lụa của 2 chị em á hậu từ chối thi quốc tế
- ·Chú trọng bảo đảm an toàn cho người lao động
- ·Thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2022 khoe mặt mộc trước chung kết
- ·Nhan sắc ngày càng ngọt ngào của Thuỳ Tiên sau 1 năm đăng quang
- ·Nữ sinh 18 tuổi quê Nghệ An đăng quang Hoa hậu Việt Nam Thời đại 2022
- ·Giá xăng dầu hôm nay 15/10: OPEC hạ dự báo, dầu giảm mạnh
- ·'Bà trùm hoa hậu' từng có kế hoạch cho Thuỳ Tiên làm ca sĩ
- ·Bài 1: Hệ lụy buồn từ quản lý y tế vô cảm
- ·Hoa hậu Ngọc Hân được chú rể rước bằng xe mui trần cổ điển
- ·Á hậu Phương Anh lộng lẫy trong trang phục dân tộc tại Miss International 2022
- ·Để mặt mộc, Top 35 Hoa hậu Việt Nam vẫn xinh lung linh
- ·Những doanh nhân trẻ thành đạt
- ·Buổi luyện cười của các thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2022
- ·Bị lập nhóm anti
- ·Hoa hậu Ngọc Hân sẽ làm đám cưới vào tháng 12
- ·Khu tái định cư dự án Vành đai 3 qua Long An đã giao 48 lô nền
- ·Top 35 Hoa hậu Việt Nam khoe dáng đầy sức sống khi thi 'Người đẹp thể thao'