【kèo nhà cái tv 1】Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng: Nợ công, bội chi được quản lý, giám sát chặt chẽ
Trong đó,ộtrưởngBộTàichínhĐinhTiếnDũngNợcôngbộichiđượcquảnlýgiámsátchặtchẽkèo nhà cái tv 1 Bộ trưởng cũng nêu rõ định hướng xây dựng, sửa đổi, bổ sung các sắc thuế đang được quan tâm như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế bảo vệ môi trường, thuế tài sản.
Thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế
Báo cáo về thực hiện tái cơ cấu NSNN, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 25 của Quốc hội, Chính phủ đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để cơ cấu lại NSNN và nợ công theo hướng bền vững. Cụ thể, tổng thu NSNN 2 năm qua đều vượt khá so với dự toán. Cùng với đó, cơ cấu thu chuyển dịch tích cực, tỷ trọng thu nội địa bình quân 2 năm đạt 80% tổng thu cân đối NSNN, tỷ trọng thu từ dầu thô giảm còn 3 - 4% tổng thu.
Chính sách thu tiếp tục được hoàn thiện theo hướng giảm nghĩa vụ nộp thuế, trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm từ 23% xuống 20% năm 2016. Tuy nhiên, trong 2 năm qua do thực hiện nhiều ưu đãi, miễn, giảm, nên thuế suất thực tế chỉ thu được khoảng 15%, riêng khu vực FDI là khoảng trên 10%, các DN vừa và nhỏ được hưởng mức thuế ưu đãi thấp hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng thực hiện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết hội nhập... Lĩnh vực thuế, hải quan tiếp tục được đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa, góp phần nâng chỉ số xếp hạng cạnh tranh quốc gia.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, tỷ trọng thu của ngân sách trung ương (NSTW) trong tổng thu có xu hướng giảm. Thu NSTW bình quân 2 năm 2016 - 2017 chỉ đạt khoảng 56 - 57% tổng thu NSNN, thấp hơn giai đoạn trước chủ yếu do tỷ trọng thu từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) mà NSTW hưởng 100% đều giảm. Năm 2011 thu dầu thô chiếm 16% tổng thu cân đối ngân sách, nay còn 3,8%, thu từ hoạt động XNK năm 2011 chiếm 21,6% tổng thu NSNN, nay còn 15,4%.
“Thực tế, việc thực hiện cắt giảm một số sắc thuế với mức cao và nhanh hơn so lộ trình thời gian qua đã tạo thuận lợi cho DN, nâng cao khả năng cạnh tranh, song cũng ảnh hưởng đến số thu cân đối NSNN nói chung và NSTW nói riêng. Trong khi đó việc điều chỉnh chính sách thu, tăng thu, tăng cường vai trò chủ đạo của NSTW theo dự kiến còn chậm”, Bộ trưởng đánh giá.
Bộ trưởng Bộ Tài chính |
Về chi, trong 2 năm qua, Chính phủ đã tập trung cơ cấu lại chi NSNN, kiểm soát chặt chẽ chi và vay nợ trong phạm vi khả năng nguồn lực của nền kinh tế. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển 2 năm 2016 - 2017 bình quân đạt 27% tổng chi NSNN, cao hơn mục tiêu là 25 đến 26%. Tỷ lệ chi thường xuyên 2 năm 2016 - 2017 khoảng 62 đến 63%, dự toán năm 2018 là 61,7%, trong khi vẫn thực hiện mục tiêu tăng lương cơ sở 7%/năm.
Bên cạnh đó, kỷ luật chi ngân sách tiếp tục được siết chặt, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả chi ngân sách, đẩy mạnh thực hiện khoán chi, xây dựng và triển khai kế hoạch tài chính trung hạn. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhìn nhận vẫn còn tình trạng chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn định mức; dự toán nhiều công trình đội vốn cao, giải ngân vốn vay ngoài nước vượt kế hoạch; nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn; chuyển nguồn lớn, thất thoát, lãng phí vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ cần tiếp tục thực hiện các giải pháp mạnh mẽ hơn để siết chặt việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật tài chính, như thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ định mức chi tiêu ngân sách; quản lý chặt chẽ chi NSNN, chỉ được chi khi có dự toán được phê duyệt; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra; xử lý nghiêm các sai phạm, làm tốt hơn công tác tuyên truyền…
Bội chi giảm, nợ công được cơ cấu tích cực
Cùng với việc đẩy mạnh tái cơ cấu thu chi thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết bội chi NSNN và nợ công đã được quản lý, giám sát chặt chẽ, bám sát dự toán Quốc hội giao, huy động trái phiếu chính phủ (TPCP) trong nước theo tiến độ giải ngân thực tế. Do vậy, số bội chi tuyệt đối năm 2016 và 2017 đều giảm so với dự toán. Cụ thể, năm 2016 giảm 5.505 tỷ đồng, năm 2017 giảm 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do giá trị GDP thực tế không đạt kế hoạch, chỉ đạt 4.502,7 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch 5.130 nghìn tỷ đồng, nên tỷ lệ bội chi năm 2016 vẫn tăng so với dự toán. Trong những năm tới, chúng ta sẽ phấn đấu giảm dần mức bội chi xuống không quá 3,5% GDP vào năm 2020, bình quân giai đoạn không quá 3,9% GDP.
Về nợ công, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định nợ công được quản lý chặt chẽ. Trong 2 năm qua, tốc độ gia tăng nợ công giảm gần một nửa, còn khoảng 9,6%/năm so với bình quân 18,1%/năm của giai đoạn 2011 - 2015. Nợ công giảm từ 63,6% GDP cuối năm 2016 xuống 61,4% GDP vào cuối năm 2017, nợ chính phủ giảm tương ứng từ 52,6% GDP xuống 51,8% GDP. Nợ công đã được cơ cấu lại tích cực, cả về cơ cấu kỳ hạn, lãi suất, cơ cấu vay trong nước và vay ngoài nước, cơ cấu các nhà đầu tư theo hướng tăng cường tính bền vững.
Cụ thể, kỳ hạn phát hành TPCP được kéo dài. Năm 2011 bình quân là 3,9 năm, năm 2017 là 12,74 năm, qua đó tăng kỳ hạn nợ bình quân danh mục TPCP. Lãi suất huy động cũng giảm mạnh từ mức bình quân 12,01% năm 2011 xuống còn 5,98% năm 2017. Đến 5 tháng đầu năm 2018, lãi suất bình quân huy động chỉ còn 4,12%/năm. Tỷ trọng vay ngoài nước giảm từ 61% năm 2011 xuống 40% năm 2017. Tỷ trọng nắm giữ TPCP của ngân hàng thương mại từ khoảng 78% cuối năm 2016 xuống còn 53,06% cuối năm 2017. Tỷ lệ nắm giữ TPCP của các doanh nghiệp chứng khoán, bảo hiểm năm 2017 tăng lên 45,95% so với mức 19,57% năm 2016.
Về chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, cùng với việc hoàn thiện thể chế pháp luật, quy định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp và các đơn vị trong quản lý ngân sách; phòng chống tham nhũng và xử lý nghiêm các sai phạm đã được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng đánh giá tình trạng chấp hành kỷ luật NSNN ở nhiều nơi, nhiều chỗ còn chưa nghiêm, kể cả ở trung ương và các địa phương, kể cả ở các cơ quan nhà nước lẫn các doanh nghiệp (DN). Trong lĩnh vực thu NSNN, tình trạng kê khai thiếu số thuế phải nộp; gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế còn xảy ra ở nhiều nơi, một phần trong số này đã được các cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện và truy thu. Tình trạng này, theo Bộ trưởng, có nguyên nhân chủ yếu là do công tác tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật của cơ quan quản lý thu ngân sách chưa tốt và ý thức chấp hành pháp luật của DN, người nộp thuế chưa cao. Cùng với đó, vừa qua chúng ta thay đổi cơ chế quản lý về thuế, từ tiền kiểm sang hậu kiểm và quản lý rủi ro. Theo đó, các DN tự khai, tự nộp thuế, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với cán bộ thuế, hải quan.
Việc chuyển đổi cơ chế quản lý này là phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho DN, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, cơ chế này cũng còn kẽ hở để cho các đối tượng nộp thuế lợi dụng, chiếm đoạt tiền thuế. Mặc dù vậy, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, đây là hướng đi đúng, cần kiên trì thực hiện. Vấn đề là phải có những giải pháp để khắc phục điểm yếu này.
Thuế tài sản: Mục tiêu tăng thu ngân sách là thứ yếu
Cụ thể, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu ra nhiều giải pháp trong đó có việc phải tiếp tục hoàn thiện quy định pháp lý về quản lý thuế, đảm bảo chặt chẽ, có các tiêu chí phân nhóm phân loại rủi ro để có phương thức quản lý phù hợp, đảm bảo công khai, minh bạch; đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thể chế về thu ngân sách.
Nêu rõ định hướng về một số luật thuế đang được quan tâm, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết tiếp thu các ý kiến đóng góp, thuế GTGT sẽ giữ nguyên mức thuế phổ thông là 10%, không nâng lên 11 - 12% như dự thảo ban đầu; đồng thời kết cấu lại các hàng hoá, dịch vụ chịu thuế ở mức 0% và 5%, đảm bảo công bằng đồng thời hạn chế các chính sách an sinh xã hội được lồng ghép trong chính sách thuế làm mất tính trung lập của thuế.
Về thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, sẽ nghiên cứu theo hướng mở rộng đối tượng, mở rộng cơ sở thu thuế, điều chỉnh mức thuế hợp lý, phù hợp với nhu cầu bảo vệ môi trường và định hướng tiêu dùng trong tình hình mới.
Về thuế tài sản, Bộ trưởng cho biết định hướng nghiên cứu, xây dựng luật là tạo công bằng xã hội, trên cơ sở quản lý xã hội, định hướng thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch tài sản, đảm bảo công tác phòng chống tham nhũng và "mục tiêu tăng thu ngân sách là mục tiêu thứ yếu".
Riêng về quản lý thuế, mặc dù tỷ lệ nợ thuế hiện còn ở mức cao (trên 7%), nhưng trước sự quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của các địa phương, tình hình đã có chuyển biến tích cực. Số thuế nợ đọng đã giảm cả về số tuyệt đối và tỷ lệ so với tổng thu NSNN. Số thu hồi nợ đọng thuế tăng cao qua các năm, năm 2016 là 39,7 nghìn tỷ đồng, năm 2017 là 44,77 nghìn tỷ đồng.
Trong số nợ đọng thuế còn lại, số nợ thuế không có khả năng thu hồi đến cuối năm 2017 là 31,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2016, chiếm 43% tổng nợ. “Đây là các khoản nợ thuế của các đối tượng đã chết, mất tích, DN giải thể không còn tài sản để thu hồi..., nhưng chưa được xóa và theo quy định vẫn phải theo dõi, tính phạt chậm nộp 0,03%/ngày nên số nợ này ngày càng tăng. Ngoài ra, còn có khoản tiền phạt và tiền chậm nộp là 15,7 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 21,4% tổng số nợ cũng là những khoản thu khó đòi”, Bộ trưởng giải thích.
Trước thực tế này, lãnh đạo ngành Tài chính cho biết đang tích cực rà soát, hoàn chỉnh cơ sở pháp lý để trình Quốc hội cho xoá số nợ thuế không có khả năng thu để đảm bảo phản ánh đúng thực chất số nợ thuế, minh bạch trong quản lý thuế.
Hoàng Yến
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bạn đọc tiếp sức cho gia đình người dân tộc Thái có hai con mắc bệnh hiểm
- ·Miền Trung mưa lớn đến 700mm, kéo dài và rất phức tạp
- ·Đà Nẵng: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 1/2023 đạt thấp
- ·Đi xe máy lên Vành đai 2 Hà Nội, tài xế xếp hàng nhận biên bản
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 6/2017
- ·Gia Lai: Đặt mục tiêu giải ngân đạt 100% kế hoạch năm 2023
- ·Chủ động xúc tiến thương mại, đưa trái cây Việt đến thị trường tỷ dân
- ·Quảng Trị: Bắt giữ xe ô tô vận chuyển gần 60 kg pháo hoa nổ
- ·Rớt nước mắt cảnh cụ bà run rẩy cầm bát cơm chờ tin con trai mất tích
- ·TP. Hồ Chí Minh: Quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư trong giải ngân đầu tư công
- ·Bố tai nạn nguy hiểm, con trai nguy cơ bỏ học đại học
- ·Hơn 3.000 dân chung cư ở Hà Nội cả tuần không có nước sạch
- ·Đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
- ·Hà Nội: Lo ngại dịch tay chân miệng tăng nhanh
- ·Vợ chồng ngoại tỉnh muốn khai sinh cho con ở Hà Nội
- ·GRECO 2024: Thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững
- ·Vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy, HD Bank tỉnh Kon Tum bị xử phạt 87 triệu đồng
- ·Bắt giữ 2 đối tượng từ Hà Nội vào Huế hoạt động cho vay nặng lãi
- ·Đợi chồng thừa kế xong, ngay lập tức đòi ly hôn chia tài sản
- ·Quảng Trị: Hai thanh niên sang Lào mua 200 viên ma túy về thì bị bắt