【kqbd necaxa】Tôn vinh thành tựu nông nghiệp
Nhìn lại chặng đường trong phát triển nông nghiệp,ựunngnghiệkqbd necaxa Hậu Giang đã, đang có bước chuyển động mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.
Gian hàng đến từ Thành phố Hồ Chí Minh được người dân đến đông đúc.
Với mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh nhà đi xa hơn nữa, Ngày hội Tam nông và Sản phẩm làng nghề (OCOP) Hậu Giang năm 2019 đã chính thức tổ chức tại Công viên Xà No, thành phố Vị Thanh. Đây là sự kiện lớn về nông nghiệp được tổ chức lần đầu tiên của tỉnh.
Ngày hội Tam nông và Sản phẩm làng nghề (OCOP) Hậu Giang 2019 được diễn ra từ ngày 23 đến 29-5, với quy mô 250 gian hàng, có sự tham gia của hơn 150 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trưng bày, giới thiệu các đặc sản vùng miền, làng nghề nổi tiếng. Không gian ngày hội gồm các khu vực chính như: các gian hàng triển lãm thành tựu về sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; các gian hàng phục vụ ngành nông nghiệp; các gian hàng thương mại, hàng tiêu dùng; gian hàng bon sai, cây kiểng, giống cây trồng…
Với 80 gian hàng trưng bày thành tựu về sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn của các tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, có thể thấy rõ sự phác họa sơ nét về một bức tranh tổng thể của nền nông nghiệp - ngành kinh tế chủ lực của Hậu Giang. Những thành tựu của tỉnh trong “tam nông” không chỉ phong phú và đa dạng, mà còn tô đậm nét đặc trưng của từng vùng sinh thái mặn, ngọt, lợ. Nhiều sản phẩm vùng miền được biến tấu độc đáo và đặc sắc mang đậm nét đặc trưng, như: chổi, giỏ đan lục bình, đũa tre, trà mãng cầu, mứt mãng cầu, giỏ thổ cẩm… đã thu hút nhiều khách đến tham quan, mua sắm.
Khá thích thú với các gian hàng, chị Nguyễn Cẩm Tú, ở thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Tôi rất thích các gian hàng ở đây, không những trưng bày mà còn bày bán thêm các sản phẩm giúp có thêm nhiều trải nghiệm về các sản phẩm không những trong tỉnh mà còn ở các địa phương lân cận”.
Với mong muốn nâng cao giá trị trái mãng cầu xiêm của địa phương, bà Trần Thị Lượng, Giám đốc HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Trà mãng cầu Thuận Hòa, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, đã nghĩ ra nhiều sản phẩm làm từ mãng cầu. Bà Lượng bộc bạch: “Nhận thấy được lợi ích từ cây mãng cầu không chỉ trồng để bán trái tươi mà trái có thể làm ra nhiều sản phẩm khác, vì thế, chúng tôi đã mạnh dạn thành lập HTX trà mãng cầu, ngoài sản phẩm trà còn làm mứt mãng cầu bán để kiếm thêm thu nhập cho các thành viên. So với bán trái, sau khi trừ chi phí thì trà mãng cầu cho lợi nhuận gần gấp đôi. Đến nay, HTX đã thu hút được 20 thành viên tham gia với 7ha trồng cây mãng cầu xiêm. Tuy nhiên, hiện nay đầu ra sản phẩm của HTX chưa được nhiều. Do đó, tham gia ngày hội lần này tôi rất mong được các ngành hỗ trợ để đưa sản phẩm từ mãng cầu của HTX có thể vươn xa hơn”.
Có thể thấy, tất cả các sản phẩm được trưng bày tại ngày hội vừa là thành tựu nhưng cũng vừa là tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để thúc đẩy mời gọi đầu tư và tăng cường xúc tiến thương mại thị trường nội địa, đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là dịp tôn vinh các thương hiệu, sản phẩm của các đơn vị, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trong tỉnh… Qua đó, tạo cơ hội gặp gỡ nông dân với người tiêu dùng, với nhà khoa học, nhà DN để trao đổi thông tin, tiếp cận khoa học công nghệ mới; tăng cường xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp; gắn kết 4 nhà; khai thác mọi nguồn lực để hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn của tỉnh phát triển bền vững.
Bén duyên với đôi đũa tre đã 5 năm, đến nay bà Nguyễn Thị Út, chủ cơ sở đũa tre tự nhiên, ở ấp 9B, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, đã cung ứng sản phẩm của mình ra thị trường trong và ngoài nước. Bà Út chia sẻ: “Hiện sản phẩm của tôi cũng đã cung ứng sang Nhật, Australia nhưng theo kiểu “xách tay” thôi, chứ chưa xuất khẩu được. Vì thế, tham gia ngày hội lần này, cơ sở rất mong sự hỗ trợ của tỉnh trong việc xây dựng thương hiệu để sản phẩm không những cung ứng cho thị trường nội địa mà còn xuất khẩu”.
Sản phẩm đũa tre tự nhiên của địa phương được bày bán tại ngày hội.
Theo bà Út, để có sản phẩm như hiện tại, tre phải trải qua nhiều công đoạn như cắt tỉa cho đồng đều, đặc biệt phơi đủ nắng để sản phẩm không bị ẩm mốc. Hiện, giá bán gồm 3 loại là 40.000 đồng, 50.000 đồng và 60.000 đồng/chục. Trung bình mỗi ngày, cơ sở của bà làm ra khoảng 100 đôi cung cứng ra thị trường.
Không chỉ giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, ngày hội còn thu hút nhiều gian hàng đến từ các tỉnh, thành trong cả nước. Những sản phẩm từ nông nghiệp các tỉnh bạn đem đến như tinh dầu thiên nhiên, vỏ bưởi sấy dẻo, các loài hoa… được nhiều người quan tâm. Trong số đó, một nhóm sản phẩm khá đặc biệt của doanh nghiệp Nông Lâm Food với vỏ bưởi, vỏ chanh dây sấy…
Theo em Mai Kim Anh, thuộc Công ty TNHH Thực phẩm Nông Lâm (Nông Lâm Food) đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, tham gia ngày hội với mục đích mở rộng thị trường tiêu thụ. “Vỏ bưởi, vỏ chanh dây rất tốt cho sức khỏe, nhưng vỏ lại rất khó ăn. Vì thế, công ty lựa chọn những loại vỏ có thành phần tốt cho sức khỏe và biến chúng thành thực phẩm dễ ăn cho con người. Hiện sản phẩm đang được thị trường khá ưa chuộng”, Kim Anh chia sẻ.
Hiện Nông Lâm Food đã có hơn 20 nhân viên và thuê một nhà máy sản xuất được khoảng 200kg/ngày. Nhân viên của công ty chính là các thầy cô và sinh viên của Trường Đại học Nông Lâm. Sản phẩm chỉ được bán qua kênh online và một số cửa hàng. Mỗi gói vỏ bưởi sấy 200 gram có giá 55.000 đồng; vỏ chanh dây sấy 145 gram có giá 50.000 đồng. Tính ra, sau khi qua chế biến, giá trị của vỏ bưởi, vỏ chanh dây đã tăng lên gấp nhiều lần.
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, khẳng định: Ngày hội Tam nông và Sản phẩm làng nghề năm 2019 còn là dịp để giao lưu văn hóa, trưng bày những thành tựu, sản phẩm đặc trưng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giữa các tỉnh, thành. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề truyền thống, nông dân của tỉnh và các tỉnh, thành trong cả nước quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp, đơn vị quản lý, cơ quan nghiên cứu, người nông dân tăng cường xúc tiến thương mại, tiếp cận với công nghệ, thiết bị tiên tiến, tìm kiếm đối tác mua bán sản phẩm về nông nghiệp. Hy vọng rằng, thông qua các hoạt động tại ngày hội, người tiêu dùng sẽ dần thay đổi nhận thức đối với hàng Việt Nam, cũng như tìm ra hướng đi mới để nhà sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, mang thương hiệu Việt ngày càng vươn xa tại thị trường trong và ngoài nước.
Bài, ảnh: THANH THÚY
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhiều sản phẩm có tính ứng dụng cao được vinh danh tại Giải thưởng Nhân tài Đất Việt
- ·Tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND
- ·Đại tướng Ngô Xuân Lịch tham dự ADMM Hẹp, ADMM+ lần thứ 6
- ·Phong trào, hành động tuổi trẻ phải đi sâu, đi sát
- ·Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham dự Hội nghị ASSA 39 tại Lào
- ·Toàn văn Thông cáo số 01 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
- ·Những kiến nghị của cử tri với Sở Nội vụ
- ·Đẩy nhanh tiến độ thu hồi và giải quyết cấp GCNQSDĐ cho người dân
- ·Kem đánh răng thông minh làm từ vật liệu thủy tinh hoạt tính sinh học
- ·Quân đội Việt Nam: Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu
- ·Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Chương trình 'Nghĩa tình quân dân'
- ·Vùng 5 Hải quân gặp mặt, tặng quà đối tượng chính sách
- ·Cây sáng kiến của Sư đoàn 330
- ·Kiến nghị điều chỉnh Luật Đầu tư công phù hợp tình hình địa phương
- ·Xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông phát triển kinh tế
- ·Đồng Xoài chính thức vận hành phòng họp không giấy
- ·Nhiều mô hình tuyên truyền văn hóa giao thông
- ·Em là cô giáo mầm non
- ·Đổi mới sáng tạo mở: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam
- ·Nhiều chuyên gia quan ngại diễn biến phức tạp trên Biển Đông