【kqbd cup bdn】Mừng hay lo?
Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào đại học năm 2019 giảm rất mạnh, thấp hơn nhiều so với 2018, 2017 và nhiều năm về trước. Cụ thể, cả nước có hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia 2019, trong đó có 279.001 thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không thi đại học (chiếm 27,8%). Con số này năm 2018 là 25,7% và 2017 là 25%. Tại sao số lượng học sinh không còn mặn mà với các trường đại học lại tăng lên nhiều như vậy?
Nói về điều này, nhiều chuyên gia về giáo dục cho rằng, việc học sinh chọn con đường không học đại học cho tương lai của mình đang là xu thế, khi hiện nay thực tế đang chứng minh rằng còn có nhiều cách khác để thành công, để làm giàu, mà còn giàu nhanh chóng hơn con đường vào đại học.
Các chuyên gia giáo dục đã gợi ý và hy vọng rằng với một lượng lớn học sinh phổ thông ra trường không chọn con đường vào đại học, cơ hội cho các trường nghề, trường cao đẳng sẽ rộng mở và Việt Nam sẽ sớm hết cảnh “thừa thầy, thiếu thợ”. Cũng như vậy, sẽ hết cảnh “tréo ngoe”: doanh nghiệp tuyển người có bằng đại học, cao học về để làm văn thư, công nhân kỹ thuật; cử nhân, thạc sỹ chấp nhận học thêm một khóa để tham gia vào lực lượng lao động giản đơn chỉ vì… không xin được đúng ngành nghề.
Trên thực tế hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên chỉ yêu cầu có các kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc mà không quan tâm tới bằng cấp – đây là một tín hiệu đáng mừng.
Tuy nhiên, với hàng trăm nghìn học sinh đã rời mái trường trung học phổ thông, bước ra trường đời với nhiều bỡ ngỡ, nếu không có sự hướng nghiệp, sự quan tâm tận tình của các tổ chức, gia đình và xã hội, thì chưa chắc con đường vào đời của các em sẽ đến được thành công. Nhiều em sẽ chỉ thấy những tấm gương “sâu bít” là thần tượng để học theo, cho dù phải trả bất cứ giá nào.
Nhiều em sẽ thấy việc bán hàng qua mạng, hay làm Vlog là cách kiếm tiền nhanh chóng và nhiều nhiều em nữa, sẵn sàng ra nhập “đội quân” vận chuyển, “síp” hàng đang dày đặc màu áo xanh, áo đỏ trên phố…
Với cách tư duy “ngắn”: học chỉ là để kiếm tiền và để kiếm được tiền thì không cần học nhiều, mệt não, nhiều bạn trẻ đã mất đi sự ham học, cầu tiến.
Thực tế đã chứng minh con đường vào đại học không phải là con đường duy nhất để thành đạt, nhưng nếu như thiếu một sự định hướng ở tầm vĩ mô, có thể mục tiêu tăng số lượng thí sinh cho các trường nghề chưa chắc đã đạt được.
Như vậy, liệu Việt Nam có tận dụng được cơ hội vàng về sức lao động từ những người trẻ, nhiệt huyết, có trí tuệ hay không? Liệu đất nước có phát triển mạnh và bền vững hay không?
Kim Thanh
(责任编辑:World Cup)
- ·Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- ·Điểm chuẩn Học viện Hàng không: Ngành quản lý bay lấy gần 9 điểm/môn
- ·Cuộc thi tìm ý tưởng cho nhà máy thông minh với tổng giải thưởng 250 triệu đồng
- ·Sở GD&ĐT TPHCM đón nhận kỷ lục kỳ thi học sinh giỏi trên máy tính cầm tay
- ·Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
- ·Châu Âu cắt giảm trợ cấp để ngành xe điện tự "bơi", tương lai sẽ ra sao?
- ·Khiến ô tô mới trông như xe cũ, hãng "độ" này bị Ford kiện
- ·iPhone 16 giúp Apple thắng lớn
- ·Galaxy Tab S2 siêu mỏng nhẹ ra mắt ấn tượng tại Việt Nam
- ·Nam sinh 16 tuổi đạt điểm khó tin 9.0 IELTS ngay lần thi đầu tiên
- ·Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- ·Vàng miếng giảm 500.000 đồng/lượng, vàng nhẫn rời xa đỉnh kỷ lục
- ·Nhận định, soi kèo PSIS Semarang vs Bali United, 19h00 ngày 11/12: Cửa dưới phản công
- ·HIU dành tặng tân sinh viên 100% học phí học kỳ I với 28 ngành học
- ·Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- ·Thông tin mới nhất về iPhone 16 Pro Max
- ·Hơn 400 hiệu trưởng, nhà quản lý giáo dục tại Huế tham gia hội thảo "Hiệu trưởng 4.0"
- ·Cô giáo mầm non bị gỡ kênh Youtube vì trót dùng nhạc Nguyễn Văn Chung
- ·Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- ·Mạo hiểm vượt qua dòng nước lũ, xe bán tải mắc kẹt