【bang xep.hang bong da y】Thận trọng với tỷ giá nửa cuối năm
Áp lực lạm phát chỉ ở mức vừa phải,ậntrọngvớitỷgiánửacuốinăbang xep.hang bong da y chính sách tiền tệ chưa cần thay đổi | |
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chính sách bán ngoại tệ, tỷ giá tăng mạnh | |
Tỷ giá trung tâm đi lên phiên thứ 4, ngân hàng tăng mạnh USD |
Theo các chuyên gia, tỷ giá trong nước cuối năm nay vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Ảnh: Internet |
VND có thể mất giá 2-2,5%
Tỷ giá tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm không có biến động mạnh, trong khi đồng tiền của nhiều quốc gia tăng hoặc giảm giá mạnh, nhất là việc chỉ số USD (DXY) đã liên tục “xô đổ” các mức cao kỷ lục cũ, lên mốc trên 106-107 điểm – cao nhất trong hơn 20 năm qua. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá USD bình quân 6 tháng đầu năm 2022 giảm 0,2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong quý 2/2022, tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 1,7%, lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2020. Đến những ngày mở đầu tháng 7, tỷ giá ngoại tệ trong nước đã có nhiều phiên biến động mạnh.
Nguồn: VNDirect |
Diễn biến của tỷ giá USD trong nước chịu tác động trước động thái của NHNN. Khi trong ngày 4/7, NHNN đã điều chỉnh chính sách bán ngoại tệ từ bán kỳ hạn không hủy ngang 3 tháng sang bán giao ngay và nâng giá mua tại sàn NHNN lên 23.400 VND/USD, tương đương với việc tỷ giá VND và USD tăng 2,5% so với cuối năm 2021.
Theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI, động thái điều chỉnh chính sách này của NHNN, bên cạnh việc giảm áp lực lên mặt bằng lãi suất, còn có thể quản lý được dòng vốn ngoại tệ trong hệ thống khi các ngân hàng thương mại phải chủ động về nguồn ngoại tệ giao ngay. Trước đó, NHNN cũng đã điều chỉnh từ bán kỳ hạn hủy ngang về bán kỳ hạn không hủy ngang nhằm hạn chế tình trạng trên.
Mặc dù vậy, báo cáo của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho hay, kể từ tháng 5/2022 khi Fed liên tiếp có những động thái tăng lãi suất cơ bản (hiện đang ở mức 1,5-1,75%) nhằm kiểm soát lạm phát, khiến lũy kế từ đầu năm đến nay, tiền VND đã mất giá khoảng 2%, nhưng VND vẫn là một trong những đồng tiền mất giá ít nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Mức độ mất giá của VND so với một số đồng tiền trong khu vực. Nguồn: VNDirect |
Báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng UOB cũng cho rằng, động thái tăng lãi suất quyết liệt của Fed và lo ngại suy thoái tại Trung Quốc, khiến các đồng tiền châu Á chịu áp lực giảm giá (Chỉ số các đồng tiền châu Á – ADXY đã giảm hơn 4% trong quý 2), trong đó VND không đứng ngoài xu thế. Vì thế, UOB dự báo, tỷ giá USD/VND sẽ đạt mốc 23.400 VND/USD trong quý 3/2022, 23.500 VND/USD trong quý 4/2022, 23.550 VND/USD trong quý 1/2023 và 23.600 VND/USD trong quý 2/2023.
Nhóm nghiên cứu của TS. Cấn Văn Lực cũng dự báo, tỷ giá cả năm có thể tăng khoảng 2,5% và vẫn trong tầm kiểm soát. Nhưng kỳ vọng này được đưa ra dựa trên cơ sở mức tăng của đồng USD thời gian tới sẽ không còn quá mạnh như 6 tháng vừa qua, đồng thời cung - cầu ngoại tệ trong nước vẫn tiếp tục được hỗ trợ tích cực.
Hiện mức mất giá 2-2,5% của VND đến cuối năm 2022 đã được nhiều chuyên gia và báo cáo nghiên cứu đưa ra. Nhất là khi kỳ vọng tích cực về thị trường ngoại tệ trong nước vẫn khá lớn, do cán cân thương mại dự báo thặng dư 4-8 tỷ USD trong năm 2022, dự trữ ngoại hối khá dồi dào, trên 100 tỷ USD cùng nguồn vốn từ giải ngân FDI. Bên cạnh đó, NHNN liên tục khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tỷ giá chủ động, linh hoạt nhằm hỗ trợ ổn định thị trường.
Rủi ro neo giữ tỷ giá
Mặc dù có nhiều tín hiệu lạc quan, nhưng với việc tỷ giá VND có mức mất giá thấp trong khi các đồng tiền khác mất giá mạnh vẫn đặt ra một số lo ngại.
Theo các chuyên gia, việc neo giữ giá VND với USD sẽ khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ trở nên đắt đỏ, khó cạnh tranh hơn so với các nước khác. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa lại nhận định, trong bối cảnh thị trường hàng hóa và ngoại hối còn diễn biến phức tạp, nếu VND tiếp tục giảm giá so với USD không hẳn có lợi cho xuất khẩu, mà còn có nguy cơ tạo ra nhập khẩu lạm phát, vì phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam có hàm lượng giá trị nhập khẩu lớn. Chưa kể nhiều mặt hàng sản xuất để tiêu thụ trong nước cũng phải nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu từ nước ngoài.
Vì thế, để vừa hỗ trợ xuất khẩu vừa ổn định kinh tế, ứng phó lạm phát là bài toán khó, đòi hỏi sự điều hành khéo léo của NHNN, không thể neo cứng nhưng cũng không thể để VND mất giá mạnh.
Trong bối cảnh này, TS. Lê Xuân Nghĩa khuyến nghị, các doanh nghiệp phải chú ý đến tỷ giá hối đoái giữa VND và các đồng tiền thanh toán ngoại thương, để lựa chọn thị trường xuất khẩu, nhập khẩu và lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên lựa chọn những ngân hàng có khả năng tài trợ thương mại tốt, cung cấp các dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái đơn giản, thuận lợi.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Miễn phí camera an ninh cho toàn bộ khách hàng dùng Internet Viettel
- ·Elcom bị phạt và truy thu hơn 1,3 tỷ đồng tiền thuế
- ·Tìm cơ hội từ những cổ phiếu giá bèo
- ·Tận mắt chiêm ngưỡng báu vật Champa tại Hà Nội
- ·Khai giảng Lớp sơ cấp Giám đốc hợp tác xã năm 2024
- ·Chứng khoán Âu
- ·UNICEF kêu gọi hơn 9 tỷ USD cho hoạt động nhân đạo
- ·Thông tin bệnh nhân Covid
- ·Giá vàng hôm nay 19/9: Nóng lên khi Mỹ có thể dừng tăng lãi suất
- ·Việt Nam mua 20 triệu liều vắc
- ·Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí
- ·Nước Anh sắp lưu hành đồng tiền giấy mới in hình Vua Charles III
- ·Chứng khoán thế giới diễn biến trái chiều phiên 19/2
- ·Việt Nam có 87 ca mắc COVID
- ·Rạng rỡ những nụ cười xinh tại Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An
- ·Sẽ đánh giá tổng thể việc quản lý thuế đối với hợp tác xã
- ·“Công nghệ & xe hơi”
- ·Infographic: Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2021
- ·Tháo gỡ vướng mắc thiếu cát san lấp ở các công trình đường giao thông
- ·Vietjet mở đường bay mới Hà Nội – Cao Hùng (Đài Loan), bán vé giá "sốc"