【kèo liver vs mu】Nhộn nhịp các làng nghề
(CMO) Những ngày giáp Tết về các vùng quê, ghé thăm các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX), thấy ai ai cũng phấn khởi. Không vui sao được, vì cuộc sống đã bình thường mới, các cơ sở hoạt động nhộn nhịp trở lại sau thời gian nghỉ dịch. Có công việc làm phần nào giúp lao động vùng nông thôn có thu nhập ổn định để đón Tết.
Ðơn hàng tăng
Sau thời gian dài nghỉ dịch, THT mê bồ ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, bắt đầu hoạt động. Chị Nguyễn Thị Út, Tổ trưởng THT, cho biết: “Mê bồ là sản phẩm làm từ cây trúc, chủ yếu dùng để chứa lúa, chứa muối, phơi khô, làm các công trình lót tàu, xà lan, trang trí… Sản phẩm mê bồ của THT ngoài tiêu thụ nội địa, còn xuất sang thị trường Campuchia và Thái Lan”.
Ðược thành lập năm 2015, hiện THT có 15 lao động làm việc tại chỗ và khoảng hơn 150 lao động trên địa bàn đến nhận nguyên liệu về làm tại nhà. Ða phần nhân công đều làm lâu năm, rất thạo nghề.
Tổ hợp tác mê bồ giúp 100 lao động nhàn rỗi ở nông thôn có thu nhập ổn định. |
Chị Út chia sẻ: “Sau mấy tháng nghỉ dịch, nhiều đơn hàng còn ùn ứ. Không làm hàng, đời sống người lao động cũng gặp nhiều khó khăn. Có nhiều lao động thu nhập chủ yếu dựa vào nghề đan mê bồ này, nên khi được mở cửa làm lại ai cũng phấn khởi”. Mỗi ngày, 1 thành viên trong THT làm được khoảng 6-8 tấm mê bồ da hoặc 15-20 tấm mê bồ ruột. Tính công theo sản phẩm từ 10.000-15.000 đồng/tấm, cộng với tiền lãi từ việc bán mê bồ được THT chia cho, thu nhập mỗi tổ viên được khoảng 4 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, THT cũng thu hút được lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Chị Út nhẩm tính: “Những lao động làm thêm nghề này trong lúc rảnh rỗi thì thu nhập khoảng 50.000-100.000 đồng/người/ngày, đủ trang trải chi phí gia đình”. Chị Ðỗ Bích Trâm, nhân công lao động làm thêm của THT, chia sẻ: “Rảnh thì chạy sang THT gia công sản phẩm, ngày cũng được khoảng 100.000 đồng. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình đỡ khó khăn hơn rất nhiều”.
Với lượng xuất bán mỗi tháng từ 3.000-5.000 tấm mê bồ ruột và trên 1.000 tấm mê bồ da, chị Út phấn khởi: “Qua đơn đặt hàng cho thấy, sản phẩm mê bồ vẫn còn rất nhiều địa phương ưa chuộng. Chỉ tính riêng thị trường Campuchia, mỗi tháng THT xuất bán khoảng 2.000 tấm, nên không sợ thiếu việc làm cho người lao động. Hiện đơn hàng thời điểm này tăng khoảng 10% so với ngày thường. Người lao động làm việc tại THT rất phấn khởi, hăng hái làm việc hơn vì có được nguồn thu nhập khá để đón Tết”.
Niềm vui lao động
“Thời điểm nghỉ dịch người ta cũng không đặt hàng, giờ cuộc sống trở lại bình thường nên chị em mới có công việc”, bà Phạm Ngọc Bích, Giám đốc HTX Câu Kiều, ấp Cái Cám, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, vui vẻ cho biết.
Là người đầu tiên phát triển nghề làm lưỡi câu kiều trên vùng biển Cái Cám, bà Bích bộc bạch: “Trước thấy người ta làm nghề câu kiều này cũng khá, muốn theo họ hành nghề nhưng chi phí cho dàn câu kiều khá cao nên tôi mới học làm lưỡi câu này. Nghề câu kiều thời đó không ai biết tới, chỉ có ngư dân nghèo khổ mới bám trụ mưu sinh. Giờ thì nở rộ rồi, vì vậy nghề làm lưỡi câu kiều cũng phát triển”.
Quy mô càng ngày càng được mở rộng, đơn hàng ngày càng nhiều, xã vận động thành lập HTX, bà nghĩ cũng hay, vì tạo được nhiều việc cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn nên tiến hành.
Nghề làm lưỡi câu kiều cần sự tỉ mỉ rất cao, bà Bích hướng dẫn cho từng người theo từng công đoạn, từ đó chia nhau ra làm. Bà Bích cho biết: “Ban đầu cũng khó, nhưng làm riết quen tay, giờ xã viên và người lao động nhận hàng về làm, tới thời gian họ mang hàng lại giao cho mình. Người thạo việc thì thu nhập từ 3-4 triệu đồng/tháng”.
Bà Phan Thị Quyến cho biết: “Gia đình tôi có tới 5 người làm lưỡi câu kiều này, bình quân mỗi tháng thu nhập trên 10 triệu đồng”.
Ở ấp Cái Cám có 422 hộ dân thì có trên 200 phương tiện hành nghề câu kiều. Ðối với ngư dân nơi đây, nghề làm lưỡi câu kiều và câu kiều là thu nhập chính. Bà Bích cho biết: “Mỗi phương tiện cần trang bị khoảng 200 gấp câu kiều, chi phí trên 26 triệu đồng. Câu kiều nhộn nhịp từ khoảng tháng 8 âm lịch năm trước đến tháng 5 của năm sau. Những tháng còn lại ghe nằm bờ, những dàn câu cũng cần thay dây, phao mới, nên nhân công ở đây quanh năm đều có việc để làm, hết làm hàng mới thì nhận gia công lại dàn câu, cứ thế thu nhập ổn định, cuộc sống đỡ vất vả hơn trước rất nhiều”.
Những xã viên HTX câu kiều không chỉ vui vì được đi lại mà còn vui vì đơn đặt hàng của các tỉnh miền Trung tăng cao vào những ngày cuối năm.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, điều kiện việc làm, thu nhập khó khăn thì việc các THT, HTX hoạt động trở lại chính là tín hiệu vui, giúp người lao động duy trì sản xuất và có được nguồn thu nhập ổn định để đón Tết./.
Kim Cương
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·ADB hỗ trợ Việt Nam 4,6 triệu USD để phát triển khu vực tư nhân
- ·DN nào được tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu phụ tại Lạng Sơn?
- ·Doanh nghiệp TP.HCM làm gì khi xuất hiện ca mắc Covid
- ·Giáo sư Từ Giấy
- ·Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ: Đề xuất bổ sung nội dung chuyển đổi số
- ·Hà Nội thêm 57 ca Covid
- ·Thế giới có thể cần các loại vắc xin Covid
- ·Bác sĩ khuyến cáo lưu ý khi đi siêu thị để tránh lây nhiễm Covid
- ·Giá vàng trong nước giảm vẫn cao hơn giá thế giới 19,54 triệu đồng
- ·Hơn 1.700 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế Vietbuild Hà Nội 2018
- ·Vitaichinh
- ·"Dẹp" quảng cáo "thổi phồng" để giảm khiếu kiện
- ·Tháo gỡ “nút thắt” để phát huy tiềm lực đất đai
- ·Lần đầu tiên ghép thành công thận của lợn cho người
- ·Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng
- ·Bộ Y tế đồng ý rút ngắn khoảng cách 2 mũi vắc xin AstraZeneca
- ·TP.HCM đề nghị kiểm điểm ông Tất Thành Cang liên quan đến 32ha đất công giá “bèo”
- ·Sẽ bãi bỏ, sửa đổi hơn 1.500 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực y tế?
- ·Ba sản phẩm bị Bộ Y tế cảnh báo vi phạm quy định pháp luật
- ·Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: Xúc động nhất là hình ảnh chiến sĩ lo cho người mất vì Covid