【thứ hạng của dynamo moscow】Cách nhận biết sản phẩm MBH đạt chuẩn
Nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn
Người tiêu dùng có thể căn cứ vào những dấu hiệu trực quan sau để nhận biết và lựa chọn MBH hợp quy. TheáchnhậnbiếtsảnphẩmMBHđạtchuẩthứ hạng của dynamo moscowo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, kết cấu của MBH phải có đủ 3 bộ phận:
1. Vỏ mũ (phần vỏ bên ngoài có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào đầu người đội);
2. Đệm hấp thụ xung động (hay còn gọi là đệm bảo vệ) bên trong vỏ mũ (phải đủ rắn chắc, có tác dụng làm giảm chấn động tới đầu người đội);
3. Quai đeo (phải đủ bền chắc, có tác dụng giữ chắc mũ vào đầu người đội).
Ngoài ra, trên bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh nhọn, sắc.
Đầu đinh tán, bu lông không được cao hơn 2 mm so với bề mặt phía ngoài của vỏ mũ. Nhãn mũ phải có đầy đủ các thông tin như: tên sản phẩm là “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất (hoặc tên và địa chỉ cơ sở nhập khẩu, xuất xứ - trong trường hợp là mũ nhập khẩu); cỡ mũ; tháng, năm sản xuất; dấu hợp quy CR. MBH đội phải vừa đầu, đảm bảo góc nhìn và đảm bảo phạm vi che phủ theo từng loại mũ.
MBH góp phần giảm thiểu thương vong
Hiện nay, trên cả nước có 36 triệu xe máy, vì vậy nếu một xe có 2 mũ bảo hiểm (MBH) thì thường xuyên cần đến 72 triệu mũ. Tuy nhiên, số liệu thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, đội MBH giúp giảm khả năng chấn thương nặng tới 69% và giảm khả năng tử vong tới 42%, so với những người đi xe máy không đội MBH. Những người đội MBH kém chất lượng có nguy cơ chấn thương sọ não cao gấp 4 lần so với người có đội MBH đạt chuẩn. Do đó, Cục CSGT đường bộ - đường sắt khuyến cáo người tham gia giao thông hãy là người tiêu dùng thông minh, biết lựa chọn MBH có chất lượng để bảo vệ chính mình.
Thực tế khảo sát của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cũng cho thấy, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết về sản xuất, kinh doanh và sử dụng MBH, đến nay, tỷ lệ người tham gia giao thông đội MBH khi đi xe mô tô, gắn máy đã đạt đến 90%. Thế nhưng theo đó, chỉ có 30% người đội MBH đạt chất lượng, còn lại là sử dụng MBH giả, kém chất lượng.
Một ví dụ cụ thể, trong kỳ nghỉ tết nguyên đán Quý Tỵ 2013 dài 9 ngày, cả nước xảy ra 373 vụ tai nạn giao thông, làm chết 314 người, bị thương 387 người. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do người lái xe uống bia rượu phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định… Trước đó, số liệu thống kê cho thấy có tới 80% người bị chấn thương sọ não đều do nguyên nhân dùng MBH kém chất lượng, đội mũ không đúng cách.
Những con số đáng báo động như vậy nhưng có lẽ vẫn chưa đủ để thuyết phục một số lý do chẳng mấy chính đáng của người tiêu dùng khi sử dụng MBH giả, kém chất lượng như: đội MBH gây khó chịu, ngứa đầu, không sành điệu, thậm chí là hỏng mái tóc được chăm sóc kỹ...
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm ký hiệu QCVN 2:2008/BKHCN, xét về kiểu dáng, có 3 loại mũ cơ bản sau:
- Mũ che nửa đầu: Mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ;
- Mũ che cả đầu và tai: Mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm và vùng tai của người đội mũ;
- Mũ che cả đầu, tai và hàm: Mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm, vùng tai và cằm của người đội mũ.
* Các loại mũ có thể có kính che hoặc không có kính che.
1. Dấu hiệu nhận biết về mũ bảo hiểm.
1.1. Về thành phần cấu tạo bắt buộc phải gồm 3 phần chính như sau:
- Vỏ mũ (Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh sắc. Không được sử dụng đinh tán, bu lông, đai ốc, khoá quai đeo có các gờ và cạnh nhọn, sắc. Đầu đinh tán, bu lông không được cao hơn 2 mm so với bề mặt phía ngoài của vỏ mũ.);
- Lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ);
- Quai đeo.
1.2. Về mặt pháp lý mũ bảo hiểm trước khi đưa ra lưu thông đều phải tuân thủ như sau:
+ Nhãn mũ bảo hiểm sản xuất trong nước tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:
- Tên sản phẩm (phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”);
- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;
- Cỡ mũ;
- Tháng, năm sản xuất.
+ Có gắn dấu hợp quy (dấu CR) theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm ký hiệu QCVN 2:2008/BKHCN.
+ Đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu, đều phải được ghi nhãn và thể hiện dấu hợp quy theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm ký hiệu QCVN 2:2008/BKHCN. Đồng thời có gắn nhãn phụ với các thông tin tối thiểu bao gồm:
- Tên sản phẩm (phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”);
- Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Cỡ mũ;
- Tháng, năm sản xuất.
* Mũ lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy (CR) và nhãn mũ ghi đầy đủ nội dung theo quy định.
2. Dấu hiệu nhận biết về dấu CR.
- Dấu hợp quy hay gọi tắt là dấu CR được gắn lên mũ bảo hiểm có 2 dạng cụ thể như sau.
2.1 Đối với mũ bảo hiểm được chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 của Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN, dấu hợp quy được thể hiện như hình dưới đây.
Trong đó:
+ ABC: Tên tổ chức chứng nhận (ghi tên viết tắt tiếng Việt hay tiếng nước ngoài của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định với font chữ và kích thước thích hợp).
Ngoài ra, tổ chức chứng nhận có thể thể hiện logo của tổ chức (nếu cần).
+ XXXX: Số giấy chứng nhận.
+ YY: Hai số cuối của năm chứng nhận.
+ ZZ: Số lần chứng nhận bổ sung (chứng nhận lần đầu: 00; chứng nhận bổ sung lần 1: 01; chứng nhận bổ sung lần 2: 02,……)
2.2 Đối với mũ bảo hiểm được chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 của Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN, dấu hợp quy được thể hiện như hình dưới đây.
Trong đó:
+ ABC: Tên tổ chức chứng nhận (ghi tên viết tắt tiếng Việt hay tiếng nước ngoài của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định với font chữ và kích thước thích hợp).
Ngoài ra, tổ chức chứng nhận có thể thể hiện logo của tổ chức (nếu cần).
+ No. XXX XXX XXX: Số series (do tổ chức chứng nhận quy định) cho số lượng hàng hóa thuộc lô hàng được chứng nhận.
Nguyễn Nam
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cả nước chính thức bước vào tổng kiểm kê tài sản công
- ·Bắt kẻ có hành vi xâm hại con gái mới 5 tuổi của người tình tại Bình Thuận
- ·Chống người thi hành công vụ, một phụ nữ ở Bắc Ninh bị bắt
- ·Nam sinh lớp 12 tông trọng thương thiếu tá CSGT
- ·Infographics: 10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2024
- ·Đôi nam nữ cướp tiệm vàng ở Đắk Lắk là chị em cùng mẹ khác cha
- ·Khởi tố phụ huynh lùi ô tô trong sân trường làm học sinh lớp 2 tử vong
- ·4 năm tù cho nghịch tử pha thuốc diệt cỏ vào nước uống nhằm giết cha
- ·Nhận định, soi kèo AS Fortuna Mfou vs Union Douala, 19h30 ngày 31/12: Khởi đầu nhọc nhằn
- ·Không uống bia rượu nhưng thổi có nồng độ cồn phải làm sao?
- ·Vượt bão, bảo hiểm trở thành “tấm lá chắn” tài chính vững chắc
- ·Trương Mỹ Lan: Bạn ở nước ngoài gửi gần 1 tỷ USD để mua cổ phần, tái cơ cấu SCB
- ·Loạt sai phạm trong thoái hóa vốn Nhà nước ở Tổng công ty Tín Nghĩa
- ·Bắt 'nữ quái' đất Mỏ lừa đảo 40 tỷ đồng với chiêu trò đáo hạn ngân hàng
- ·Thông cấp khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế vào sự kiện tiêu biểu năm 2024 của Quốc hội
- ·Hành vi mua, bán dâm bị xử phạt thế nào?
- ·Xe nào được phép đi?
- ·Chiếm đoạt hơn 5,7 tỷ đồng của nhiều bạn học, nhân viên ngân hàng lĩnh án
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xuất khẩu nông lâm thủy sản phải hướng tới mốc 100 tỷ USD
- ·Bắt giam Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, Thái Bình