【soi kèo sevila】Lấy phiếu tín nhiệm: “Sức nặng” niềm tin cử tri trao gửi
Toàn cảnh Phiên khai mạc Kỳ họp thứ sáu,ấyphiếutnnhiệmSứcnặngniềmtincửtritraogửsoi kèo sevila Quốc hội khóa XIV.
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, nội dung lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được dư luận, cử tri cả nước dành sự quan tâm đặc biệt. Nhân dịp này, ông Trần Văn Túy, Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trả lời phỏng vấn về hiệu quả hoạt động này, cũng như những biện pháp đảm bảo việc lấy phiếu tín nhiệm được thực chất, hiệu quả.
-Thưa ông, có người ví việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn như một cuộc “sát hạch” của cơ quan dân cử. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Ông Trần Văn Túy: Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng Nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc đánh giá cán bộ.
Việc này nhằm tăng cường hiệu quả giám sát, bảo đảm Quốc hội, Hội đồng Nhân dân thực hiện tốt hơn trách nhiệm của cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan đại biểu của nhân dân, thay mặt nhân dân giám sát người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Việc lấy phiếu tín nhiệm cũng sẽ giúp những người được lấy phiếu thấy được mức độ tín nhiệm của mình để có phương hướng khắc phục khuyết điểm, thiếu sót, từ đó tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, phát huy tối đa năng lực và nhiệt huyết để cống hiến, nâng cao hiệu quả công việc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, đây là việc làm vừa động viên, vừa mang ý nghĩa cảnh tỉnh, nhắc nhở.
Bên cạnh đó, kết quả lấy phiếu tín nhiệm cũng là cơ sở quan trọng để cấp có thẩm quyền đánh giá cán bộ, thực hiện quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ một cách hiệu quả, đúng người, đúng việc; khuyến khích những người tín nhiệm thấp tự nguyện từ chức; kịp thời đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo những người không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ mà không phải chờ đến hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.
- Ông có thể khái quát kết quả của việc lấy phiếu tín nhiệm sau 2 lần thực hiện (năm 2013 và 2014)?
Ông Trần Văn Túy: Qua 2 lần lấy phiếu vào năm 2013 và 2014 cho thấy, việc lấy phiếu tín nhiệm phát huy tác dụng tốt, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động người lấy phiếu. Thực tế có những người ở kỳ trước phiếu tín nhiệm thấp thì kỳ sau đã cao hơn hẳn.
Bên cạnh đó, có sự chuyển biến rất rõ nét ở các ngành, các lĩnh vực đó. Tức là sau mỗi kỳ lấy phiếu tín nhiệm, họ đã soi lại mình, phát huy các kết quả đạt được, khắc phục các hạn chế, tồn tại và có biện pháp tổ chức thực hiện năng động, sáng tạo hơn để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Việc này có ý nghĩa, tác dụng thực sự chứ không phải hình thức như nhiều người vẫn nói.
Đối với các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chúng tôi cũng coi đây là cơ hội để soi lại mình và cũng rất chờ đón sự đánh giá của đại biểu Quốc hội.
Nhiều người nói Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là “trách nhiệm tập thể,” nhưng dù là trách nhiệm tập thể, anh vẫn phải thể hiện được quan điểm dẫn dắt, quan điểm tổ chức thực hiện, định hướng hoạt động ở cơ quan, sự gương mẫu trong đạo đức, tác phong, sự gắn bó với Quốc hội và cử tri...
- Việc lấy phiếu tín nhiệm lần này có điểm gì mới so với 2 lần trước đó, thưa ông?
Ông Trần Văn Túy: Theo quy định tại điều 18 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân năm 2015, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước. Theo đó, các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn là 50 người.
Tuy nhiên, theo quy định thì sẽ không lấy phiếu tín nhiệm đối với người có thời gian đảm nhiệm chức vụ liên tục chưa đủ 9 tháng.
Hiện nay, có 2 chức danh là Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ được Quốc hội bầu, phê chuẩn trong Kỳ họp thứ 6, chưa đủ 9 tháng nên Quốc hội sẽ không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ 2 chức danh này.
Như vậy, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội chỉ lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Một điểm mới nữa trong lấy phiếu tín nhiệm lần này là người được lấy phiếu phải báo cáo về việc tự đánh giá, kiểm điểm về việc có hay không biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo Nghị quyết Trung ương 4.
Ngoài ra, người được lấy phiếu phải báo cáo về việc tự đánh giá, kiểm điểm về thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Nghị quyết 85/2014/QH13 cũng quy định, trường hợp thấy cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản.
-Để việc lấy phiếu tín nhiệm hiệu quả, thực chất, cần phải làm gì thưa ông?
Ông Trần Văn Túy: Lấy phiếu tín nhiệm là việc hệ trọng nhưng cũng rất nhạy cảm. Do đó, cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị, nhất là bảo đảm về phương tiện kỹ thuật và phân công tổ chức thực hiện.
Đặc biệt, cần nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh việc vận động hoặc có hành vi tác động làm sai lệch mức độ tín nhiệm, gây ảnh hưởng đến việc lấy phiếu tín nhiệm.
Việc xem xét, đánh giá phải trên cơ sở quan điểm toàn diện, tổng thể, trong đó có nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực mà người được lấy phiếu đảm nhiệm, về phẩm chất, đạo đức, lối sống, việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
Đối với người được lấy phiếu, ngoài báo cáo kết quả thuộc lĩnh vực mình phụ trách vừa giữ vững kỷ luật, kỷ cương, vừa năng động, sáng tạo, cần có kiểm điểm, đánh giá trung thực về những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa,” kết quả thực hiện Nghị quyết 18, Nghị quyết 19 Trung ương 6 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và Nghị quyết 56/2017/QH14 về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, để các đại biểu Quốc hội có căn cứ đánh giá. Tránh tình trạng “tô hồng” khi tự đánh giá về bản thân.
Những ý kiến đánh giá của cử tri, những phản ánh của truyền thông và báo chí là những kênh thông tin bổ ích để đại biểu Quốc hội quyết định mức độ tín nhiệm với người được lấy phiếu.
Về phía các đại biểu Quốc hội, phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thảo luận, đánh giá một cách thận trọng, khách quan, công tâm và chính xác mức độ tín nhiệm của mình đối với người được lấy phiếu.
Mỗi lá phiếu đánh giá mức độ tín nhiệm không chỉ là trách nhiệm của đại biểu đối với người được lấy phiếu, mà còn chứa đựng “sức nặng” của niềm tin mà cử tri đã trao gửi cho đại biểu của mình.
Tôi tin rằng, với kinh nghiệm được rút ra từ 2 lần lấy phiếu trước đây, cùng với nguyên tắc dân chủ, công khai trong hoạt động của Quốc hội, giám sát của cử tri của các cơ quan báo chí, các đại biểu Quốc hội sẽ thể hiện bản lĩnh và sự công tâm, sáng suốt nhất đối với mỗi lá phiếu tín nhiệm./.
Theo TTXVN
(责任编辑:World Cup)
- ·Tống thống Yemen buộc phải sửa đổi dự thảo Hiến Pháp
- ·Khoảnh khắc nổ chết người bên trong đại siêu thị ở Kharkiv
- ·Giá bạc hôm nay 18/10/2024: Bạc thế giới duy trì đà tăng 0,6%
- ·Iran thông báo phát hiện chính xác nơi rơi trực thăng chở tổng thống
- ·Chủ khách sạn '4 sao' Bavico Nha Trang bị bắt vì chứa mại dâm
- ·HNX đẩy mạnh đào tạo nhà đầu tư kiến thức về ETF
- ·Nhóm Houthi tuyên bố tấn công tàu sân bay Mỹ ở Biển Đỏ
- ·Lãi suất đấu thầu trái phiếu chính phủ tăng nhẹ
- ·Hiện tượng khan hàng tiếp tục xảy ra đối với khẩu trang, nước sát trùng
- ·Thạch thần tướng quân miếu ở Huế
- ·Tăng cường áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may
- ·Hơn 20 ngàn lượt khách đến Huế dịp 30/4
- ·Có chuyện “người tù”Hàm Nghi ở Alger được chọn trở lại ngai vàng không?
- ·Tình hình Thái Lan bất ổn, du khách đến Việt Nam tăng 26%
- ·Nghĩa vụ quân sự 2018: Các mức xử phạt hành vi vi phạm
- ·Lật lại vụ ám sát 'Tâm hồn vĩ đại' Mahatma Gandhi của Ấn Độ
- ·Khai trương Chi nhánh Saigontourist – Huế
- ·Laguna Lăng Cô điểm đến đẳng cấp
- ·Bắc Kạn: Hai ô tô đâm nhau trực diện khiến một người tử vong, xe con bị vò nát
- ·Tháng 4: Lượng cổ phiếu giảm giá chiếm thế áp đảo trên HNX