会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ty so bong da truc tiep】Không đâu bằng quê mình!

【ty so bong da truc tiep】Không đâu bằng quê mình

时间:2025-01-11 01:11:37 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:468次

Báo Cà Mau(CMO) Thời điểm tháng 6 khi thực hiện loạt bài viết “Xây dựng Ðảng trước một bước”, chúng tôi vô cùng ấn tượng về câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ Hồng Văn Lâu và Võ Thị Lệ Huyền, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, huyện Phú Tân. Hẹn một chuyến sẽ trở lại để bàn thêm về chuyện người trẻ chọn trở lại, ở lại với quê hương và hành trình lập thân, lập nghiệp. Sau thời điểm đó, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Trong đó, có câu chuyện của hàng chục ngàn người lao động ngoài tỉnh về quê tránh dịch. Vậy là không chần chừ gì nữa, dịp cuối năm, chúng tôi lại về để kể thêm về người chọn gắn bó cuộc đời mình với quê hương, xứ sở...

Những lựa chọn không dễ dàng

Ở ấp Cái Nước Biển, vợ chồng anh Lâu, chị Huyền nổi tiếng vì giỏi giang, sống nghĩa tình và đem nhiệt tâm tuổi trẻ cống hiến cho việc chung. Gặp lại người quen, anh Lâu khoe: “Thời gian qua, dịch giã dữ quá, cũng may công ăn chuyện làm của gia đình đều ổn, còn có mở mang thêm đôi chút. Vợ tôi với vai trò Phó bí thư Chi bộ ấp Cái Nước Biển còn xốc vác việc chống dịch chung, nên vợ chồng chia nhau làm tranh thủ ngày, đêm”.

Cơ ngơi của gia đình vợ chồng trẻ ngoài 30 tuổi này thật đáng ngưỡng mộ. Chồng - chủ cơ sở dèo tôm giống, làm chủ nhiệm tổ hợp tác nuôi cua thương phẩm của ấp; vợ, ngoài việc ở chi bộ, còn năng động làm kinh tế với cửa hàng tạp hoá, thực phẩm, thuỷ hải sản, may mặc, vừa thành lập tổ hợp tác may thảm vải. Mùa dịch này, đôi vợ chồng trẻ còn mở thêm dịch vụ đóng, chuyển hàng lên các tỉnh, thành: TP Hồ Chí Minh, Ðồng Nai, Bình Dương phục vụ người có nhu cầu.

Anh Lâu kể, để có được cuộc sống hiện tại, bản thân anh và vợ phải đứng trước những lựa chọn vô cùng khó khăn. Anh Lâu từng là bí thư chi đoàn ấp năng nổ, chị Huyền là hạt nhân của tổ chức Ðoàn ấp để phát triển Ðảng trong tương lai gần. Vậy rồi khi lập gia đình, kinh tế eo hẹp, sự thúc bách của mưu sinh buộc anh chị phải từ bỏ tất cả những khát khao cống hiến để lên TP Hồ Chí Minh tìm phương kế sinh nhai. Anh Lâu đi trước, có được việc làm ổn định thì quay về đón vợ và đứa con đầu lòng còn nhỏ cùng theo con đường tha hương cầu thực.

Nói về thời điểm đó, anh Lâu lòng vẫn còn nặng trĩu: “Thú thật, những người trẻ như tôi không muốn rời bỏ quê hương đâu. Nhưng khi đó, mình nghĩ chưa tới, chưa cặn kẽ, nghĩ đi là sẽ có cuộc sống khá hơn, tương lai tốt đẹp hơn”.

Nhưng thực tế lại không giống như những gì anh kỳ vọng. Ðời sống công nhân của vợ chồng có vun vén lắm thì cũng đủ chi tiêu, để dành được một khoản nho nhỏ. Nhưng tới khi con nhỏ bệnh tật thì rất chật vật, eo hẹp. Thêm nữa, cha mẹ già dưới quê không người gần gũi chăm sóc.

“Vợ chồng cố tăng ca làm, khi thấy con đổ bệnh, mới biết là đã bỏ bê con nhỏ quá rồi, chỉ ngồi nhìn nhau khóc”, anh Lâu bộc bạch.

Ở lại sống đời công nhân hay trở về quê? Câu hỏi đó cứ thúc bách đôi vợ chồng trẻ lựa chọn. Rồi quyết định cũng được đưa ra, phải về quê, ở lại quê, khởi nghiệp từ chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình mới là tương lai bền vững nhất, phù hợp nhất. Ngày về, đôi vợ chồng trẻ và đứa con nhỏ nhận được nhiều thắc mắc của mọi người: “Thấy người ta đi lên không, chớ đâu thấy ai trở lại. Chắc là làm ăn thất bại rồi mới về đây...”.

Khởi đầu mới, tương lai mới

Trở về quê mà ngỡ ngàng, suy nghĩ ngổn ngang, anh Lâu tự hỏi mình: “Về quê mình sẽ làm gì, trong khi vì khó khăn mà mình từng rời đi?". Nhưng vợ chồng anh không cô đơn. Ðảng uỷ, tổ chức Ðoàn xã Phú Tân, mà trực tiếp là Chi bộ và chính quyền ấp Cái Nước Biển đã kề cận, động viên, cùng tìm cách giúp đỡ đôi vợ chồng trẻ. Từ các nguồn vốn vay ưu đãi, anh Lâu đã thành công gầy dựng được cơ sở dèo tôm giống, từng bước ổn định đời sống.

Chưa dừng lại ở đó, nhận thấy thế mạnh con cua thương phẩm của vùng Cái Nước Biển, anh hăng hái tham gia vận động thành lập tổ hợp tác để mang lại nguồn sinh kế mới cho nhiều người.

Chọn trở lại và ở lại quê hương, anh Hồng Văn Lâu đã trở thành nông dân thứ thiệt, chủ cơ sở dèo tôm giống, Tổ trưởng tổ nuôi cua thương phẩm Cái Nước Biển, gầy dựng được cơ ngơi vững chắc.

Từng có suy nghĩ: “Làm vuông thì bao giờ mới khá”, sau này, chính anh Lâu nhìn nhận: “Không khá là do mình không chịu làm, làm không đúng cách thôi”. Trên mảnh đất hương hoả, anh Lâu mạnh dạn ứng dụng quy trình nuôi tôm cua kết hợp một cách khoa học, bài bản, trở thành một nông dân thứ thiệt mà cả những lão nông cũng phải tấm tắc ngợi khen.

“Nói ít, làm nhiều, chỉ có kết quả mới chứng minh được điều mình làm, để mọi người tin, cùng làm với mình”, đó là tâm niệm của anh Lâu.

Chị Huyền cũng không chịu thua kém chồng khi vừa hăng hái tham gia công tác ở ấp, được kết nạp Ðảng, rồi trở thành Phó bí thư Chi bộ của ấp Cái Nước Biển. Chị còn mở được một tiệm tạp hoá, ban đầu chỉ nho nhỏ, nhưng sau đó quy mô cơi nới dần lên. Ðến nay, tiệm tạp hoá Lâu Huyền đã có tiếng trong vùng, cung cấp đủ loại nhu yếu phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo may mặc. Thấy chị em nông thôn thời gian nhàn rỗi nhiều, thu nhập ít, chị Huyền đứng ra thành lập tổ hợp tác may thảm. Hiện tại, thu nhập của những chị em trong tổ có người lên đến 10 triệu đồng/tháng.

Tâm sự với chúng tôi, chị Huyền cho biết: “Ban đầu cái gì cũng khó, nhưng mình quyết chí làm, phải học hỏi trước, tính toán trước thì sẽ có kết quả khả quan thôi”. Chị khoe: “Chỉ riêng tấm thảm từ vải vụn, đến nay tổ hợp tác đã tự sáng tạo ra rất nhiều mẫu mã, đáp ứng thị hiếu khách hàng, cái chính là đầu ra không phải lo lắng nữa”.

Với vai trò Phó bí thư Chi bộ, chị Huyền chia sẻ: “Ở ấp, có bác Hai Sáng (ông Hồng Trung Sáng, Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp Cái Nước Biển, thương binh 4/4), làm công tác Mặt trận mấy chục năm, nay đã hơn 80 tuổi mà vẫn chưa nghỉ. Tôi thật hổ thẹn vì có lúc chỉ nghĩ cho mình và gia đình riêng mà từ bỏ tất cả để rời quê hương. Còn bây giờ, tôi nguyện cống hiến hết sức mình cho sự phát triển của Cái Nước Biển”.

Trong câu chuyện, chúng tôi đề cập đến việc hàng chục ngàn bà con Cà Mau làm công nhân xa quê phải về để tránh dịch. Ðôi vợ chồng trẻ đượm buồn, trải lòng: “Mình từng sống đời công nhân, thấy bà con vậy thì thương lắm. Dịch giã mà, ai cũng khó khăn hết. Còn những người về, khó khăn càng gấp bội”. Với đôi vợ chồng trẻ, may mắn nhất là đã trở về quê, đã lựa chọn ở lại và bắt đầu một chặng đường mới ổn định. Còn mỗi người có một suy nghĩ, có một lựa chọn riêng, không ai giống ai, và cũng không thể nói là ai đúng, ai sai.

Tuy nhiên, có một câu nói mà đôi vợ chồng trẻ làm chúng tôi mãi suy nghĩ: “Vợ chồng tôi ráng làm ăn, chỉ để khẳng định một điều rằng: Người trẻ nếu chọn ở lại quê thì vẫn có thể sống đàng hoàng, sống tốt. Mà qua bao nhiêu gian nan, đến giờ mới nhận thấy rằng, có nơi đâu cho bằng quê hương mình phải không mấy anh?!”./.

 

Phạm Hải Nguyên

 

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
  • Thị xã Long Mỹ: Bàn giao mái ấm đoàn viên
  • Người phụ nữ ăn xin qua đời đột ngột để lại hơn 25 tỉ trong ngân hàng
  • Toàn tỉnh có 262 học sinh nghèo được hỗ trợ hàng tháng
  • Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
  • Phát hiện ít nhất 60 xác ướp 1.500 tuổi chôn ở miền Nam Peru
  • Bão số 5 giật cấp 10 đang di chuyển nhanh về khu vực Quảng Ninh
  • Huyện Châu Thành A: Hiến 120 đơn vị máu
推荐内容
  • Hãy vượt qua cơn “say nắng”
  • Huyện Phụng Hiệp: Hiệu quả từ mô hình phòng, chống tội phạm tại trường học
  • Nan giải tình trạng tái lấn chiếm lòng lề đường
  • Nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình
  • Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
  • Chăm lo tết cho hộ nghèo, gia đình chính sách