【bóng đá hồng kông】Xúc tiến xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp giảm nghèo bền vững,ếnxuấtkhẩulaođộbóng đá hồng kông do đó tỉnh đã và đang đẩy mạnh công tác này.
Người lao động đăng ký đi xuất khẩu lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh.
Trong giai đoạn 2004-2010, toàn tỉnh có 1.214 người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, giai đoạn này người lao động chủ yếu được hỗ trợ tham gia đi làm việc tại thị trường Malaysia, hiệu quả mang lại không cao, nguồn thu nhập không như kỳ vọng. Bên cạnh đó, do khác biệt về phong tục tập quán, hạn chế về ngôn ngữ nên đã có không ít người lao động gặp rủi ro ở thị trường này và phải kết thúc sớm hợp đồng trở về nước trước hạn. Giai đoạn 2011-2018, do ảnh hưởng của giai đoạn trước, toàn tỉnh có 489 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung chủ yếu vào ba thị trường chính là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, vì đây là ba thị trường có thu nhập khá cao, đảm bảo tính an toàn cho người lao động. “Làm việc tại thị trường Đài Loan, người lao động có thu nhập từ 16-20 triệu đồng, thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản có thu nhập từ 25-35 triệu đồng. Mức thu nhập này cao gấp 4-6 lần so với mức lao động trong nước”, ông Hồng Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết.
Xuất khẩu lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, để giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân, đem ngoại tệ về địa phương, góp phần giảm nghèo bền vững. Ngoài ra, xuất khẩu lao động cũng nhằm đào tạo nguồn lao động có kỹ năng, tay nghề cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, đáp ứng nhu cầu của công việc phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để người dân hiểu về ý nghĩa của xuất khẩu lao động, để đồng tình tham gia.
Năm 2018, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời triển khai có hiệu quả chính sách của tỉnh về hỗ trợ vay vốn đi xuất khẩu lao động, nên số người đi xuất khẩu lao động của huyện Vị Thủy vượt chỉ tiêu được giao. Ông Cao Thành Nhượng, Phó phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Vị Thủy, cho biết: “Mỗi người đi xuất khẩu lao động, nếu chịu khó lao động, tích góp, sau 3 năm lao động xa xứ, khi trở về quê đều tích góp được từ vài trăm triệu đồng, có khi lên đến cả tỉ đồng. Nhờ đó, không ít gia đình vượt qua khó khăn, vươn lên khá giàu”.
Để công tác xuất khẩu lao động đạt hiệu quả cao, ông Nguyễn Xuân Lanh, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Esuhai, cho rằng tỉnh cần chú trọng phát triển những lao động có khả năng làm việc, ham học hỏi bởi xuất khẩu lao động không đơn giản là chuyện đi kiếm tiền trong 3 năm, mà phải có tâm huyết để người chủ công ty ở nước ngoài chuyển giao công nghệ sản xuất cho người lao động. “Xuất khẩu lao động không chỉ nâng cao thu nhập, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, mà còn là điều kiện, là nơi học hỏi kinh nghiệm từ các nước, để áp dụng vào điều kiện sản xuất ở địa phương”, ông Lanh bộc bạch.
Theo đánh giá của ngành chức năng, dù đã có những tín hiệu vui nhưng công tác xuất khẩu lao động của tỉnh so với các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long còn rất khiêm tốn. Đồng thời, chưa xây dựng được cơ chế hỗ trợ vốn, công tác thông tin tuyên truyền chưa được thường xuyên và chưa đạt hiệu quả. Chính vì vậy, để thực hiện tốt công tác này trong thời gian tới, phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2019-2020, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đồng Văn Thanh, đề nghị các cấp, các ngành và địa phương cần đẩy mạnh công tác thông tin, tư vấn, xây dựng các mô hình xuất khẩu lao động hiệu quả để nhân rộng trong dân. Đảm bảo công tác thông tin chính thống đến được đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo, lao động có tiềm năng đi xuất khẩu lao động. Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu lao đông, việc đa dạng hóa thị trường nhằm đảm bảo các điều kiện tham gia phù hợp với nhiều loại đối tượng như người lớn tuổi, người có trình độ thấp đều được tham gia. Đặc biệt, khi thực hiện việc đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động của tỉnh cần chú ý đến công tác giám sát, quản lý Nhà nước về lĩnh vực này theo pháp luật. Có biện pháp ngăn ngừa giả danh, lừa đảo người lao động…
Tính đến cuối tháng 10, toàn tỉnh có 86 người đi xuất khẩu lao động. Trong đó, thị trường Đài Loan có 48 người, Hàn Quốc có 15 người, Nhật Bản 22 người, thị trường khác 1 người. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
- ·Đầu tư xây dựng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Xuân Cầu 752 ha tại khu vực Cảng Lạch Huyện
- ·Xử lý nghiêm các cơ sở thẩm mỹ mạo danh bệnh viện, mập mờ chuyên môn
- ·Câu lạc bộ thầy thuốc trẻ huyện Dầu Tiếng khám phát thuốc cho 100 người dân
- ·Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- ·Bình Định: Phê duyệt đồ án quy hoạch khu công nghiệp đô thị Nhơn Hội
- ·Lấy thành công dị vật đinh sắt đâm vào chân bệnh nhân
- ·Khách hàng “khóc ròng” với những dự án bị thế chấp
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Tập huấn cấp cứu tại công ty
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·Phú Yên: Công bố quy hoạch cửa ngõ phía Tây Thành phố Tuy Hòa
- ·Bảng thành tích đáng nể của đơn vị vận hành Angsana Residences Hồ Tràm
- ·Thành phố Hồ Chí Minh có thêm một xã đảo
- ·Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- ·Apec Mandala Wyndham Mũi Né: Chìa khoá đầu tư thời dịch Covid
- ·Điều gì làm nên sức hút của Vinhomes Ocean Park?
- ·Casamia: Bất động sản sinh thái độc đáo vùng đất Hội An
- ·Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ·Quản lý chặt chẽ giá thuốc, làm cơ sở pháp lý tổ chức đấu thầu