【bóng hôm nay】Khai thác hiệu quả Hiệp định CPTPP
Ngày 28/5,áchiệuquảHiệpđịbóng hôm nay Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với Báo Hải quan tổ chức buổi tọa đàm “Chính sách thuế và thủ tục hải quan khi thực hiện CPTPP” nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp (DN) có cái nhìn toàn diện về CPTPP cũng như nắm bắt cụ thể về chính sách thuế, thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP.
Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính, Vụ Thương mại đa biên - Bộ Công thương, Cục Chế biến và phát triển thị trường Nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện 10 hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài và gần 200 DN trong lẫn ngoài nước.
Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Dương Thái - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, thực hiện CPTPP, quan điểm của ngành Hải quan là tạo thuận lợi tối đa cho các DN trong quá trình làm thủ tục hải quan; tiếp tục triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác hải quan, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Các diễn giả chia sẻ thông tin hữu ích về Hiệp định CPTPP liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, giao thương của DN. Ảnh ĐD |
Khi thực hiện hiệp định này, có 3 vấn đề cần chú ý. Thứ nhất, đó là cam kết xóa bỏ từ 97% đến 100% các dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam đáp ứng quy tắc xuất xứ theo quy định của CPTPP (tùy theo cam kết của từng nước).
Điều đó có nghĩa là hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào các nước thành viên sẽ được miễn, giảm thuế tương ứng cam kết. Ngược lại, Việt Nam cũng cam kết loại bỏ thuế quan lên tới 86,5% các dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên trong vòng 3 năm, tuy nhiên vẫn duy trì hạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng như đường, trứng, muối và ô tô đã qua sử dụng.
Thứ hai, đó là quy tắc xuất xứ tiên tiến. Cụ thể là các quy tắc khuyến khích sự hội nhập sản xuất của các quốc gia thành viên và thúc đẩy hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh giữa các quốc gia thành viên. Thứ ba là thủ tục chứng nhận xuất xứ được đơn giản hóa. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia vào một hiệp định thương mại tự do mà xuất xứ hàng hóa có thể được nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu tự chứng nhận.
Theo truyền thống, giấy chứng nhận xuất xứ phải được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc nước sản xuất ra hàng hóa. Với CPTPP có cách tiếp cận đơn giản hơn, trong đó các nhà nhập khẩu được phép chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa mà họ nhập khẩu trên cơ sở thông tin hàng hóa do nhà sản xuất hoặc xuất khẩu cung cấp.
“Tuy nhiên, chứng nhận xuất xứ của nhà nhập khẩu sẽ không được áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Việt Nam tối đa 5 năm sau khi CPTPP có hiệu lực. Đây là một cách tiếp cận thận trọng được thiết kế để bảo vệ sản xuất trong nước và chống lại tình trạng sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ giả trong thời gian Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước” - ông Nguyễn Dương Thái nói.
Doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đến hoạt động xuất nhập khẩu khi Việt Nam tham gia CPTPP. Ảnh ĐD |
Giải pháp khai thác hiệu quả CPTPP
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã trao đổi xung quanh nội dung về chính sách thuế và thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP như lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam theo hiệp định, các hình thức mà Việt Nam được ưu tiên trong việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; cam kết của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh trong việc phổ biến, thực hiện các vấn đề có liên quan về CPTPP giúp cộng đồng DN làm thủ tục hải quan, nộp thuế được nhanh chóng, thuận lợi; những vấn đề DN cần lưu khi đối với dự thảo nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019 – 2022...
Theo ông Trần Văn Công - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để tận dụng tốt các lợi thế cắt giảm thuế xuất nhập khẩu từ CPTPP trong việc thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản, cần tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh phù hợp với cam kết; đẩy mạnh việc xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẩn Việt Nam, thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia, phát triển và nhân rộng việc thực hiện cấp mã số vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc... nhằm đáp ứng khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế.
Kế đến là tiếp tục đàm phán kỹ thuật, mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản nói chung và sang các nước thành viên CPTPP; đẩy mạnh khai thác có hiệu quả ưu đãi từ các thị trường các nước thành viên CPTPP, tận dụng tối đa khai thác những cam kết về thuế, xuất xứ xuất khẩu vào các thị trường; tăng cường tháo gỡ các rào cản kỹ thuật và rào cản thương mại của các nước…
Buổi tọa đàm thu hút gần 200 DN trong và ngoài nước tham dự. Ảnh ĐD |
Một số giải pháp khác cũng được ông Trần Văn Công nêu ra tại buổi tọa đàm như đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường trong từng thành viên CPTPP về xu hướng, dự báo, nhu cầu thị hiếu tiêu thụ hàng nông lâm thủy sản để cung cấp cho các DN, hiệp hội DN, địa phương; nghiên cứu dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
“Giải pháp cuối cùng là chủ động trong việc phối hợp, triển khai các nhiệm vụ xúc tiến thương mại, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông sản là thế mạnh của Việt Nam ra thị trường các nước CPTPP” - ông Trần Văn Công chia sẻ./.
Đỗ Doãn (ghi)
(责任编辑:La liga)
- ·Nhiều lợi ích khi tham gia Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- ·Bộ An ninh Nội địa Mỹ đề nghị Lầu Năm Góc hỗ trợ an ninh biên giới
- ·Nigeria: 66 người bị sát hại ở miền Bắc ngay trước bầu cử Tổng thống
- ·Nga: 11 người thiệt mạng trong vụ cháy tàu ở eo biển Kerch
- ·Tiềm năng du lịch Phan Thiết: Nhiều cánh cửa sẽ mở sau 15/03
- ·Mỹ: Triều Tiên trở thành cường quốc kinh tế nếu từ bỏ vũ khí hạt nhân
- ·Hải quân Nga sắp tiếp nhận thủy phi cơ Beriev Be
- ·Tổng thống Mỹ Trump cam kết không lật đổ chính quyền Triều Tiên
- ·Phân khúc hàng không chung đầy tiềm năng mà Sun Air nhắm đến là gì, các đối thủ là ai?
- ·Hàn Quốc: Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ
- ·Vai trò của nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác trong xây dựng sản phẩm OCOP
- ·Căng thẳng ngoại giao giữa Iran và Hà Lan leo thang
- ·Tổng thống đắc cử Brazil sẽ nới lỏng quy định về sở hữu vũ khí
- ·Nga phản đối sự 'hiện diện trái phép' của lực lượng Mỹ tại Syria
- ·Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý tuân thủ hiệu quả với tiêu chuẩn ISO 37301
- ·Đảng cầm quyền Israel dẫn đầu trong thăm dò trước thềm bầu cử
- ·Thái Lan có thể nới lỏng chính sách nhập cư vào nước này
- ·Quốc hội Mỹ tổ chức phiên điều trần đặc biệt về vắcxin
- ·Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội
- ·Quốc hội Mỹ tổ chức phiên điều trần đặc biệt về vắcxin