会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bóng đá giải ngoại】Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tỉnh uỷ Thái Bình!

【kết quả bóng đá giải ngoại】Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tỉnh uỷ Thái Bình

时间:2024-12-23 18:41:27 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:745次

Nội dung làm việc sẽ tập trung về tình hình kinh tế - xã hội,ủtướngPhạmMinhChínhlàmviệcvớiTỉnhuỷTháiBìkết quả bóng đá giải ngoại quốc phòng-an ninh, công tác tổ chức xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2021, 4 tháng đầu năm 2022, cũng như nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 và giai đoạn 2021-2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tỉnh uỷ Thái Bình
Thủ tướng làm việc với Ban thường vụ Tỉnh uỷ Thái Bình

Tham dự buổi làm việc còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Về phía Ban thường vụ tỉnh uỷ Thái Bình có đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải; đồng chí Nguyễn Thế Thành - Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tich Hội đồng Nhân dân tỉnh, đồng chí Nguyễn Khắc Thận - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, lãnh đạo các Ban, sở ngành của Thái Bình.

Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, nội dung buổi làm việc hôm nay tập trung vào tình hình thực hiện các Nghị quyết của Đảng, công tác xây dựng Đảng, và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình. Đánh giá lại tình hình kết quả hoạt động xem sau Đại hội Đảng có gì mới, có gì khác, cái gì làm được, chưa được để tiếp tục tập trung vào những giải pháp để làm tốt hơn trong thời gian tới.

"Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế xã hội, tăng cường đối ngoại -hội nhập quốc tế và làm gì thì làm cũng phải hướng đến mục tiêu đất nước hùng cường, nhân dân ấm no hạnh phúc" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhiều kết qủa tích cực

Báo cáo của Tỉnh uỷ Thái Bình do đồng chí Nguyễn Khắc Thận - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho thấy, thời gian qua tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh năm 2021 và 4 tháng đầu năm của tỉnh Thái Bình đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể, công tác phòng, chống dịch Covid-19 được tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả theo chỉ đạo của Chính phủ, phù hợp với thực tiễn của địa phương, hiện nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được kiểm soát; hoạt động thu dung điều trị, quản lý điều trị FO tại nhà được thực hiện đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ số ca tử vong/số ca nhiễm của tỉnh thấp (0,026%). Công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 được chú trọng, triển khai kịp thời, đúng đối tượng; Thái Bình là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng mũi tiêm vắc xin Covid 19 trong chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân Nhâm Dần 2022; đã hoàn thành tiêm 100% số liều vắc xin được phân bổ.

Đặc biệt, kinh tế cơ bản ổn định, dần phục hồi và tăng trưởng khá; tổng sản phẩm (GRDP) năm 2021 tăng 6,68%, Quý I năm 2022 tăng 7,44%. Cơ cấu kinh tế năm 2021: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 23,3%; ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 40,9%; ngành dịch vụ chiếm 29,6%; thuế sản phẩm chiếm 6,2%. Bốn tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,9%, kim ngạch xuất khẩu tăng 28,2%, kim ngạch nhập khẩu tăng 37,8% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2021 thực hiện 22.020 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2020. Tổng thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2022 ước đạt 10.580,3 tỷ đồng tăng 65,5% so với cùng kỳ; trong đó thu nội địa đạt 3.325,8 tỷ đồng bằng 39,3% dự toán tăng 63,9%, thu thuế xuất nhập khẩu thực hiện 1.060 tỷ đồng đạt 66,3% dự toán, tăng 176,5% so với cùng kỳ.

Năm 2021, giải ngân đầu tư công năm 2021 của tỉnh thuộc tốp đầu cả nước (được Trung ương bô sung thêm kế hoạch vốn 500 tỷ đồng); tỷ lệ giải ngân 4 tháng đầu năm ước đạt 35% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao thuộc tốp đầu cả nước.

Công tác thu hút đầu tư có nhiều đổi mới và đạt được kết quả tích cực. Năm 2021 đã thu hút được 89 dự án với tổng số vốn 20.041 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so với năm 2020, đặc biệt là thu hút được 07 dự án FDI với tổng số vốn gần 540 triệu USD, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố về thu hút FDI; 4 tháng đầu năm 2022, có 33 dự án được chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư, với tổng số vốn tăng thêm 13.822,8 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ.

Công tác xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình được quan tâm chỉ đạo thực hiện; đã tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Khu Công nghiệp đầu tiên của Khu Kinh tế), trong thời gian 10 tháng kể từ khi được thành lập (18/02/2021) đã chuẩn bị xong mặt bằng trên 500 ha, đặc biệt trong năm 2021 đã thu hút được 4 nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn 440 triệu USD.

Bên cạnh đó, Thái Bình cũng làm tốt công tác xây dựng nông thôn mới, công tác lập Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, (dự kiến trình Hội đồng thẩm định quốc gia vào tháng 6/2022 và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt vào tháng 9/2022)...và các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.

Đối với công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đã có nhiều đổi mới. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng được quan tâm triển khai bằng nhiều hình thức góp phần nhanh chóng đưa nghị quyết đi vào cuộc sống. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thực hiện thường xuyên, tạo được nhận thức và khí thể thi đua sôi nổi trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị được thực hiện nghiêm túc, quyết liệt. Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và công tác nội chính được thực hiện nền nếp, đúng quy định. Công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội có nhiều đổi mới.

Đặc biệt, Thái Bình đã chỉ đạo xây dựng và triển khai ứng dụng phần mềm "Sổ tay đảng viên điện tử" trong sinh hoạt đảng ở tất cả chi bộ trong tỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên. Tổ chức bộ máy của các cấp uỷ, chính quyền thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Tỉnh đã chỉ đạo thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 với tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,5%; tổ chức kỳ thi tuyển công chức cho 3 cấp chính quyền và các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tỉnh uỷ Thái Bình
Thủ tướng Chính phủ chủ trì buổi làm việc

Triển khai tốt các nhiệm vụ

Mặc dù đã đạt được kết quả tích cực nhưng theo đồng chí Nguyễn Khắc Thận cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế như: Chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý là trung tâm đồng bằng sông Hồng, cửa ngõ ra biển của khu vực miền Bắc do hạn chế về hạ tầng giao thông kết nối liên vùng. Chưa định hướng rõ nét về phát triển kinh tế biển. Chưa phát huy được đúng mức tiềm năng dân cư và con người; còn hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn lao động lành nghề.

Tốc độ tăng trưởng của tỉnh còn thấp so với mục tiêu kế hoạch; ngành nông nghiệp còn chuyển biến chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh có truyền thống, điều kiện phát triển nông nghiệp; việc xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung và vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chăn nuôi theo chuỗi liên kết chưa nhiều; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hạn chế.

Trên cơ sở những kết quả đạt được và chỉ rõ những tồn tại, trong giai đoạn 2021-2025, Thái Bình sẽ tiếp tục quán triệt và triển khai các Nghị quyết của Đảng; Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/01/2022 của Chính phủ. Tập trung xây dựng và phát triển nhanh Khu kinh tế Thái Bình trở thành động lực, đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, mang tính động lực.

Chỉ đạo quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo giải ngân hết kế hoạch vốn. Thực hiện hiệu quả chuyển đổi số, phát triển đô thị, nhà ở đặc biệt là khu đô thị tại thành phố, các thị trấn và vùng ven đô thị; phấn đấu xây dựng thành phố Thái Bình sớm được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Tập trung thực hiện có hiệu quả công tác thu ngân sách nhà nước. Chủ động điều hành ngân sách linh hoạt. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường, nhất là tài nguyên đất đai. Khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, chú trọng bảo vệ môi trường khu vực nông thôn. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tạo quỹ đất sạch thu hút đầu, phát triển kinh tế - xã hội.

Triển khai mạnh mẽ hơn nữa công tác xúc tiến, thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư vào tỉnh trong tình hình mới. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tiếp tục rà soát, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp và các điểm nghẽn, nút thắt trong thu hút đầu tư.

Tiếp tục triển khai thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp; tập trung chỉ quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; đẩy mạnh thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt được.

Tập trung cao độ, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác lập quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển vùng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Chú trọng phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hóa xã hội; tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt và triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới; chú trọng thực hiện đầy đủ, hiệu quả chính sách đối với người có công với cách mạng, chính sách an sinh xã hội; tập trung thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn lao động lành nghề vào các khu, cụm công nghiệp; đồng thời nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo nghề, đẩy mạnh đào tạo lao động có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, để đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài khi các nước mở cửa trở lại, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế và phục vụ tốt đời sống Nhân dân. Tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, hướng tới chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; rà soát, triển khai thực hiện mạnh mẽ cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước. Đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ đi đối với xây dựng môi trường đổi mới, sáng tạo.

Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực, bản lĩnh, trí tuệ, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, nhất là người đứng đầu; kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện cơ hội, bể phái, cục bộ, giáo điều, bảo thủ, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Thực hiện tốt công tác tổ chức xây dựng Đảng bảo đảm đồng bộ, chất lượng, hiệu quả. Tiếp tục triển khai ứng dụng sâu rộng và duy trì sử dụng thường xuyên "Sổ tay đảng viên điện tử" trong toàn Đảng bộ tỉnh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng. Chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm và trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm. Thực hiện có hiệu quả công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp. Quan tâm chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

Nhiều kiến nghị cụ thể

Tuy nhiên để tạo điều kiện cho Thái Bình hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra, Tỉnh uỷ Thái Bình kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương có liên quan tiếp tục quan tâm hỗ trợ tỉnh Thái Bình một số vấn đề như:

Đồng ý cho thực hiện và phân cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Bình theo hình thức đầu tư công thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; trong đó ngân sách Trung ương 70%, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác 30%. Tuy nhiên, do ngân sách tỉnh Thái Bình hạn chế, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn của địa phương giai đoạn 2021-2025 đã phân bổ hết, do vậy, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phát hành trái phiếu Chính phủ và cho tỉnh Thái Bình vay lại. Tỉnh cam kết đảm bảo đủ năng lực tổ chức thực hiện, quản lý dự án đảm bảo chất lượng, đúng quy định của Nhà nước. Đề nghị Chính phủ hỗ trợ khoảng 1.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cầu Sa Cao kết nối liên vùng giữa 2 tỉnh Thái Bình, Nam Định.

Cho phép tỉnh Thái Bình nghiên cứu phương án lấn biển để mở rộng quỹ đất, chủ động ứng phó với tình trạng xói lở bờ biển, nước biển dâng, tạo không gian mới để xây dựng các Khu đô thị, Khu công nghiệp, thành lập cảng biển lớn... phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mang tính đột phá với tầm nhìn dài hạn, hướng tới phát triển mạnh mẽ kinh tế biển.

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung chỉ tiêu đất khu công nghiệp và đất trồng lúa chuyển mục đích sang xây dựng Khu công nghiệp đến năm 2030 là 8.354,72 ha như báo cáo của UBND tỉnh Thái Bình tại Văn bản số 416/UBND-NNTNMT ngày 11/02/2022.

Cho phép tỉnh thành lập một số Khu công nghiệp mới trong Khu kinh tế Thái Bình theo Thông báo số 06/VPCP ngày 12/01/2021 của Văn phòng Chính phủ, trước mắt trong năm 2022 cho phép tỉnh Thái Bình được thành lập Khu công nghiệp Tân Trường và Khu công nghiệp Hải Long để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Xuất phát từ tiềm năng, lợi thế của tỉnh, hiện nay, một số nhà đầu tư lớn trong nước, các nhà đầu tư Nhật Bản, Hà Lan, Đức đã quan tâm đặt vấn đề đầu tư các dự án điện gió, điện khí LNG tại Thái Bình. Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung, quy hoạch phát triển điện gió, điện khí LNG tỉnh Thái Bình trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) để có thể sớm tổ chức triển khai ngay trong giai đoạn 2021-2025.

Ngoài ra, Tỉnh uỷ Thái Bình cũng đề nghị một số vấn đề liên quan đến nguồn vốn hỗ trợ nhà ở người có công với cách mạng; chế độ, chính sách cho người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học nhưng không đủ điều kiện hưởng theo quy định.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • 'Đa cây' để thích ứng với thị trường
  • Vụ 250 thí sinh từ đỗ thành trượt lớp 10: Thái Bình sẽ xử lý thế nào?
  • Học viện Chính trị Công an Nhân dân có điểm chuẩn cao nhất các trường công an
  • Hai bộ phim của học sinh Việt được chọn tranh tài quốc tế
  • Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước khẳng định hiệu quả trước đối tác ngoại
  • Bắc Ninh: Khen thưởng 700 giáo viên, học sinh Thuận Thành có thành tích xuất sắc
  • Lịch nhập học của các trường đại học, học viện 2024
  • Người con đầu tiên của bản vùng biên xứ Nghệ đỗ Đại học Y Hà Nội
推荐内容
  • Đã đàm phán giá 40 dự án điện tái tạo chuyển tiếp, mức cao nhất 908 đồng/kWh
  • Đại học Quốc gia Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực 2025
  • Hà Nội công bố đề minh họa 7 môn thi vào lớp 10 chương trình mới
  • Nguyên nhân gần 2.800 bài thi vào lớp 10 Thái Bình bị sai điểm
  • Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 17h00 chiều 21/4
  • Nữ sinh lớp 11 ở Hải Dương bị bạn cùng lớp đánh