【kết quả bóng đá cúp nam mỹ】Ai đang sở hữu VIB?
Tỷ lệ nắm giữ ngày càng cô đặc
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (UpCOM: VIB) cuối năm 2017 đã tổ chức lấy phiếu xin ý kiến cổ đông về phê duyệt phương án tạm trích lợi nhuận sau thuế luỹ kế tại thời điểm 30/11/2017 để bổ sung quỹ đầu tư phát triển nhằm tăng vốn cấp I năm 2017.
Đây là nghiệp vụ bình thường của một ngân hàng, tuy nhiên có 1 chi tiết đáng chú ý.
Tổng số phiếu hợp lệ thu về là 48 phiếu, đại diện cho 481,42 triệu cổ phiếu VIB, tương đương 90,74% vốn ngân hàng này. Có thể hiểu rằng 48 cổ đông lớn nhất đang nắm giữ phần lớn nguồn vốn của VIB.
Đây là tỷ lệ sở hữu khá tập trung so sánh với các ngân hàng khác, và còn cô đặc hơn so với thời điểm cách đây 8 năm khi Luật Các tổ chức tín dụng ra đời siết chặt giới hạn sở hữu của cổ đông ngân hàng.
Trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2010, 68 cổ đông đại diện cho 85,31% vốn của VIB và phải tới 90 cổ đông mới đại diện được cho 90,44% vốn của VIB.
Sau khi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 cùng loạt văn bản hướng dẫn sau đó có hiệu lực, trong đó nhấn mạnh giới hạn sở hữu cổ phần ngân hàng của 1 cá nhân là 5%, tổ chức là 15% và nhóm nhà đầu tư liên quan là 20%, nhiều ông chủ ngân hàng đã nhanh chóng giảm tỷ lệ sở hữu để tuân thủ quy định.
VIB là trường hợp khá chậm trễ trong việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu. 3 nhóm cổ đông lớn là Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ, thành viên HĐQT Đặng Văn Sơn và thành viên HĐQT Đỗ Xuân Hoàng có thời điểm (cuối năm 2015) nắm tới 44,13% vốn của VIB. Như đã phân tích ở kỳ trước, cả 3 cá nhân trên đều có liên quan đặc biệt tới Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại hệ thống quốc tế (Nettra) - nhà đầu tư từng nắm gần 15% vốn của VIB.
Nhà đầu tư kỳ vọng minh bạch thông tin
Kể từ năm 2016, VIB không còn công bố báo cáo quản trị, do đó không có thông tin về tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn VIB.
Ở văn bản mới nhất được công bố vào cuối năm 2016 là Cáo bạch đăng ký giao dịch trên sàn UpCOM, tỷ lệ sở hữu của Chủ tịch HĐQT Đặng Khắc Vỹ vào thời điểm đó là 4,99%, tuy nhiên không còn người liên quan nào của ông Vỹ sở hữu cổ phần VIB.
Tương tự, cổ đông lớn Nettra cũng biến mất, ông Đặng Văn Sơn và vợ là bà Đặng Thị Thu Hà chỉ sở hữu 3,8% vốn của VIB. Trong khi ông Đỗ Xuân Hoàng cùng bố là ông Đỗ Xuân Thụ giữ 9% vốn VIB.
Như vậy chỉ sau chưa đến 1 năm, tỷ lệ sở hữu của nhóm lãnh đạo Đặng Khắc Vỹ, Đặng Văn Sơn và Đỗ Xuân Hoàng chỉ còn 17,8%, giảm mạnh so với 44,13% cuối năm 2015.
Dù vậy, không nhiều nhà đầu tư tin rằng nhóm cổ đông trở về từ Đông Âu lại chịu từ bỏ quyền lực tại VIB.
Đầu tháng 11/2017, ông Đặng Quang Tuấn, con trai Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ đã mua 27,66 triệu cổ phiếu VIB để sở hữu 4,9% cổ phần nhà băng này.
Trước đó, bố vợ ông Vỹ cũng đã sang tay 4,95% cổ phần cho vợ ông Vỹ là bà Trần Thị Thảo Hiền.
Nếu nội dung của bản Cáo bạch VIB vào cuối năm 2016 là chính xác, thì 4,95% cổ phần bố vợ ông Vỹ sở hữu được mua vào thời điểm sau đó, tuy nhiên không có công bố thay đổi này dù đây là quy định bắt buộc. Tương tự là việc các cổ đông lớn và người liên quan đến 3 ông Vỹ - Sơn - Hoàng giảm tỷ lệ sở hữu từ 44,13% về 17,8%.
Theo quy định về công bố báo cáo tình hình quản trị định kỳ 6 tháng đối với công ty đại chúng quy mô lớn tại Khoản 6 Điều 11 Thông tư 155/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thì nhà băng này chưa công bố báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2016; năm 2016; 6 tháng đầu năm 2017 và năm 2017.
Ngoài ra, cũng không công bố thay đổi cổ đông lớn đối với Công ty Nettra và thay đổi tỷ lệ sở hữu của người có liên quan theo Khoản 1 Điều 28 cũng tại Thông tư 155/2015.
Công khai, minh bạch thông tin không chỉ mang lại niềm tin cho cổ đông, mà còn là 1 trong 3 nhóm điều kiện tiên quyết để áp dụng thành công chuẩn Basel II. VIB hiện nằm trong số 10 ngân hàng đang thí điểm áp dụng tiêu chuẩn này. Bởi vậy, cổ đông và nhà đầu tư kỳ vọng ban lãnh đạo VIB sẽ cởi mở hơn nữa trong việc công khai thông tin.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Cùng tháo gỡ khó khăn trong lưu thông hàng hóa
- ·Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc
- ·Bảo quản lương thực nhập kho Dự trữ Quốc gia: Thực hiện theo quy chuẩn chặt chẽ, khoa học
- ·Bộ Nông nghiệp đề xuất Thủ tướng ra Chỉ thị về tăng cường xuất khẩu gạo trong tình hình mới
- ·Giá vàng trong nước tiếp tục giảm
- ·Những hoạt động nổi bật của Quốc hội năm 2018
- ·Nộp 100% phí dịch vụ thanh toán của kho bạc vào ngân sách
- ·Xã Lý Văn Lâm giảm 40
- ·Hơn 1000 kiều bào về nước tham dự Chương trình Xuân Quê hương 2020
- ·GS.TS Võ Tòng Xuân: Giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn tận dụng thời cơ xuất khẩu gạo
- ·Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng
- ·Hà Nội: Quảng bá nông sản thực phẩm tại các Trung tâm phân phối
- ·Vụ 5 lô hàng nông sản nghi bị lừa đảo tại UAE: Thương vụ Việt Nam tại UAE khuyến cáo gì?
- ·Triển khai kết luận của UBTVQH tại Phiên họp thứ 29
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
- ·Trái phiếu chính phủ: Đa dạng kỳ hạn giúp huy động vốn hiệu quả
- ·Năm 2019, nhiều trường đại học mở rộng tiêu chí tuyển sinh
- ·Ông Nguyễn Đức Chi được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước
- ·Tái tạo phụ phẩm nông nghiệp
- ·Điểm tên 5 thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới