【bảng xếp hạng 2 la liga】Phản bác luận điệu đối lập giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác
Một trong những âm mưu,ảnbácluậnđiệuđốilậpgiữatưtưởngHồChíMinhvàChủnghĩaMábảng xếp hạng 2 la liga thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động chống phá cách mạng Việt Nam là xuyên tạc, đối lập giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Mục đích của chúng nhằm phá hoại, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh từ gốc rễ, qua đó tiến công trực diện vào một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 đã xác định “Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”(1). Quan điểm này tiếp tục được khẳng định tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) và được bổ sung tại Đại hội XII của Đảng: “Tư tưởng của Người, cùng với Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta”(2). Việc khẳng định này cho thấy tầm quan trọng của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung và đối với nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.
Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, bất mãn chính trị ra sức chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, trong đó chúng tìm mọi cách để đối lập giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác-Lênin. Chúng quy kết Chủ tịch Hồ Chí Minh không tuân thủ đúng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng vô sản: “Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là tư tưởng dân tộc, không theo Chủ nghĩa Mác-Lênin”; “Con đường Bác Hồ đã lựa chọn là con đường dân tộc, không phải chủ nghĩa xã hội” (!). Chúng còn cố ý minh họa bằng những những sự kiện lịch sử, như: Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thay vì thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, giải quyết vấn đề dân tộc trước vấn đề giai cấp... nhằm củng cố những luận điệu xuyên tạc này.
Ảnh minh họa / Tuyengiao.vn
Chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp
Luận điệu xuyên tạc trên là vô căn cứ. Bởi lẽ, lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ: “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc”, vì thế, “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc(3). Cho nên, mấu chốt của cách mạng vô sản vẫn là giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, dù cho quốc gia đó đã trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa hay chưa trải qua giai đoạn này. Ở các nước thuộc địa, nhiệm vụ trước mắt và quan trọng bậc nhất là thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc giành lấy độc lập, quyền tự quyết dân tộc để làm cơ sở hiện thực làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, cách mạng vô sản suy cho cùng cũng là vì quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc; việc giải quyết vấn đề giai cấp không đứng trên lập trường lợi ích quốc gia, dân tộc sẽ không thể giải quyết triệt để các vấn đề đặt ra của cuộc cách mạng, đôi khi còn dẫn đến thất bại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức, tiếp thu sâu sắc Chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng vô sản. Người đã tích cực chuẩn bị tư tưởng chính trị, tổ chức, cán bộ cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 và cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành lấy độc lập cho Tổ quốc, tự do cho dân tộc và đưa cách mạng Việt Nam tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng con người trên thế giới. Thắng lợi đó là do Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn giải quyết vấn đề dân tộc trước, sau đó giải quyết vấn đề giai cấp trên lập trường giai cấp vô sản, điều này đã thể hiện rõ nguyên tắc tôn trọng thực tiễn khách quan và bảo đảm tính lịch sử cụ thể của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Việc lựa chọn này không phải là sự ngẫu nhiên, “ăn may” mà là sự tìm tòi, phân tích thực tiễn cách mạng thấu đáo. Điều đó xuất phát từ tài năng, trí tuệ, sự nhạy bén chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn vượt trội của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khi phân tích thực tiễn cách mạng Việt Nam, Người chỉ rõ, Việt Nam xuất phát từ một nước phương Đông truyền thống, nền nông nghiệp lạc hậu, hơn 90% là nông dân, sự phân hóa giai cấp chưa sâu sắc, khi thực dân Pháp xâm lược thì nhiệm vụ nổi lên hàng đầu của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, giành lấy độc lập dân tộc, tự do cho người dân, nên Người đã phê phán thẳng thắn quan điểm phiến diện, giáo điều, rập khuôn máy móc của một số người về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp ở Việt Nam: “Nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng” (4).
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi Chủ nghĩa Mác-Lênin là “cái cẩm nang” thần kỳ, “kim chỉ nam” cho cách mạng Việt Nam. Người đã khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(5). Người đã vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp cách mạng vô sản của Chủ nghĩa Mác-Lênin để nghiên cứu thực tiễn, tìm ra quy luật vận động và phát triển cách mạng Việt Nam bằng con đường cách mạng vô sản, qua đó khắc phục được khủng hoảng về con đường cứu nước, cứu dân tộc.
Những thành quả to lớn của cách mạng Việt Nam đạt được đã cho thấy những điều Người khẳng định là hoàn toàn đúng đắn, “Đảng ta nhờ kết hợp được Chủ nghĩa Mác-Lênin với tình hình thực tế của nước ta, cho nên đã thu được nhiều thắng lợi trong công tác”(6), và sự thật là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã giành lại độc lập dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và đưa nước ta bước vào giai đoạn độc lập, tư do và phát triển.
Thực tế đó cho thấy, con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đường, dẫn lối là phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đó là: Người đã đề ra nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trước giải phóng giai cấp nhưng không đối lập giữa nhiệm vụ giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc mà kết hợp chặt chẽ giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp để tiến tới giải phóng con người; Người chủ trương thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thay vì thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vì nhiệm vụ cách mạng của mỗi nước Đông Dương khác nhau, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, dân tộc, con người mỗi nước có sự khác nhau.
Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần làm phong phú kho tàng lý luận Mác-Lê nin
Một trong những âm mưu, thủ đoạn thâm độc khác mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị còn lèo lái dư luận rằng “Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ phù hợp với phương Tây còn tư tưởng Hồ Chí Minh mới phù hợp với Việt Nam”; “bây giờ Chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời, không còn phù hợp với sự phát triển của lịch sử, chỉ có tư tưởng Hồ Chí Minh là đáng giá, là phù hợp với dân tộc Việt Nam. Vì vậy, chỉ cần dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh và đề cao thành “chủ nghĩa Hồ Chí Minh” để thay thế Chủ nghĩa Mác-Lênin”(!).
Việc đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh, hạ thấp Chủ nghĩa Mác-Lênin vô hình trung đã phủ định nguồn gốc hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh. Tại Đại hội lần thứ IX năm 2001 và Đại hội lần thứ XI của Đảng năm 2011, tư tưởng Hồ Chí Minh được khẳng định là “một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” (7).
Sự khẳng định đó đã chứng minh tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh giữa Chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam và phẩm chất, nhân cách của Người, cùng với truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại. Không có Chủ nghĩa Mác-Lênin thì không có tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là Chủ nghĩa Mác-Lênin mà là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa này vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam trên lập trường của cách mạng vô sản. Cho nên “không thể nhân danh đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh mà hạ thấp, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin”(8).
Đối lập giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác-Lênin là hoàn toàn sai trái, vô căn cứ, xuyên tạc lịch sử và logic vận động cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng vô sản thống nhất với nhau về mục tiêu, lý tưởng, đó là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Bản thân các nhà kinh điển mác-xít không đưa ra một khuôn mẫu cứng nhắc cho việc tiến hành cuộc cách mạng vô sản mà chỉ nêu ra những nguyên lý cơ bản, nên việc vận dụng những nguyên lý đó như thế nào, thành công đến đâu phụ thuộc vào tài năng của lãnh tụ phong trào cách mạng.
Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng thành công những nguyên lý đó để thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng Việt Nam, giải phóng dân tộc và đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng con người trên thế giới, qua đó khẳng định và củng cố tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân văn của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
TS ĐẶNG VIẾT ĐẠT
(Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, tr. 21
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, tr.7-8
(3) C.Mác và Ph.Ănghen (2008), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, tr.105.
(4) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, t.5, tr.312
(5) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, t.2, tr.289
(6) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, t.12, tr.11
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, tr.88
(8) Lê Hữu Nghĩa, “Về một số quan điểm xuyên tạc, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin hiện nay”, trong sách Hội đồng Lý luận Trung ương (2015), Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, tr.23
Theo Báo Quân đội Nhân dân
(责任编辑:World Cup)
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Cập nhật sinh trắc học để bảo vệ ví tiền online
- ·Tính năng đột phá giúp tạo ra mạng 6G có tốc độ đáng kinh ngạc
- ·Máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
- ·Quy mô nền kinh tế số Việt Nam vượt mốc 36 tỷ USD
- ·Quy mô nền kinh tế số Việt Nam vượt mốc 36 tỷ USD
- ·GS. Sir. Richard Henry Friend: Giải VinFuture sẽ mang đến nhiều bất ngờ, thú vị
- ·Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- ·Mạo danh sàn thương mại Amazon nhằm lừa đảo người dùng Việt Nam
- ·Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- ·Chọn độ phân giải camera an ninh sao cho phù hợp
- ·EU điều tra Temu của Trung Quốc: Nghi 'gây nghiện' cho người dùng
- ·Giáo viên tìm ra vũ khí giúp phát hiện học sinh gian lận với ChatGPT
- ·Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- ·Cách kéo dài tuổi thọ máy tính xách tay
- ·Cà Mau đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển công nghiệp xanh
- ·Hướng dẫn tắt AirDrop trên iPhone và iPad
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Lên mạng đăng tin tìm vật nuôi, bất ngờ thành 'con mồi' của những kẻ lừa đảo