【kết quả trận suwon】Những người tuổi Dần, tên Dần... Bình dị
Người đàn bà tên Dần đầu tiên chính tại quê hương tôi - vùng trung du Vĩnh Phú (cũ),ữngngườituổiDầntênDầnBìnhdịkết quả trận suwon còn in đậm trong tôi từ thời niên thiếu. Vào những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt (1967-1972), chị Dần là một thôn nữ dịu dàng, thắt đáy lưng ong, với làn da mịn màng, cánh mũi cao, mái tóc dài như suối khiến bao trai làng mơ ước, kể cả những chàng trai biết mình sẽ ra trận. Và may mắn đó, duyên số đó thuộc về anh Trần Đức Nhu. Anh Nhu sinh năm Canh Dần (1950). Do những đợt động viên tuyển quân gấp nên hai bên gia đình mới chỉ làm lễ ăn hỏi. Miếng trầu là dâu nhà người. Chị Dần đã là vợ chưa cưới của anh Nhu. Bà con anh em cô bác lúc đó trêu đùa "Chồng tuổi Dần, vợ tên Dần chắc chắn "Hổ phụ sinh hổ tử".
Thế rồi, sau ngày anh nhập ngũ (1971), những cánh thư anh chị gửi cho nhau cũng đầy nhớ nhung, khao khát, mong đến ngày anh cùng đoàn quân chiến thắng trở về. Trớ trêu thay, trước ngày Hiệp định Pari được ký kết (1973), gia đình và chị nhận hung tin: Anh đã anh dũng ngã xuống tại mặt trận phía Nam. Chị rũ xuống như một tàu lá héo. Đoạn tang anh, nén đau thương đến cạn kiệt nước mắt, dùng dằng mãi chị cũng phải "đi bước nữa". Nhưng ngày giỗ của anh (cả ngày 27/7 hàng năm), chị vẫn thắp hương cầu khấn anh - người chồng đầu tiên được "Tổ quốc ghi công", phù hộ. Vậy, chị Dần trong trường hợp này đâu cần "nổi tiếng" để báo chí và văn học... khắc họa chân dung?
Không đâu xa, đối diện với con hẻm vào nhà tôi là nhà chị Dần khác, tọa trên mép đường liên xã. Họ tên Phạm Thị Dần nhưng chị sinh năm 1958, tuổi Mậu Tuất. Các cụ ngày xưa vẫn đặt tên con cái theo các con giáp. Chính nhà chị Dần, trong 6 người con của ông bà Ba Đạt thì 4 người mang tên Sửu, Dần, Mão, Thìn. Chị Dần và các em chị có giọng hát trời cho. Khi dân quân hăng say luyện tập rồi giao lưu, chị kịp thời song ca bài “Trước ngày hội bắn”. Khi Đoàn Thanh niên liên hoan chia tay ngày mai các chàng trai trẻ lên đường, chị rạng rỡ dưới ánh đèn măng-sông thời chiến, giọng cao vút mà khỏe khoắn hát “Lá xanh” của Hoàng Hiệp.
Viết và nhớ lại một thời tuổi trẻ sôi nổi cống hiến hết mình của chị, tôi bỗng liên tưởng tới thiên tùy bút nổi tiếng “Đường chúng ta đi” của Nguyễn Trung Thành: “...Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bản dân ca của đất nước ta trong đêm khuya... Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát... Đó là tiếng ngân nga của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng, của những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu...”. Chị Dần trước ngõ nhà tôi và cả chính tôi, vừa là nhân chứng, vừa “tắm mình” vào thời khắc không thể nào quên đó!
Năm Ất Dậu 2005 tôi từng có bài ghi chép trên báo Văn nghệ Trẻ: “Thợ xi măng đất Tổ rộn rã cùng xuân”. Ngoài không khí lao động khẩn trương, bám sát phương châm “Năng suất - Chất lượng - Hiệu quả” của người lao động thuộc Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ, tôi còn “dựng” chân dung giám đốc công ty. Ông là Nguyễn Văn Nhường, sinh năm Canh Dần (1950). Là một thương binh hạng 4/4 được tặng Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất và Huy chương chống Mỹ hạng Ba, năm 1986 ông ra quân học tiếp Đại học Bách khoa, Khoa Si-li-cát. Từ năm 1992 về công tác tại công ty, trong đó có 10 năm giữ cương vị giám đốc (1999 - 2011). Từ khi giữ trọng trách, ông lập bao công lao cho đơn vị và cá nhân, trong đó ông 3 lần được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo, đặc biệt là danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Với ông, bằng tất cả những gì có thể làm được từ phẩm chất người lính đến sự mạnh mẽ, quyết đoán của người cầm tinh con Hổ, ông đã đưa đơn vị từ nguy cơ giải thể, công nhân thiếu việc làm..., thành một đơn vị lớn mạnh, kinh tế ngày càng tăng trưởng, đóng góp ngân sách hàng năm và thu nhập của người lao động ngày càng cao hơn.
Nhiều người cho rằng, những người cầm tinh con Hổ là người có tính cách mạnh mẽ, thẳng thắn và quyết liệt. Ngoài ra, họ còn là người có tố chất làm lãnh đạo. Tôi đã gặp một nhân vật như vậy trong lĩnh vực quân đội. Ông là Đại tá Nguyễn Đức Thu - Chính ủy, Bí thư đảng ủy Lữ đoàn 297 pháo phòng không (Quân khu 2). Chẳng là lữ đoàn chuẩn bị kỷ niệm 45 năm thành lập (27/6/1972 - 27/6/2017), tôi và nhà văn Lã Thanh Tùng - Phó Tổng biên tập báo Văn nghệ đã đi xâm nhập thực tế các đơn vị của lữ đoàn để sau đó có bút ký “Gặp những người lính canh trời Tây Bắc”. Đại tá - Chính ủy lữ đoàn Nguyễn Đức Thu sinh năm Nhâm Dần (1962). Cuộc đời binh nghiệp của ông đúng là một chuỗi dài làm lãnh đạo, đúng như tố chất của người tuổi Dần. Qua tiếp xúc với ông từ sở chỉ huy lữ đoàn đến việc ông dẫn chúng tôi thâm nhập ở các trận địa pháo phòng không và doanh trại của các đơn vị cơ sở, mới thấy hết vai trò chính ủy của ông: là người chủ trì về lĩnh vực chính trị trong đơn vị với nhiệm vụ: tổ chức, giáo dục nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Ông đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng đơn vị vững mạnh, cống hiến cho lữ đoàn đạt danh hiệu cao quý Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ (2000).
Ngày cuối năm, đến thăm tư gia của ông ở huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) nhân “năm tuổi” của ông sắp đến, tôi bao quát nơi phòng khách, kín đặc các huân, huy chương, bằng khen... các loại; nhưng đập vào mắt tôi là bức tranh bằng đá quý (kích thước 2,1m x 1,27m) “Gia đình hổ”, gồm 2 hổ bố mẹ và 2 hổ con. Riêng bố mẹ hổ nhe răng, quắc mắt hướng lên con đại bàng đang... thế thủ trên cao...
Những người tuổi Dần, tên Dần qua đôi nét chấm phá và khắc họa như trên, dù mới chỉ ở phạm vi hẹp và việc làm, hành động tưởng như giản đơn bé nhỏ song lại chứa đựng nhiều ý nghĩa. So sánh và liên tưởng tới những ca sĩ chạy “show”, hát nhép, luôn đòi cát sê cao không vì nghệ thuật và công chúng; những vụ ồn ào từ thiện, quảng cáo của các nghệ sĩ ròng rã suốt năm qua và chưa có hồi kết, mới thấy họ đáng trân trọng đến nhường nào. Họ mãi là một nhành xuân trong vườn xuân mơn man, ngát hương của đất nước!(责任编辑:World Cup)
- ·Đẩy mạnh logistics xanh tại Long An với hệ thống kho lạnh tự động
- ·Ứng phó áp thấp nhiệt đới, Quảng Nam cho học sinh nghỉ học từ ngày 19/9
- ·Nhiều trường cho sinh viên đi học trở lại sau mưa lũ
- ·Ai là hoàng thái hậu tàn ác nhất lịch sử Việt Nam?
- ·Vì đâu tàu chìm nhanh
- ·Sinh viên đi xe buýt sẽ được cộng điểm rèn luyện
- ·Phân biệt Tiếng Việt: 'Quá trớn' hay 'quá chớn'?
- ·Phụ huynh bị 'vận động' đóng góp ít nhất 200.000 đồng làm đường ở TP.HCM
- ·Chuẩn bị cưới, người cũ báo tin có thai
- ·Từng nản lòng trước việc học, 10X lội ngược dòng thành thủ khoa ĐH Luật Hà Nội
- ·Rối bời vì…nợ xấu
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Dở chứng' hay 'giở chứng'?
- ·Gần 100 học sinh thôn Làng Nủ học buổi đầu tiên sau thảm họa lũ lụt
- ·Vị vua nào bị giam cầm, bỏ đói phải xé áo ăn, về sau chết trong tủi nhục?
- ·Thăm, chúc mừng các tổ chức Công giáo và Tin lành nhân dịp Lễ Giáng sinh
- ·Điểm chuẩn đợt 2 ngành sư phạm cao chót vót, 9,5 điểm/môn vẫn trượt
- ·Phụ huynh bị 'vận động' đóng góp ít nhất 200.000 đồng làm đường ở TP.HCM
- ·Sinh viên đi xe buýt sẽ được cộng điểm rèn luyện
- ·Trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm hai ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang làm phó thủ tướng
- ·Gặp cô giáo 'hoa hậu' nổi tiếng nhờ bức ảnh lấm lem bùn đất dọn trường ở Yên Bái