【bảng xếp hạng nhất bóng đá anh】Nông dân cần chủ động trong sản xuất
Năm 2015 là một năm khó khăn của người nông dân trong sản xuất. Thời tiết không thuận lợi, giá cả sụt giảm dẫn đến sản xuất kém hiệu quả. Tuy nhiên, trong điều kiện ấy, nhiều nông dân trong huyện Phú Tân đã kết hợp tốt tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cộng với kinh nghiệm tích luỹ trong sản xuất, mở ra nhiều mô hình làm ăn hiệu quả và mang tính bền vững.
Năm 2015 là một năm khó khăn của người nông dân trong sản xuất. Thời tiết không thuận lợi, giá cả sụt giảm dẫn đến sản xuất kém hiệu quả. Tuy nhiên, trong điều kiện ấy, nhiều nông dân trong huyện Phú Tân đã kết hợp tốt tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cộng với kinh nghiệm tích luỹ trong sản xuất, mở ra nhiều mô hình làm ăn hiệu quả và mang tính bền vững.
Năm 2015, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh, trong khi giá vật tư, thiết bị đầu vào cho nuôi tôm công nghiệp đều tăng, sản xuất không có lời, nhiều hộ nông dân trong huyện đã quyết định treo đầm để chờ giá. Tuy nhiên, trong điều kiện ấy, ông Nguyễn Văn Phương, ấp Tân Hải, thị trấn Cái Đôi Vàm vẫn quyết tâm không bỏ đầm mà thực hiện biện pháp xen canh. Biện pháp này mang lại hiệu quả tốt trong điều kiện khó khăn.
Xen canh đối phó giảm giá
Trong khi nhiều bà con treo đầm không nuôi để chờ giá, với trên 2,5 ha ao đầm của mình, ông Nguyễn Văn Phương chuyển hơn một nửa sang nuôi tôm sú với mật độ thưa. Diện tích còn lại vẫn duy trì nuôi thẻ chân trắng. Vụ cuối năm 2015, sau khi thu hoạch, ông Phương lời gần 2 tỷ đồng.
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến của ông Nguyễn Văn Hỏi, ấp Đất Sét, xã Phú Thuận. |
Cuối năm giá tôm nguyên liệu tăng, hộ có tôm thu hoạch coi như đúng thời cơ, tuy nhiên điều đáng quan tâm là số hộ duy trì được việc sản xuất để có tôm thu hoạch khi tăng giá như ông Phương không nhiều. Phần lớn bà con đều quyết định không nuôi, bỏ đầm khi giá xuống thấp, chính vì vậy không duy trì được sản xuất, để đến khi giá tăng không có tôm bán. Đây cũng là một kinh nghiệm trong sản xuất đối với người nông dân trong điều kiện khó khăn.
Ông Phương cho rằng, không nên ngưng sản xuất để chờ giá mà phải duy trì trong điều kiện khó khăn. Bởi, nếu một khi giá tăng mới cải tạo ao đầm nuôi thì khi đến thời điểm thu hoạch giá giảm sẽ bị lỗ do nguồn cung tăng.
Tuy nhiên, để làm được điều này, đòi hỏi trước tiên là người dân phải có vốn khá, cộng với sự kiên trì và mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm.
Bền vững từ nuôi tôm quảng canh cải tiến
Có hộ chuyển từ nuôi công nghiệp sang quảng canh cải tiến để bảo toàn vốn liếng, có hộ cải tạo ao đầm công nghiệp nhưng cũng nuôi quảng canh cải tiến. Hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến thì tiếp tục phát huy mô hình của mình. Ông Nguyễn Văn Hỏi, ấp Đất Sét, xã Phú Thuận là một trường hợp.
Nói về hiệu quả mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến của mình, ông Hỏi khẳng định, nuôi tôm quảng canh cải tiến không bao giờ lỗ. Bản thân ông đã nuôi nhiều vụ, thất bại có, thành công cũng có nhưng dù có thất cũng không lỗ. Năm rồi ông Hỏi nuôi trên diện tích gần 10.000 m2, thu nhập 109 triệu đồng, trừ chi phí 15 triệu đồng, còn lời 84 triệu đồng.
Như vậy, rõ ràng không chỉ nuôi tôm công nghiệp mà nuôi quảng canh cải tiến cũng là điều kiện giúp người dân có thu nhập khá. Điều đáng quan tâm là trong năm qua, nhiều nông dân trong huyện Phú Tân quyết định chọn nuôi tôm quảng canh cải tiến để sản xuất bền vững và ổn định. Hiện tại, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến toàn huyện hơn 16.000 ha, tăng hơn 4.000 ha so cùng kỳ năm trước. Lợi thế của loại hình này là phù hợp với điều kiện của đông đảo nông dân Phú Tân về vốn liếng, kỹ thuật do đầu tư thấp, kỹ thuật vừa phải nhưng lại có tính bền vững và hiệu quả. Chính vì vậy, trong khi nuôi tôm công nghiệp gặp chật vật thì năm qua, người nuôi tôm quảng canh cải tiến có lời khá. Thu nhập bình quân đầu người ổn định và nâng cao.
Từ đó cho thấy, các mô hình đa cây, con, xen canh luôn giữ vững trong điều kiện khó khăn về giá cả. Từ thời điểm cuối năm 2015 đến nay, giá các mặt hàng thuỷ sản tăng trở lại, nhiều bà con nông dân có lời khá từ tôm, cua, cá các loại. Sản xuất ổn định và phát triển trở lại là tín hiệu vui đối với người nông dân Phú Tân.
Hiện nay, ngoài nuôi tôm đại trà, người nuôi tôm Phú Tân cũng tiến đến một số mô hình hiệu quả hơn, kỹ thuật cao hơn như nuôi khép kín, nuôi tôm nước tĩnh, nuôi tôm sử dụng vi sinh, chế phẩm sinh học… với sự trợ giúp của các ngành chuyên môn. Từ đó, giúp người dân đa dạng hoá sản xuất. Đây là điều kiện đảm bảo tốt cho sản xuất bền vững của người nông dân trong mọi thời điểm./.
Bài và ảnh: Hiệp Ðoàn
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- ·Nga giành thêm lợi thế ở miền Đông, Pháp ủng hộ kế hoạch chiến thắng của Ukraine
- ·HAI sắp chào bán 67 triệu cổ phiếu
- ·Đấu thầu trái phiếu chính phủ tại HNX: Đã huy động hơn 270 nghìn tỷ đồng
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Hải quan Hải Phòng không để ách tắc hàng hóa dịp Tết
- ·Iran thông báo sẽ dùng vũ khí 'mạnh và phức tạp hơn' để tấn công Israel
- ·VC7 thưởng cổ phiếu tỷ lệ 8:3
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·VHC lãi vượt 30,7% kế hoạch năm
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Cận cảnh Mỹ và đồng minh tập trận triển khai nhanh lên các đảo Thái Bình Dương
- ·Nhiều điểm mới về trình tự xử phạt vi phạm hành chính
- ·TVSI bất ngờ lọt top 10 môi giới trên HNX
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·Kết nối thị trường vốn Việt Nam – Luxembourg
- ·Ký biên bản ghi nhớ phối hợp phát huy giá trị Hải Vân Quan
- ·Hàng XK có nguồn gốc thực vật hết lo chậm thông quan
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Nguyễn Đại Giang, đảo nghịch cuộc đời bằng hội họa