【dortmund đấu với augsburg】Chủ tịch Quốc hội: Theo tận cùng các vấn đề được giám sát
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. |
Giám sát phải đến nơi đến chốn và có bằng chứng cụ thể,ủtịchQuốchộiTheotậncùngcácvấnđềđượcgiámsádortmund đấu với augsburg phải xác định được trách nhiệm giải trình của các tổ chức, cá nhân có liên quan, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, như thế mới là theo đến tận cùng vấn đề được giám sát, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu.
Sáng 4/11, Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 đã được tổ chức trực tuyến với 63 đoàn đại biểu Quốc hội.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, giám sát là chức năng cơ bản của Quốc hội. Trong phát biểu khi nhậm chức, Chủ tịch Quốc hội đã khẳng định đổi mới nâng cao chất lượng giám sát là trung tâm của đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội khoá XV này.
Vì lẽ đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nghiên cứu lựa chọn các chuyên đề giám sát sát đúng nhất, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.
Chương trình giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 gồm bốn chuyên đề.
Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.
Chuyên đề 2: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.
Chuyên đề 3: Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021.
Chuyên đề 4: Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021.
4 chuyên đề này đều có ý nghĩa hết sức quan trọng, rất thời sự, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Ông cũng cho biết Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã dành nhiều thời gian, huy động nguồn lực rất lớn, trong đó có đóng góp của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ , Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhiều cơ quan khác. Đề cương chi tiết của các cuộc giám sát được thảo luận rất kỹ, nhiều vòng nhiều lần, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã dành thời gian thích đáng cho việc này.
Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ yêu cầu, đã giám sát phải có hiệu quả và hiệu lực, muốn thế phải làm đến nơi đến chốn, theo tận cùng các vấn đề được giám sát ,có phương pháp giám sát từ tổng thể đến chi tiết, huy động tổng lực các cơ quan chức năng.
Cả bốn cuộc giám sát nói trên đều có kế hoạch huy động các cơ quan của Quốc hội và giao nhiêm vụ cho 63 đoàn đại biểu Quốc hội vào cuộc, ông Huệ nói.
Nói thêm về yêu cầu giám sát đến nơi đến chốn, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, phải có bằng chứng cụ thể, đưa ra kiến nghị đề xuất sắc sảo và phải theo dõi việc tổ chức thực hiện các giám sát này, phải xác định được trách nhiệm giải trình của các tổ chức cá nhân có liên quan, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Như thế mới hy vọng tạo được chuyển biến căn bản trong lĩnh vực được giám sát, đáp ứng yêu cầu của cử tri và nhân dân cả nước, ông nói.
Về chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, đây là chuyên đề rất rộng, phạm vi giám sát từ sử dụng đất đai, tài nguyên dến biên chế tổ chức.... Vấn đề này hàng năm Kiểm toán Nhà nước đều có làm và lần này giao cho Kiểm toán Nhà nước tổng kết đáng giá 5 năm và bố trí thêm chuyên đề kiểm toán năm 2022 nội dung trên, ông Huệ cho biết.
Thất thoát trong lãng phí đôi khi còn lớn hơn cả tham nhũng rất nhiều, năm nay Quốc hội yêu cầu phải kiểm toán nguồn lực cho chống dịch, qua đó làm rõ vấn đề dư luận quan tâm, Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Đáng chú ý, theo Chủ tịch Quốc hội, qua giám sát, nếu phát hiện sai phạm thì chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng chứ không chỉ là nêu ý kiến.
Cán bộ tham gia giám sát phải có bản lĩnh và sẽ có cách để giám sát những người đi giám sát, làm đến nơi đến chốn để phát triển đất nước chứ không có mục tiêu nào khác, ông Huệ nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, việc thực hiện phải giảm thủ tục hành chính, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các nơi được giám sát.
Bên cạnh giám sát theo chuyên đề, theo Chủ tịch Quốc hội, giám sát của Quốc hội sẽ tăng cường theo hướng chất vấn tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức giải trình tại các uỷ ban của Quốc hội.
Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu Uỷ ban Kinh tếnăm nay phải tổ chức phiên giải trình về cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại sao ách tắc, Chủ tịch Quốc hội nói.
Sau phát biểu của Chủ tịch Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận, đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, nêu các khó khăn, vướng mắc về các chuyên đề giám sát nói trên.
(责任编辑:La liga)
- ·Hà Nội tạo cơ chế hấp dẫn hút doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực
- ·Tử vong do Covid
- ·Phát hiện nhiều sản phẩm vi phạm tại chuỗi hệ thống Ngôi Nhà Đức
- ·Vốn để dạy nghề lao động nông thôn lại tập trung vào xây dựng!
- ·Ảnh hưởng từ Covid
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định mức phân bổ vốn cho từng dự án
- ·Hải quan Lao Bảo: Phát hiện 4,7 kg cần sa bằng máy soi hành lý
- ·Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm Việt Nam từ 15
- ·Biến chủng covid
- ·Loại bỏ 424 dự án thủy điện, thiệt hại ai chịu?
- ·Chính phủ ban hành mã định danh điện tử theo tiêu chuẩn quốc tế
- ·Hà Nội: Thu giữ gần 500 hộp "thuốc điều trị Covid" đang trên đường tiêu thụ
- ·Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên Bang Nga
- ·Tạm giữ hàng trăm hộp thuốc điều trị Covid
- ·Hà Nội: Kiểm tra cơ sở chăm sóc da nghi sản xuất thuốc
- ·Ẩm thực từ các đền thờ ở Ấn Độ
- ·Hội nghị trực tuyến về thực hiện tài chính
- ·Hỗ trợ 4,8 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo
- ·Rộ tin đồn ‘rắn thần’, ngôi mộ vô danh thu tiền phúng viếng 'khủng'
- ·Trên 5.000 que test nhanh Covid