【dortmund vs leverkusen】Doanh nghiệp chuyển phát thúc đẩy thanh toán không tiền mặt
J&T Express,ệpchuyểnphátthúcđẩythanhtoánkhôngtiềnmặdortmund vs leverkusen đối tác vận chuyển của các sàn thương mại điện tử và nhiều cửa hàng online, vừa tung ra dịch vụ thanh toán bằng QR Code. Khách khi nhận hàng từ shipper chỉ việc mở ứng dụng ngân hàng trên điện thoại, quét mã QR hiển thị trên thiết bị của shipper, là có thể thanh toán cho đơn hàng.
Người dùng quét mã QR trên điện thoại của shipper để thanh toán đơn hàng. (Ảnh: J&T) |
Với mỗi đơn hàng khác nhau, hệ thống sẽ tạo ra một mã QR động (thay đổi theo thời gian) để bảo đảm an toàn. Việc thanh toán bằng QR Code ở mảng vận chuyển được kỳ vọng sẽ nhanh chóng thúc đẩy thanh toán không tiền mặt toàn diện trong thương mại điện tử. Hình thức này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả 3 bên: chủ shop online, khách hàng, shipper.
Tính ưu việt của QR code động nằm ở sự nhanh chóng, an toàn và tiện lợi. Bỏ qua các bước phức tạp như nhập số tiền, kiểm tra thông tin tài khoản người nhận, người dùng chỉ cần mở ứng dụng internet banking của ngân hàng đang sử dụng trên điện thoại di động, bật tính năng quét mã QR và thực hiện quét mã tương ứng trên thiết bị của shipper.
Kết quả sẽ hiện ra đơn hàng và số tiền cần thanh toán, người dùng chỉ việc xác nhận thực hiện giao dịch trên thiết bị của mình. Mọi khoản thanh toán qua mã QR động đều đã được tự động hóa chính xác. Những điều này giúp tối ưu thời gian, tránh nhầm lẫn trong việc nhập liệu và đảm bảo an toàn cho người mua hàng.
Thực tế cho thấy thanh toán qua mã QR (Quick response code - mã phản hồi nhanh) là một trong những hình thức thanh toán không tiền mặt được ưa chuộng nhất hiện nay. Cụ thể, người tiêu dùng có thể quét mã mua hàng (QR code) trên website, shopping tại các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích… mà không cần dùng tiền mặt hay thẻ. Bên cạnh đó, QR code được chia thành 2 loại: động và tĩnh, trong đó QR code động được đánh giá sở hữu nhiều tính năng ưu việt và thuận tiện hơn cho người tiêu dùng.
Các số liệu gần đây nhất cho thấy thanh toán không tiền mặt và QR Code đang được đón nhận rất mạnh mẽ từ người dùng.
Nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng được VISA công bố đầu tháng 6/2022 cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đã đón nhận hàng loạt các phương thức thanh toán kỹ thuật số và có sự thay đổi rõ rệt trong thói quen thanh toán.
Cụ thể, 65% người tiêu dùng Việt mang ít tiền mặt hơn trong ví và 32% cho biết họ sẽ hạn chế, thậm chí ngưng sử dụng tiền mặt sau đại dịch. Cùng với đó là sự tăng trưởng đáng kể của thanh toán không tiền mặt. Trong đó, gần 76% người tiêu dùng hiện tại sử dụng ví điện tử và tỷ lệ người sử dụng thẻ còn cao hơn (82%).
Theo số liệu của Payoo – hệ thống kết nối thanh toán phổ biến tại Việt Nam, trong 3 tháng cuối năm 2021, tổng mức chi tiêu mua sắm được ghi nhận qua nền tảng này tăng trưởng khá, trải đều ở các phương thức thanh toán khác nhau. Trong đó, thanh toán QR Code là một trong hai hình thức được người dùng ưa chuộng hơn cả. Cụ thể, trong 3 tháng cuối năm 2021, tốc độ tăng trưởng của giao dịch QR Code tăng hơn 30%/tháng.
Payoo nhận định thanh toán QR Code tăng trưởng do hai nguyên nhân: Các ngân hàng đẩy mạnh phát triển hệ thống mobile banking và tăng trưởng thanh toán quét QR của ví điện tử, một phần khác đến từ việc người dùng dần hạn chế các phương thức thanh toán có tiếp xúc trực tiếp để đảm bảo an toàn trong dịch bệnh.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 10/2021 có hơn 30 ngân hàng tại Việt Nam, 9 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua QR Code, toàn thị trường có khoảng 90.000 điểm chấp nhận thanh toán qua QR Code.
Cũng theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, trong 10 tháng của năm 2021, tăng trưởng về lượng giao dịch bằng QR Code chỉ đứng sau thanh toán di động, vượt hơn các hình thức thanh toán khác. Cụ thể, số lượng và giá trị giao dịch qua điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) tăng tương ứng hơn 14% và 12,6% so với cùng kỳ, qua kênh Internet tăng tương ứng 49% và 29%; qua kênh điện thoại di động tăng 72% và 85%; qua kênh QR Code tăng 54% và 120%... Nhìn số liệu có thể thấy giá trị các giao dịch qua QR Code đang tăng trưởng mạnh nhất.
Hải Đăng
Người Việt vẫn chọn thanh toán không tiền mặt sau đại dịch
Thanh toán kỹ thuật số được thúc đẩy bởi Covid-19, và vẫn tiếp tục kéo dài dù đại dịch đã được kiểm soát phần lớn.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Trường Trung cấp Công nghệ Y khoa Trung ương: Những điểm mới trong hướng nghiệp và đào tại nghề
- ·Thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam và LB Nga
- ·Thêm một doanh nghiệp dừng chế độ ưu tiên về hải quan
- ·TP. Hải Dương: Phối hợp để tăng cường công tác thu hồi nợ thuế
- ·Lạm phát năm 2022 của Việt Nam được dự báo xuống 3,5%
- ·100% công chức dùng thư điện tử trao đổi với người nộp thuế
- ·Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc
- ·Sẽ tăng lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995 từ 2022
- ·Các chính sách có hiệu lực từ tháng 2/2024
- ·TP. Hồ Chí Minh: Hải quan thu giữ hàng chục máy đánh bạc cũ
- ·Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép hỗ trợ thu hồi xe máy cũ, sử dụng năng lượng sạch
- ·Yên Bái: Truy thu, xử phạt trên 22 tỷ đồng qua thanh, kiểm tra thuế
- ·Lâm Đồng: Thu nội địa 8 tháng đạt 72% dự toán
- ·Khách nhập cảnh tại sân bay quốc tế Nội Bài giảm đáng kể
- ·Bộ bàn ghế sân vườn Luxvie
- ·Mong người dân, doanh nghiệp cùng chung tay vì tương lai xanh
- ·Hướng dẫn doanh nghiệp gặp vướng mắc về phân loại hàng hóa
- ·Thiên đường nghỉ dưỡng
- ·Giá vàng trong nước tăng mạnh, vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
- ·Kim ngạch xuất nhập khẩu tại Hải quan Hải Phòng vọt lên trong tháng 2