会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo nhà cái2】Nghệ sĩ Hoàng Chiến!

【kèo nhà cái2】Nghệ sĩ Hoàng Chiến

时间:2024-12-23 11:19:34 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:140次

Báo Cà Mau(CMO) "Từ đồng quê, từ bưng biền, từ rừng sâu, từ núi cao, Nhân dân đứng lên cùng ta đứng lên. Đoàn ta là Giải phóng quân, là con em của nhân dân, ngút trời chồng chất biết bao căm hờn... Cùng tiến có nghe trời đang sấm vang rền muôn nơi. Cùng tiến chúng ta cùng đi giải phóng miền Nam...". Nghệ sĩ Hoàng Chiến say mê ca lại "Bài hát giải phóng quân" của Nhạc sĩ Long Hưng, bài hát mà hơn 50 năm trước ông đã truyền tinh thần phấn khởi cho lớp lớp bộ đội tiến công.

Mối duyên đưa Nghệ sĩ Hoàng Chiến đến với nghệ thuật nghĩ cũng đơn giản vô cùng, giờ nhìn lại, ông thầm cảm ơn nhóm nhạc của địa phương năm xưa chiều nào cũng tụ họp lại hát ca. Cậu bé ngày đó theo các anh chị bập bẹ hát, rồi dần dần được chỉ dạy một số bài phục vụ các buổi giao lưu, hội nghị của xã. Tưởng vậy rồi thôi, không ngờ chính nơi đây đã giúp tiếng ca trẻ được sự chú ý của ban lãnh đạo Đoàn Văn công Giải phóng, đặc biệt là nghệ sĩ Hai Lừng (anh ruột của ông) ra sức dẫn dắt, tạo điều kiện để phát triển.

Ở tuổi bảy mươi, người nghệ sĩ tài danh vẫn không nguôi nhớ về những kỷ niệm đẹp cùng Đoàn Văn công Giải phóng.

Vậy là sau khi hoàn thành chương trình lớp nhất trường làng, ông được đoàn ưu ái mời về và chọn đưa đi đào tạo chuyên môn ca tân nhạc tại R (Trường Ca múa nhạc Lam Giang của tỉnh Tây Ninh) cùng với 6 nghệ sĩ khác như: Sáu Cấu (Nhạc sĩ Trần Thanh Hoà), Út Thiết, Thế Phương, Năm Châu, Hai Thắng, Thanh Hồng... Mỗi người được học những lĩnh vực khác nhau như nhạc, múa, đờn... nhằm trang bị một đội ngũ nghệ sĩ vững chuyên môn cho đoàn.

Cho đến hiện tại, kỷ niệm của những ngày lên R vẫn không phai trong dòng nhớ của Hoàng Chiến. Đó là một tháng ròng rã lội bộ từ Cà Mau lên Tây Ninh để góp nhặt kiến thức nghệ thuật. Trên hành trình đó, ông cùng các đồng chí đã ăn cái Tết năm 1964 tại Đồng Tháp Mười, trong cái tum được dựng tạm, chung quanh là trời nước giữa đồng chơi vơi.

"Đó là cái Tết đầu tiên khi ra đi tham gia hoạt động cách mạng, đánh dấu những bước gian khổ của đời văn công nên không bao giờ tôi quên được. Ngày đó còn trẻ chớ đâu dám yêu đương gì, chỉ lo học cho thật tốt để về phục vụ thôi...", ông cười.

Sau vài tháng được trang bị chuyên môn, cuối năm 1964, Nghệ sĩ Hoàng Chiến trở về và nghiễm nhiên trở thành ca sĩ đầu tiên hát tân nhạc, mang lại một làn gió mới cho đoàn văn công thay vì chỉ có ca và vũ như trước đây. Hành trang học được đem về từ R là nền tảng tân nhạc cùng 2 bài hát nằm lòng "Trên đường thiên lý" của Phan Thế và "Không ai ngăn nổi lời ca" của Nguyễn Đức Thắng.

Chỉ vỏn vẹn hai bài như thế, nhưng qua giọng ca hào sảng của ông đi đến đâu hát khán giả cũng say mê và vỗ tay không ngớt. Rồi như không thể ngăn được sự tự hào về một thời đã xa, những bài ca được nối tiếp sống lại với thanh âm hoài niệm: "Ai nghe trên đường thiên lý, dưới nắng ngày rồi trong mưa đêm bước chân không hề ngơi nghỉ của bao người chiến sĩ giao liên... Dù cho đói cơm thiếu áo, người giao liên vẫn hát ca tưng bừng..." (Trên đường thiên lý) hay "Đây đất nước ta miền Bắc xây đời nở hoa, toàn dân một ý chí tiếc gì ngày mai thống nhất, khi ánh thái dương bừng lên chiếu sáng ngời ngời, ta sẽ hát lên bài ca thống nhất đời đời..." (Không ai ngăn nổi lời ca).

Từ hai bài này, Nghệ sĩ Hoàng Chiến ra sức tìm tòi và học thêm nhiều bài ca trên đài phát thanh để có "vốn" phong phú cho những buổi biểu diễn phục vụ. "Hồi đó bài vở khó tìm lắm, nên làm gì làm chứ hễ tới giờ phát sóng là vô tranh thủ vừa chép nhạc vừa học ca, vậy rồi dần dần thuộc gần 50 bài, toàn những bài mang khí thế hùng hồn nên được nhân dân và bộ đội thương lắm", nhắc về giai đoạn này, Hoàng Chiến có phần tâm đắc.

Ngoài thành công với vai trò ca sĩ, Nghệ sĩ Hoàng Chiến còn là một diễn viên khá nổi bật ghi đậm nhiều dấu ấn trong lòng công chúng. Nếu như ở ca, ông có chất giọng khoẻ và đầy nội lực, thì với lĩnh vực diễn xuất ông có lợi thế bởi ngoại hình đẹp, sáng, cùng nét diễn khá duyên dáng, lại biết khai thác chiều sâu nhân vật nên hầu hết những vai ông hoá thân đều thành công, có thể kể đến như: ông Nghĩa trong "Tình riêng nghĩa cả" (Trần Ngọc), cha của Nữ anh hùng Võ Thị Sáu trong vở "Người con gái đất đỏ" (Phạm Ngọc Truyền); và đặc biệt với vai diễn Anosin trong "Biệt thự hoang tàn" (vở kịch của Nga) đã đưa ông lên đến đỉnh cao của tài năng diễn xuất sau giải phóng. Cùng với Anna do Nghệ sĩ Đan Thanh thủ vai, hai nhân vật hợp diễn với thời gian dài gần 40 phút vẫn cứ gắn kết với mạch cảm xúc bất tận mà không hề sáo mòn khiến cho khán giả vô cùng yêu mến.

Miệt mài cống hiến cho nghệ thuật, thế nhưng khán giả hiếm ai biết rằng đời Nghệ sĩ Hoàng Chiến ngẫm như kép Tư Bền của Nhà văn Nguyễn Công Hoan khi ông từng nhận liên tiếp những mất mát lớn ngay trên sân khấu. Đó là năm 1969 khi em của ông hy sinh, mặc dù hay tin vẫn phải nuốt nước mắt vào lòng để thực hiện trọn vẹn vai trò của mình và không làm ảnh hưởng đến buổi biểu diễn; 2 năm sau đó, nỗi đau một lần nữa lặp lại khi tin người cha ruột qua đời truyền đến nơi đoàn diễn, trớ trêu thay, đêm đó ông lại phải thủ một vai hài Bảy Heo Rừng trong vở "Cây vú sữa Bác Hồ" (sáng tác Lâm Tường Vân). Đau đớn nghẹn lại tưởng chừng ngã quỵ nhưng bước ra sân khấu ông vẫn làm khán giả cười ngả nghiêng để rồi đến khi vãn hát, người nghệ sĩ lủi thủi vào cánh gà khóc như mưa, vừa thương vừa tủi cho hoàn cảnh của mình.

Mặc dù rất tài năng, nhưng nghệ sĩ tài danh một thời lại khá khiêm tốn khi luôn miệng cho rằng, cuộc đời nghệ thuật của ông thể loại nào cũng chỉ dừng lại ở mức khá chứ chưa thật sự xuất sắc, có chăng là tình yêu đối với nghề lúc nào cũng cháy bỏng, bất chấp khó khăn, gian khổ. Với vẻ chân tình, ông bộc bạch: "Ngày đó đi hát chẳng có tiền đâu, chính nhờ động lực cách mạng thôi thúc, ý thức được trách nhiệm của người chiến sĩ văn công là phải phục vụ cho đồng bào nên tôi cùng các anh chị em cố gắng chắt chiu những cái hay nhất, đẹp nhất để biểu diễn cho đồng bào mình...".

Ở tuổi ngoài bảy mươi, Nghệ sĩ Hoàng Chiến cố lật lại từng trang ký ức, ở đó không chỉ có nhiều lát cắt kỷ niệm đẹp, những vinh quang mà còn chứa đựng nhiều nỗi thăng trầm, mất mát của tình gia đình, đồng chí mà không gì có thể bù đắp được. Điều làm cho ông có chút tiếc nuối là không còn lưu lại những bức ảnh nghệ thuật thời trẻ, giá như còn thì bây giờ mỗi khi nhắc nhớ ngày xưa ông sẽ có cái để mọi người cùng được mục sở thị đôi phần về anh chàng nghệ sĩ tài hoa năm nào

Phúc Phúc 

Nghệ sĩ Hoàng Chiến tên thật là Đinh Văn Sáu, sinh năm 1946, tại ấp Rạch Láng, xã Phú Mỹ (nay là Phú Thuận), huyện Phú Tân. Ông tham gia Đoàn Văn công Giải phóng từ 1964 với vai trò ca sĩ, diễn viên sân khấu.

Sau 1975, ông đảm nhiệm vai trò Phó trưởng đoàn Ca múa nhạc Tam Giang.

Năm 1987 ông giữ chức vụ Phó Giám đốc Nhà Văn hoá trung tâm của tỉnh.

Từ 1995-2006, ông về làm Phó Giám đốc thường trực kiêm Bí thư Chi bộ Xí nghiệp In Cà Mau và sau đó được hưởng chính sách hưu trí.

"Nghệ sĩ Hoàng Chiến là một trong những nghệ sĩ tài năng của Đoàn Văn công Giải phóng tỉnh Cà Mau. Với giọng ca hay, nét diễn tốt, ông đã cùng với những cô chú văn nghệ sĩ làm nên tiếng vang một thời cho đoàn nghệ thuật của tỉnh nhà", ông Nguyễn Khánh Hồng, Trưởng Phòng Văn hoá - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau, nguyên Phó Trưởng Đoàn Kịch tỉnh Minh Hải, cho biết.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Cháu thà chết còn hơn để mẹ và em nhịn đói
  • Chỉ 21,2% nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đúng quy chuẩn
  • Khó khăn trong việc xử lý chất thải nguy hại
  • Điện lực Phụng Hiệp: Sửa chữa điện miễn phí cho hộ nghèo
  • Nhặt tiền của người gặp tai nạn có phải hành vi phạm pháp?
  • Công đoàn Hậu Giang vì lợi ích của đoàn viên công đoàn
  • Xây dựng và sửa chữa 2.176 căn nhà tình nghĩa
  • Niềm vui từ những “căn nhà 22”
推荐内容
  • Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
  • Tặng 70 phần quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
  • Cần sự chung tay của cộng đồng
  • Thị xã Ngã Bảy: Phấn đấu 85% dân số tham gia BHYT
  • Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 11/2015 (Lần 1)
  • Thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm